TG 24 giờ qua ảnh:Trực thăng CH-47 Chinook bay ở New York
Phụ nữ than khóc bên ngôi nhà bị cháy, nữ lễ tân chụp ảnh bằng iPhone, cậu bé chơi trong thành phố cổ,… là những hình ảnh ấn tượng nhất thế giới 24 giờ qua.
Trẻ em biểu tình bên ngoài đại sứ quán Nhật Bản ở Madrid (Tây Ban Nha), kêu gọi đóng cửa các nhà máy hạt nhân nhân kỷ niệm 1 năm xảy ra thảm họa hạt nhân Fukushima.
Một cậu bé tham gia cuộc thi đội khăn tại Lễ hội Hola Mohalla ở Delhi, Ấn Độ.
Các phụ nữ than khóc cạnh những ngôi nhà của họ bị phá hủy hoàn toàn trong một vụ hỏa hoạn ở Hyderabad, Ấn Độ.
Phản ứng của VĐV Will Claye (Mỹ) sau khi hoàn thành phần thi nhảy xa dành cho nam tại giải Vô địch điền kinh trong nhà thế giới được tổ chức ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Video đang HOT
Ba chiếc máy bay trực thăng CH-47 Chinook của quân đội Mỹ bay trên các tòa nhà chọc trời ở New York.
Bé gái Wakana Kumagai, 7 tuổi, thăm nơi từng là ngôi nhà của mình trước khi thảm họa sóng thần xảy ra ở Higashimatsushima (Nhật Bản) vào năm ngoái.
Các lễ tân dùng iPhone chụp ảnh trong khi diễn ra kỳ họp lần thứ 3, khóa XI Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (CPPCC) ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Một con chó và chủ biểu diễn tại Lễ hội chó Crufts ở Birmingham, Anh.
Một cậu bé chơi gần thành phố cổ Meroe bị đổ nát ở Begrawiya, Sudan.
Một phụ nữ chải tóc cho con gái mình ở Langui, Peru.
Mọi người tham một bảo tàng nhân kỷ niệm 8 năm xảy ra vụ đánh bom tàu điện Atocha ở Madrid, Tây Ban Nha.
Người chăn bò cưỡi một con ngựa bất kham tại Lễ hội Patria Gaucha ở Tacuarembo, Uruguay.
Theo Bee.net.vn
Rác Nhật Bản tràn ngập Thái Bình Dương
Trong vòng một năm tới, những mảng rác lớn từ thảm họa động đất sóng thần 11/3/2011 tại Nhật Bản trên khắp vùng biển bắc Thái Bình Dương với chiều dài lên tới 4.828 km sẽ cập bến các vùng biển phía tây nước Mỹ.
Khoảng 1 - 2 triệu tấn rác sóng thần vẫn còn lưu lạc trên đại dương
Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) ước tính hàng tấn rác rưởi cuốn theo trận sóng thần đang tiến lại gần khu vực đảo san hô phía tây bắc quần đảo Hawaii. Trong khi đó những mảng rác còn lại sẽ tiến tới bờ biển bang Oregon, Washington, Alaska và Canada trong khoảng từ tháng 3/2013 - 3/2014.
Nhà nghiên cứu Ruth Yender công tác tại NOAA cho biết, hiện các nhân viên đang tuần tra trên không ,khu vực vùng biển Hawaii, trong đó có đảo sản hô Midway, nhằm xác định dòng rác trôi để vớt chúng.
Phần lớn mảng rác trôi dạt trên vùng biển sau thảm họa sóng thần là nhà cửa, tàu thuyền, ô tô và nhiều đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của người dân sinh sống gần bờ biển phía đông Nhật Bản.
Vào tháng 9/2011, một tàu huấn luyện của Nga cũng đã vớt được một chiếc tủ lạnh, một tivi và nhiều thiết bị gia dụng khác trong khu vực phía tây vùng biển Hawaii.
Nikolai Maximenko - chuyên gia nghiên cứu hải lưu thuộc Đại học Hawaii nhận định, hiện còn khoảng 1 - 2 triệu tấn rác sóng thần vẫn còn lưu lạc trên đại dương, nhưng chỉ có 1 - 5% lượng rác này có khả năng cập bến trên vùng biển bang Hawaii, Alaska, Oregon, Washington và bang British Columbia thuộc Canada.
Trong khi đó trận động đất mạnh 9 độ richter kích hoạt một đợt sóng thần dữ dội tấn công Nhật Bản vào ngày 11/3/2011, đồng thời hình thành cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau thảm họa Chernobyl vào năm 1986, đã tạo ra khoảng 20 - 25 triệu tấn rác rưởi, phần lớn nằm lại trên đất liền.
Theo nhà khoa học Yender hiện chưa có bất cứ mảng rác nào từ thảm họa sóng thần của Nhật Bản tiến tới khu vực bờ biển nước Mỹ kể cả việc một chiếc phao lớn bị nghi là đồ dùng trong một trang trại nuôi sò tại Nhật Bản được tìm thấy tại Alaska vào năm ngoái.
Điều đáng nói là khả năng rác sóng thần mang theo các chất phóng xạ nguy hiểm là khá thấp bởi phần lớn lượng rác rưởi xuất phát từ bờ biển phía đông bắc Nhật Bản, chứ không gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Ngoài ra, các bè rác hiện đang lênh đênh ngoài đại dương được những đợt sóng thần cuốn theo chứ không hòa lẫn cùng nước nhiễm xạ trong các vụ rò rỉ hạt nhân tại nhà máy Fukushima.
Nhà sinh vật học Nicholas Mallos thuộc Tổ chức Bảo vệ đại dương Mỹ cho rằng phần lớn lượng rác rưởi trôi dạt trên đại dương thuộc ngành công nghiệp thủy sản của Nhật Bản. Các nhà khoa học cho rằng đây là nguy cơ ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của sinh vật hoang dã như loài hải cẩu sư có nguy cơ sắp tuyệt chủng sinh sống tại Hawaii nếu như các thiết bị đánh cá vướng vào các dải san hô ngầm hoặc khu vực bờ biển.
Theo TTXVN
'Thủ tướng Kan đã cứu Nhật Bản' Trong khoảnh khắc đen tối nhất hồi tháng ba năm ngoái, giới chức Nhật thậm chí đã tính tới khả năng bỏ cả thủ đô Tokyo, nhưng thảm họa hạt nhân đã được chặn đứng trong gang tấc, sau quyết định của thủ tướng khi đó Naoto Kan. Toàn cảnh nhà máy Fukushima sau thảm họa hạt nhân. Ảnh: AFP Tổ chức Sáng...