Tết xa nhà của các vận động viên đỉnh cao
Sự nghiệp vận động viên (VĐV) đỉnh cao tuy lắm vinh quanh, nhưng cũng phải đánh đổi không ít. Một trong những sự đánh đổi mà các VĐV nổi tiếng thường phải chịu đó là họ rất ít có thời gian bên gia đình, ngay cả trong những ngày Tết đến Xuân về.
Mấy năm gần đây, Ánh Viên hầu như đều phải xa nhà trong những ngày Tết
VĐV nổi tiếng nhất của thể thao Việt Nam trong khoảng 2 năm qua chính là Nguyễn Thị Ánh Viên (bơi). Nhưng để đổi lại 2 năm cực kỳ thành công ấy, cũng như những năm tháng hứa hẹn nhiều vinh quang tiếp theo trong sự nghiệp VĐV đỉnh cao, Ánh Viên đã hy sinh rất nhiều.
Một trong những sự hy sinh đáng kể nhất của Ánh Viên chính là việc cô hầu như không có những kỳ nghỉ Tết đúng nghĩa bên gia đình trong nhiều năm trở lại đây.
Nếu như với nhiều người bình thường, Tết là dịp đoàn viên, là dịp sum vầy bên gia đình, thì với Ánh Viên, Tết với cô vẫn là sự tất bật cho những chuyến tập huấn xa nhà. Theo như VĐV này tiết lộ, thì mỗi năm, cô hầu như chỉ có khoảng… 24 tiếng đồng hồ được ở bên gia đình, kể cả trong những ngày Tết.
Hết thi đấu quốc tế, lại tập huấn, mọi thứ cứ lặp đi lặp lại với kình ngư số 1 Việt Nam như một vòng tuần hoàn bất tận. Thế nên, dịp cuối năm cũng là dịp mà Ánh Viên tranh thủ tạt về nhà, tranh thủ ở bên bố mẹ, rồi lại lên đường sang Mỹ tập huấn.
Và Tết này, lại như mọi năm, Ánh Viên và những người thân trong gia đình cô chỉ được gặp nhau trên mạng, gặp nhau thông qua màn hình máy tính, thay vì được ngồi đối diện nhau, chung mâm cơm với nhau như bao gia đình khác ở Việt Nam.
Đấy là một sự hy sinh rất lớn, bởi nhu cầu tự nhiên của mỗi người Việt Nam luôn là hướng về gia đình trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Video đang HOT
Tương tự như trường hợp của Ánh Viên là trường hợp của kỳ thủ số 1 Việt Nam Lê Quang Liêm. Mấy năm gần đây, Quang Liêm cũng hầu như không ăn Tết ở quê nhà. Các năm trước, kỳ thủ này bận thi đấu quốc tế, thì năm nay, Quang Liêm đang tất bật với việc học (theo học ngành tài chính tại Mỹ) và việc tập huấn.
Ăn Tết ở xứ người riết rồi quen cách chuẩn bị. Quang Liêm cho hay những lần ăn Tết ở xa quê, anh đều chuẩn bị khá nhiều bánh trái theo gu ẩm thực của người Việt, để dùng cho đỡ nhớ quê nhà, trong những ngày Tết xa xứ.
Kỳ thủ số 1 Việt Nam cũng không quên nói đến chuyện sẽ liên lạc bằng điện thoại về nhà để chúc Tết ba, mẹ, cùng những người thân thuộc trong gia đình, trước khi trở lại với việc học thường nhật ở đại học Webster.
Mục tiêu của Lê Quang Liêm trước thềm năm mới Ất Mùi là trở lại nhóm Siêu đại kiện tướng quốc tế (có elo từ 2700 trở lên). Để chuẩn bị cho mục tiêu ấy, ngay sau Tết, Quang Liêm sẽ bước vào những giải đấu mà kỳ thủ số 1 Việt Nam đánh giá là quan trọng với anh.
Thế nên, những ngày Tết cũng sẽ là những ngày mà anh sẽ “văn ôn, võ luyện”, không dám xao lãng cả việc học lẫn việc rèn luyện cờ vua, nhằm hướng đến những mục tiêu do chính Quang Liêm đặt ra cho mình.
Theo VNE
Công Phượng thua ở cuộc đua danh hiệu cá nhân
Tiền đạo trẻ không được đánh giá cao trong cuộc bầu chọn VĐV tiêu biểu của thể thao Việt Nam 2014.
Trong cuộc bầu chọn VĐV tiêu biểu của thể thao Việt Nam năm 2014, kình ngư Ánh Viên vượt qua hàng loạt ứng viên sáng giá khác để "lên ngôi". Công Phượng thậm chí không có tên trong top 10 của cuộc bình chọn lần này. Bóng đá không có người nào lọt vào danh sách 10 VĐV tiêu biểu, dù có 5 đại diện là Thành Lương, Bùi Thị Như, Nguyễn Công Phượng, Văn Quyết và Tuyết Dung. Năm 2014, U19 với Công Phượng là thủ lĩnh giành ngôi á quân Đông Nam Á, tuyển Việt Nam với Thành Lương giành hạng ba AFF Cup, còn đội tuyển nữ Việt Nam vào bán kết Asiad.
Công Phượng chưa được đánh giá cao ở cuộc bầu chọn VĐV tiêu biểu toàn quốc năm 2014. Ảnh:KL.
Đáng tiếc cho lực sĩ cử tạ Thạch Kim Tuấn khi anh chỉ về thứ ba trong cuộc đua tranh danh hiệu cá nhân cuối cùng trong năm. Kình ngư 18 tuổi Nguyễn Thị Ánh Viên chiến thắng trong cuộc đua đến ngôi vị VĐV số một của thể thao Việt Nam năm 2014 với 1.077 điểm. Người đứng thứ hai là xạ thủ Hoàng Xuân Vinh (975 điểm). Lực sĩ Thạch Kim Tuấn đứng vị trí thứ ba với 944 điểm.
Năm 2014, Thạch Kim Tuấn là một trong những cái tên tỏa sáng ở những đấu trường anh tham dự. Thành tích của Tuấn chạm ngưỡng thế giới và anh đang là niềm hy vọng cho kỳ Olympic sắp tới đây. Thành quả của Tuấn là quá trình anh vượt qua nhiều khó khăn, áp lực, đặc biệt giai đoạn 2012, để dần lấy lại cân bằng tâm lý, nâng cao thành tích và tỏa sáng. 2014 là năm Tuấn đứng đầu danh sách VĐV ngoài bóng đá có thu nhập cao nhất, khoảng 1,5 tỷ đồng.
Thạch Kim Tuấn không thể thành VĐV số một nhưng thầy của anh là HLV Huỳnh Hữu Chí giành danh hiệu HLV xuất sắc với 439 điểm. Ông vượt qua cả HLV Đặng Anh Tuấn, thầy của Ánh Viên.
Ở hạng mục VĐV người khuyết tật tiêu biểu nhất, kình ngư Võ Thanh Tùng - người giành 5 HC vàng Para Games được bầu là VĐV xuất sắc. HLV Đổng Quốc Cường -thầy của Thanh Tùng - cũng về nhất trong cuộc bầu chọn HLV khuyết tật tiêu biểu.
Danh sách VĐV tiêu biểu toàn quốc 2014
1. Nguyễn Thị Ánh Viên (môn bơi lội, đoàn quân đội) 1.077 điểm
2. Hoàng Xuân Vinh (bắn súng, quân đội) 975
3. Thạch Kim Tuấn(cử tạ, TP HCM) 944
4. Dương Thúy Vi (wushu, Hà Nội) 678
5. Phan Thị Hà Thanh (thể dục dụng cụ, Hải Phòng) 677
6. Quách Thị Lan (điền kinh, Thanh Hóa) 381
7. Nguyễn Hoàng Ngân (karate, Hà Nội) 228
8. Nguyễn Thị Thật (xe đạp, An Giang) 223
9. Nguyễn Tiến Minh (cầu lông, TP HCM) 194
10. Bùi Thị Thu Thảo (điền kinh, Hà Nội) 150
Theo VNE
Thực đơn dành cho người khổng lồ của Ánh Viên Hàng ngày Ánh Viên có 4 bữa ăn chính, chưa kể các bữa phụ. Trong đó bữa chính có ít nhất 1 kg thịt bò, 50 con tôm, 1 đĩa mỳ to, 1 đĩa rau trộn, 1 lít sữa tươi... Thêm một lần nữa, kình ngư người Cần Thơ lại tạo nên một cột mốc lịch sử cho bơi Việt Nam. Tại SEA...