TH khởi công Dự án Chăn nuôi bò sữa công nghệ cao tại An Giang
Đây là dự án chăn nuôi bò và chế biến sữa lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, với quy mô nuôi 10.000 con bò và chế biến 135 tấn sữa tươi sạch/ngày, vốn đầu tư 2.655 tỷ đồng.
Tập đoàn TH vào ngày 27/2/2021 đã khởi công Dự án Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao tại xã Vĩnh Gia và Vĩnh Phước, huyện biên giới Tri Tôn.
Với tổng mức đầu tư 2.655 tỷ đồng, khi đi vào vận hành, đây sẽ là dự án chăn nuôi bò sữa tập trung công nghệ cao, quy trình khép kín lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, với quy mô đàn bò nuôi tập trung là 10.000 con, nhà máy chế biến sữa tươi sạch công suất 135 tấn/ngày.
Dự án mới của Tập đoàn TH đã chính thức được khởi công tại An Giang
Dự án Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao tại An Giang của Tập đoàn TH là bước đi tiếp theo của TH trong chiến lược phát triển đàn bò sữa, giữ vững vị thế doanh nghiệp đứng đầu trong phân khúc sữa tươi, đồng thời cũng hưởng ứng lời mời đầu tư của tỉnh An Giang, phát triển chăn nuôi bò sữa công nghệ cao ở ngay vùng biên giới Tây Nam.
Tại đây, mô hình chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0 và tinh hoa khoa học quản trị từ Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa đạt kỷ lục thế giới của TH tại Nghệ An tiếp tục được ứng dụng với quy trình khép kín và sự chăm chút tỉ mỉ để tạo ra những ly sữa đạt chuẩn quốc tế.
Cụm trang trại của TH tại An Giang cũng sẽ được thiết kế và vận hành với công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới, như quy trình chăn nuôi, quản lý đàn bò, chuồng trại sử dụng hệ thống quản lý bò sữa tiên tiến Afimilk (Israel); quy trình quản lý dịch bệnh, thú y của New Zealand; quy trình, thiết bị xử lý nước, chất thải của Nhật, Israel, Hà Lan…
Dự án Chăn nuôi bò sữa tập trung công nghệ cao khép kín của TH không chỉ mở ra một chương mới trong nông nghiệp công nghệ cao của An Giang nói riêng, Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, mà còn phát triển các sinh kế mới cho bà con nông dân.
Trong chuỗi sản xuất khép kín của TH, nông dân sẽ tham gia vào khâu trồng cây nguyên liệu thức ăn thô xanh cho bò sữa, năng suất và giá trị trên một đơn vị canh tác sẽ được tăng lên đáng kể.
Video đang HOT
Ngoài mô hình chăn nuôi bò sữa khép kín, tập trung, ứng dụng công nghệ cao, tại An Giang, Tập đoàn TH dự kiến phát triển thêm mô hình chăn nuôi bò sữa liên kết với người dân thông qua hợp tác xã công nghệ cao – tương tự mô hình mà TH đã triển khai tại Đà Lạt với thương hiệu Dalatmilk.
Dòng sữa tươi sạch từ trang trại TH tại An Giang sẽ góp phần tăng số lượng, chất lượng nguồn cung sữa tươi cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và hướng tới xuất khẩu; thể hiện các giá trị cốt lõi của Tập đoàn TH: Vì hạnh phúc đích thực; Vì sức khỏe cộng đồng; Hoàn toàn từ thiên nhiên; Thân thiện với môi trường- Tư duy vượt trội; Hài hòa lợi ích.
Sau thành công của Dự án Chăn nuôi bò và chế biến sữa 1,2 tỷ USD ở Nghĩa Đàn (Nghệ An), Tập đoàn TH đã mở rộng đầu tư các dự án ở Hà Giang, Cao Bằng, Thanh Hóa, Phú Yên, Kon Tum và nay là An Giang.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu tại sự kiện
Phát biểu tại sự kiện, Phó thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đã đánh giá cao những đóng góp nổi bật cho nền nông nghiệp Việt Nam của Tập đoàn TH, với tư cách là doan nghiệp tiên phong ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, đánh thức tiềm năng của đồng đất quê hương, đặc biệt là các vùng đất còn nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa…
“Có thể nói, TH là mô hình điển hình về tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam thành công trong hội nhập quốc tế sâu rộng của nước ta. Thành công của TH đã giúp doanh nghiệp cùng ngành nghề bắt đầu nhận ra sự tất yếu của con đường sữa tươi sạch, có cái nhìn để tái cấu trúc với xu thế, tạo ra sự cạnh tranh về sản phẩm công nghệ cao. Nhiều doanh nghiệp đã có sự đầu tư nghiêm túc vào chăn nuôi đàn bò sữa tập trung công nghệ cao để tạo ra dòng sữa tươi thật”, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình nói.
Trong khi đó, bà Thái Hương – Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH bày tỏ sự ấn tượng với những người nông dân chăm chỉ, quyết liệt. Bà tin tưởng rằng, TH sẽ đưa người nông dân đi cùng, cùng phát triển và xóa đói giảm nghèo một cách bền vững, đồng thời mang tới cho người tiêu dùng trong và ngoài nước những sản phẩm tươi, sạch, tốt cho sức khỏe.
“Tại An Giang, ngoài trang trại bò sữa, tôi còn mong muốn làm các trang trại trồng trọt theo mô hình hữu cơ và global GAP- sản xuất những sản phẩm nông nghiệp tươi sạch cùng với xây dựng nhà dưỡng lão và khu nghỉ dưỡng. Nếu chỉ làm riêng nông nghiệp thôi thì vất vả quá. Tôi nghĩ con đường tiếp theo đó của TH sẽ được mọi người đón nhận. Rồi đây vùng dự án của chúng tôi nơi đây sẽ trở thành những làng quê yên bình hay đô thị nông nghiệp…”, bà Thái Hương nói.
Tại sự kiện, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình và Tập đoàn TH đã tặng món quà ý nghĩa là trường mầm non với giá trị xây dựng 5 tỷ đồng cho huyện Tri Tôn.
Dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Cao Bằng mà Tập đoàn TH đầu tư 2.544 tỷ đồng có gì đặc biệt?
Ngày 17/10/2020, Tập đoàn TH phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Lễ động thổ Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao tại thị trấn biên giới Hòa Thuận, huyện Quảng Hòa. Dự án được kỳ vọng sẽ đánh thức tiềm năng của vùng đất biên giới này.
Theo đó, dự án có tổng vốn đầu tư 2.544,5 tỷ đồng, xây dựng cụm trang trại chăn nuôi tập trung với quy mô đàn bò sữa 10.000 con và nhà máy chế biến sữa công suất 49.000 tấn/năm.
Cùng với dự án sữa tại tỉnh liền kề là Hà Giang có tổng vốn và quy mô đàn bò sữa tương đương, Tập đoàn TH tiếp tục ghi dấu ấn là nhà đầu tư chiến lược khi xây dựng các dự án nông nghiệp công nghệ cao nơi địa đầu tổ quốc, lần đầu tiên tại các tỉnh vành đai biên giới phía Bắc có chuỗi chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tươi công nghệ cao, làm thay đổi một cách căn bản phương thức chăn nuôi trong khu vực.
Trong đó, tất cả các khâu của quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ và được vận hành theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường thăm trang trại chăn nuôi bò sữa của Tập đoàn TH tại Nghệ An. Ảnh: I.T
Các dự án chăn nuôi và chế biến sữa tại các tỉnh biên giới phía Bắc của tập đoàn TH như Hà Giang, Cao Bằng đã thể hiện tầm nhìn xa, rộng trong việc đón đầu dư địa thị trường trong nước và khu vực, đặc biệt là nước láng giềng Trung Quốc - thị trường 1,5 tỷ dân.
Tháng 10/2019 vừa qua, TH true MILK trở thành thương hiệu sữa đầu tiên của Việt Nam được cấp mã số xuất khẩu chính ngạch các sản phẩm sữa tươi vào thị trường này.
Theo UBND tỉnh Cao Bằng, tỉnh có một số lợi thế tự nhiên cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng. Lợi thế nổi bật của tỉnh là kinh tế cửa khẩu, du lịch, nông nghiệp sạch, có tài nguyên khoáng sản và tiềm năng khai thác thuỷ điện, tài nguyên rừng.
Cao Bằng đã và đang chuẩn bị các điều kiện phấn đấu trở thành trung tâm kết nối nội vùng, cùng với các địa phương trong cả nước, hình thành cực phát triển và kết nối hợp tác xuyên biên giới với các cụm phát triển năng động của Tây và Tây Nam Trung Quốc.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, Cao Bằng là địa phương có rất nhiều thuận lợi cho phát triển ngành chăn nuôi loài đại gia súc ôn đới như bò sữa. Địa hình Cao Bằng chủ yếu là cao nguyên đá vôi xen với đất, độ cao trung bình tại các vùng sát biên giới Trung Quốc lên tới 600-1.300 m so với mực nước biển. Khí hậu ôn hòa dễ chịu gần giống ôn đới, nhiệt độ cao nhất trong năm không quá 28 độ C.
Giai đoạn 2020-2025, Cao Bằng tập trung thực hiện Đề án "nông nghiệp thông minh" với nhiều mục tiêu dài hạn nhằm khai thác các lợi thế về khí hậu, địa hình trong chăn nuôi.
Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao của Tập đoàn TH tại Cao Bằng chính là một phần quan trọng trong Đề án nông nghiệp thông minh của tỉnh.
Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao được kỳ vọng sẽ đánh thức tiềm năng của vùng biên giới tỉnh Cao Bằng. Ảnh: I.T
Bà Thái Hương, nhà sáng lập - Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH khẳng định, chiếc "chìa khóa vàng" công nghệ cao tiếp tục được tập đoàn TH sử dụng tại dự án sữa Cao Bằng với quy trình chăn nuôi, quản lý đàn bò, chuồng trại sử dụng công nghệ đầu cuối hiện đại, trong đó có hệ thống quản lý bò sữa tiên tiến nhất thế giới Afimilk (Israel); Quy trình quản lý dịch bệnh, thú y của New Zealand; Quy trình, thiết bị xử lý nước, chất thải của Nhật, Israel, Hà Lan... Mô hình này đã được tập đoàn TH triển khai thành công ở Nghĩa Đàn (Nghệ An).
Áp dụng mô hình chăn nuôi khép kín tập trung ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0 nhưng dự án vẫn liên kết chặt chẽ với nông dân, tạo việc làm -đảm bảo an sinh xã hội ở vùng biên giới khi thực hiện liên kết với người dân trồng ngô, cỏ nguyên liệu.
Với vai trò hạt nhân, trang trại sẽ cung cấp cho bà con giống và hướng dẫn kỹ thuật để phát triển vùng nguyên liệu thức ăn cho bò sữa (ngô, cỏ...) đạt năng suất, chất lượng tốt nhất, đáp ứng các yêu cầu khắt khe về hàm lượng dinh dưỡng phối chế khẩu phần cho đàn bò.
Điều lý thú là các chuyên gia giàu kinh nghiệm đến từ Israel đã dày công nghiên cứu điều kiện tự nhiên tại địa bàn tỉnh Cao Bằng, lấy những mẫu đất về Israel để thẩm định, trồng thử các giống cây thức ăn nguyên liệu cho bò sữa nhập từ Mỹ, Úc. Kết quả cho thấy các loại cây thức ăn nguyên liệu trồng ở vùng đất này có chất lượng tương đương các loại thức ăn thô xanh nhập khẩu.
Dự án dự kiến tạo việc làm cho khoảng 500 lao động trực tiếp và hàng nghìn lao động gián tiếp thông qua việc liên kết trồng - thu mua cây nguyên liệu thức ăn cho bò sữa cũng như thúc đẩy phát triển các ngành kinh doanh dịch vụ khác.
Ông Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, đã nhấn mạnh trong quá trình xây dựng dự án: "Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao mà Tập đoàn TH thực h
iện tại tỉnh Cao Bằng là dự án lớn, có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh". Tỉnh kỳ vọng dự án sẽ đánh thức các tiềm năng của vùng đất này, tạo động lực cho phát triển kinh tế bền vững ở vùng biên, đồng thời tạo nguồn cung dồi dào về sữa tươi cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
An Giang thành lập các đội chuyên xử lý vi phạm phòng dịch COVID-19 Chiều 27-2, UBND tỉnh An Giang tổ chức họp khẩn trực tuyến với lãnh đạo 11 huyện, thị, TP trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở Campuchia và khả năng nhiều người Việt nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Chủ tịch UBND tỉnh An Giang khẳng định sẽ thành lập nhiều đội phản ứng nhanh COVID-19 để xử lý...