Tết về trên đỉnh Mường Đăng
Mùa xuân về nơi đây bằng hơi thở, thổn thức, vang vọng mang âm hưởng đặc trưng của núi rừng miền Tây Bắc Thanh Hóa. Mùa xuân về trong yên ấm, tươi vui.
Những mâm cỗ của người Mường được các cô gái bê đi lễ hội chào xuân.
Khi mùa xuân về trên khắp những nẻo đường, ngõ xóm Việt Nam, cũng là lúc chúng tôi vượt qua hơn 120km đến với Mường Đăng, Thạch Lâm, Thạch Thành, Thanh Hóa để tận mắt chứng kiến vùng đất từng được coi là nghèo khó nhất của tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị những mâm cỗ đón chào một mùa xuân ấp áp vui tươi nơi bản làng.
Xuân về trên đỉnh Mường Đăng
Có dịp về lại Mường Đăng hôm nay mới chứng kiến sự “thay da đổi thịt” đến lạ kỳ của một thôn bản có 100% là đồng bào dân tộc Mường. Dù đã đổi thay nhiều song miền đất ấy vẫn giữ được những nét tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc.
Mới đến đầu Mường Đăng, tiếng cồng chiêng đã bập bùng vang lên cùng điệu múa Sắc Bùa. Đường lên đỉnh Đăng cong như một nét phác thảo của người nghệ sỹ tài ba vắt vẻo qua những triền núi vút lên cao cả trăm thước, rồi bỗng chốc sâu hun hút xuống triền sông, ngang qua nơi mà người dân gắn cho một câu chuyện tình lãng mạng chung thủy của chàng Hai Mối và nàng Nga như một sợi chỉ xuyên suốt ý nghĩ cho thế hệ thanh niên nơi đây.
Dọc hai bên đường là những đồi mía. Mía của bản tràn từ lưng chừng trời xuống mãi dưới dòng sông Ngang, nơi những đứa trẻ mải mê đem tình yêu, ước vọng vào những câu thơ nhiều đến mức chưa bao giờ biết chán, nhất là đối với những người đi làm ăn xa quê hương thường về nơi chôn rau cắt rốn để tụ họp đông đủ cho mỗi khi tết đến xuân về.
Ngôi nhà Sàn cổ của bản Mường Đăng
Bản Đăng nay đã đổi thay nhiều, những con đường được rộng mở vào bản. Với người Mường Đăng, bất kể già hay trẻ đều coi nhà sàn như một biểu tượng sức mạnh trai tráng của dân tộc mình. Mỗi khi mùa xuân đến, hơi ấm đầu xuân trải về từ những đỉnh núi, xuyên qua những thớ gỗ của ngôi nhà sàn, len lỏi vào từng căn nhà hoà quyện vào cùng tiếng nhạc, tiếng chiêng, tiếng í ới gọi nhau cùng chào đón mùa xuân ấp áp đang tràn về.
Với lối thiết kế độc đáo bằng tứ trụ hoặc lục trụ tùy theo điều kiện của mỗi gia đình. Những ngôi nhà sàn nơi đây được làm bởi đôi bàn tay khéo léo và tài ba của những người thợ mộc có uy tín trong nghề. Đó là một kiểu kiến trúc độc đáo cổ có từ xưa làm cho ngôi nhà vừa vững trãi nhưng cũng hết sức huyền bí và thiêng liêng.
Mưa Xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những bàn tay mềm mại, âu yếm ôm vào lộc non mới nhú như giúp cho những bông hoa rừng có thêm sinh khí kịp bung nở đón những tia nắng ấm đầu năm. Vạn vật nơi đây đang như bừng tỉnh sau những đêm dài lạnh lẽo của mùa Đông.
Trong nụ cười đón gió xuân ấm áp, những tràng trai, cô gái nơi đây đua nhau chuẩn bị những mâm cỗ, lễ vật cho một cái Tết chan hoà và ấp áp tình Mường Đăng.
Về Mường Đăng ta cùng vui ca hát
Video đang HOT
Ai đã từng một lần đến với xứ Thanh, mà chưa một lần về với đỉnh Mường Đăng thì có lẽ đó còn là một sự thiếu hụt lớn. Đến nơi đây bạn được ngắm những ngôi nhà sàn do người Mường xây dựng theo bốn kiểu chính là: kiểu chôn cột, kiểu đặt thêm nhiều trụ và xà ngang trong nhà, kiểu thêm nhiều khóa giang và đòn bẩy, kiểu không có đốc hai bên nhà.
Hiện nay ở Thạch Lâm có 7 ngôi nhà cổ có tuổi trên 200 năm được dựng theo lối kiến trúc Mường xưa là chôn cột làm trụ đỡ. Mường Đăng là một bản xa nhất của xã, cách thị trấn Thạch Thành gần 50km về phía tây. Với địa thế tiếp giáp với rừng quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình, giáp Lương Sơn – Hòa Bình có nhiều thác nước, hang động đẹp cùng hệ thống nhà sàn cổ xưa, Thạch Lâm là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước trong tương lai sẽ có nhiều khách thập phương về đây lưu trú, thám hiểm hang động và tìm hiểu phong tục văn hóa của người Mường mà cho đến nay chưa có ai hiểu được một cách chọn vẹn về nét đẹp văn hoá rất riêng này.
Núi chồng núi, đỉnh Mường Đăng giống như một bức tranh sơn thủy hữu tình. Từ trên đỉnh Mường Đăng nhìn suống dòng sông Ngang uốn lượn hòa lẫn với tiếng cồng chiêng mang lại cảm xúc thổn thức nao nao lẫn lộn, vang vọng gợi lại quá khứ, hiện tại, tương lai cho mỗi người con của bản làng khi tết đến xuân về.
Tiếng chiêng, tiếng cồng theo làn gió xuân vang từ bản làng này tới bản làng khác. Không ai bảo ai, người dân bản tạm gác những niềm vui riêng, tiến về nơi tổ chức ngày hội. Hội xuân diễn ra từ lúc sáng sớm cho đến tận đêm khuya với nhiều tiết mục biểu diễn như múa khèn, thổi kèn lá, nhảy sập tái hiện lại phong tục, tập quán sinh sống của người Mường từ thời khởi thủy cho đến ngày nay.
Bên cạnh đó là các trò chơi dân gian như: múa hoa, chọi gà, đánh cờ, kéo co, đánh bóng chuyền, hát giao duyên bằng tiếng Mường… Khắp núi rừng phủ một màu xanh ngắt của cây cối nhưng ở giữa lại có một khối màu sắc lẫn lộn đan quyện vào nhau của các cặp trai tài, gái sắc.
Những cô gái Mường trong trang phục truyền thống đón năm mới
Cùng với mía, hoa đào như tô thắm nổi bật trên thảm rừng xanh đó để đón chào mùa Xuân, khoác trên mình một lớp chồi biêng biếc tươi xanh đầy nhựa sống.
Trên đỉnh Mường Đăng, người ta xem biểu diễn cồng chiêng như một biểu tượng của người dân. Tiếng cồng chiêng không chỉ để báo tin với nhau trong ngày vui, lễ tết. Từ xa xưa đến ngày nay, cồng chiêng còn mang âm hưởng của núi rừng, một báu vật thiêng liêng mà bất cứ thế hệ nào cũng có thể tham gia được đánh chiêng, nhảy múa. Chính cồng chiêng đã góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, là tiếng đồng vọng giữa ý Đảng lòng dân.
Người Mường Đăng rất coi trọng Tết Nguyên Đán, bởi để có một cái tết thật sum vầy, ấm áp tình yêu thương hạnh phúc, chúc cho một năm mới ăn nên làm ra. Họ chuẩn bị cái tết rất chu đáo từ những ngày tháng tám, tháng chín. Lương thực được chuẩn bị sẵn như gạo nếm, tẻ thơm, lợn…đến những hoa mai, hoa đào không thể thiếu trong ngày lễ tết. Khi tết đến, dù những người con đất Mường làm ăn ở xa cũng về lại quê hương, cùng nhau tụ họp, cả gia đình cùng nhau mổ một con lợn từ 50 – 70kg chia lợn thành nhiều phần để chuẩn bị cái tết thêm phần thịnh soạn.
Sáng ngày mùng 1 tết, mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cỗ đến nhà nội ngoại, mâm cỗ được xếp đầy đủ những phần của con lợn trên một tàu là chuối đặt trên mâm, bắt buộc cả gia đình phải đến, mừng tuổi, chúc thọ ông bà. Khi mâm cỗ mang đến được bố mẹ gói 1 phần quay trở lại để lấy may mắn trong năm mới được trọn vẹn.
Mùa xuân về cũng là lúc mọi người được gặp nhau sau một năm vất vả. Họ trao cho nhau những lời chúc bằng những lời hát ví von ngọt ngào.
Cũng trong những ngày tết đến xuân về, trẻ em nơi đây được bố mẹ sắm cho những bộ quần áo mới đi chơi xuân, đối với những phụ nữ không có điều kiện đi mua sắm thường chọn cho mình một bộ quần áo đẹp nhất, mới nhất với nhiều màu sắc để diện.
Trong niềm vui đón đất trời sang xuân, ông Quách Công Chính, Trưởng thôn mừng rỡ: “Cảm ơn Đảng, Nhà nước đã dành cho đồng bào ưu ái đặc biệt bằng các chương trình 134, 135, 167 đặt nên móng giúp đồng bào thoát nghèo bền vững. Đời sống của người dân Mường Đăng chúng tôi giờ đã khác xưa nhiều, “Đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, được học hành”.
Trước những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, ông Nguyễn Văn Chính, Bí thư thôn tâm sự: “ Dù đời sống của đồng bào đã thực sự đổi thay, song để giữ mãi mùa xuân trên đỉnh Mường Đăng ngoài khát vọng nỗ lực vươn lên thoát nghèo làm giàu…Đảng, Nhà nước cần sớm đầu tư thêm nữa về cơ sở hạ tầng cơ bản, đưa làng nghề, hỗ trợ nhân dân vốn phát triển sản xuất góp phần tạo động lực phát triển kinh tế trên đỉnh Mường Đăng ngày càng ấm no, hạnh phúc”.
Rời đỉnh Mường Đăng, khắp các sườn đồi, thắm đỏ sắc đào, xen lẫn với những hoa cỏ mùa xuân hai bên đường. Những ngôi nhà sàn ngói đỏ san sát bên nhau tạo nên một khung cảnh trù phú, yên ấm. Cuộc sống trên đỉnh Mường Đăng đang từng ngày đổi thay, chào đón một mùa xuân đầy khát vọng, yêu thương vươn tới tương lai, trùng trùng những lộc non như lời hát mãi mãi cùng mùa xuân, đất trời nơi đỉnh Mường Đăng cao vời vợi.
Theo xahoi
Hết Tết, rồng rắn đường trở lại
Tại nhiều nơi trên quốc lộ 1 (đoạn Tiền Giang) đã xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài. Còn tại sân bay Nội Bài, các lối đi thông thường đã không còn chỗ trống...
Nhiều loại phương tiện kẹt cứng tại khu vực cầu Kinh Xáng, quốc lộ 1, Tiền Giang.
7h ngày 15/2, phóng viên lên xe khách xuất phát từ TP Cần Thơ để về TP.HCM.
Miền Tây: ùn ứ từ cầu Mỹ Thuận
Xe chở chúng tôi sau khi qua cầu Mỹ Thuận một đoạn thì phải xếp hàng cùng với một đoàn ôtô dài ngoằng phía trước hơn 2km. Theo cảnh sát giao thông (CSGT) điều tiết giao thông, nguyên nhân ùn tắc là do mặt cầu An Hữu trên quốc lộ 1 thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang quá hẹp, trong khi xe máy và ôtô cùng lưu thông quá nhiều.
CSGT phải điều tiết cho phương tiện qua cầu này một chiều. Phải mất đúng 40 phút, xe chúng tôi mới qua khỏi cầu An Hữu. Chưa kịp mừng thì xe chúng tôi lại xếp hàng tại cầu Cổ Cò thêm 15 phút. Đến ngã tư thị trấn Cai Lậy cũng phải mất thêm 15 phút nữa mới chạy bình thường được.
Trung tá Trần Văn Bình, trạm trưởng trạm kiểm soát giao thông Trung Lương (Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an Tiền Giang), cho biết trên tuyến quốc lộ 1 qua Tiền Giang hiện có bốn điểm ùn tắc nghiêm trọng gồm: cầu An Hữu, cầu Cổ Cò, ngã tư thị trấn Cai Lậy và cầu Kinh Xáng. Trong đó đáng lo nhất là cầu An Hữu (gần cầu Mỹ Thuận) vì khu vực này không có đường tránh. Phương tiện không còn cách nào khác ngoài việc xếp hàng để... bò.
Anh Nguyễn Minh Trung, tài xế xe khách tuyến TP Cần Thơ - TP.HCM, nói chỉ tính riêng các điểm kẹt tại Tiền Giang thì thời gian di chuyển nhiều hơn bình thường khoảng 90-120 phút, tùy thời điểm.
Trung tá Trần Văn Bình cho rằng nhiều khả năng ngày 16/2 tiếp tục xảy ra ùn tắc trên quốc lộ 1 do mọi người tranh thủ về TP.HCM để thứ hai (18/2) đi làm trở lại. Để tránh bị kẹt và xếp hàng nhích từng mét, người đi xe máy có thể đi đường tránh khi có thông tin bị ùn tắc tại các điểm "nút thắt cổ chai".
Tại TP Cần Thơ và các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, ngày 15/2 lượng khách đổ về các bến xe để về TP.HCM cũng đã tăng mạnh. Tại bến xe Hùng Vương (Cần Thơ), do lượng khách quá đông gây quá tải khu vực nhà chờ của hãng xe Phương Trang nên hàng trăm hành khách phải ngồi chờ xe ở khu vực vỉa hè đường Phan Đăng Lưu.
Còn theo Ban quản lý bến xe Cà Mau, tới 16h cùng ngày xe đi Cần Thơ, TP.HCM đã bán hết vé, phải điều động gần chục xe từ 30-45 chỗ ngồi ở tuyến khác để tăng tuyến, đảm bảo không ứ đọng khách.
Trong khi đó, theo ông Phạm Hoàng Vũ - trưởng ban điều hành bến xe khách Rạch Giá (TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang), từ ngày 13 đến 18/2, giá vé xe từ Rạch Giá đi TP.HCM, Vũng Tàu, Bình Dương và Đồng Nai được điều chỉnh tăng 40% so với ngày thường. Hiện các hãng xe lớn như Phương Trang, Tuyết Hon... đều thông báo hết vé đến hết ngày 17/2 (mồng 8).
Miền Đông: vẫn còn thông thoáng
Tại khu vực Đông Nam bô, lực lượng CSGT Đông Nai dự báo đây là cửa ngõ vào Nam nhưng hành khách vê quê bắt đâu quay vào Nam làm viêc sẽ không ô ạt như những năm trước. Đây là môt sự khác thường so với nhiêu năm, bởi thời gian nghỉ têt dài ngày, những người làm ăn xa tính toán được chuyên tàu xe.
Trung tá Nguyên Văn Ba, phó Phòng CSGT Công an tỉnh Đông Nai, cho hay lưu lượng xe khách ở các tỉnh phía Bắc trở lại Nam sẽ khó gây ra ùn tắc. Lý do, theo trung tá Ba, thời gian nghỉ dài ngày đã kéo giãn lượng khách vào Nam. Ngoài ra, viêc giải quyêt ùn tắc giao thông đã được sáu tỉnh thành ở Đông Nam bô ký kêt (Đông Nai, Bình Dương, Bình Thuân, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM, Lâm Đông).
Ghi nhận của Tuổi Trẻ, những ngày sau tết nhiều nơi ở Thanh Hóa không còn tình trạng người dân đưa nhau ra quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, chen chúc đón xe khách vào Nam, ra Bắc đi làm ăn xa như những năm trước. Lý giải về việc năm nay số khách đi tuyến phía Nam giảm nhiều so với mọi năm, anh Nguyễn Xuân Bắc (quê ở xã Thiệu Chính, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa), quản đốc một công ty may ở TP.HCM, cho biết: "Do kinh tế khó khăn, đồng lương công nhân ở nhiều công ty, xí nghiệp tại các tỉnh thành phía Nam như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương... chỉ đủ ăn, trong khi chi phí tiền tàu xe đi lại từ phía Nam ra, rồi nhiều chi phí khác để về quê đón tết lên tới 7-8 triệu đồng/người, khoản tiền lớn đối với công nhân nghèo".
Chôn chân tại sân bay Nội Bài
Các hãng hàng không nội địa cho biết kể từ ngày 15/2, lượng hành khách bay từ Hà Nội vào phía Nam và các TP miền Trung bắt đầu tăng lên rất nhiều so với ngày thường, lượng hành khách cùng một lúc đến sân bay Nội Bài làm thủ tục đột ngột gia tăng.
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại sân bay chiều tối 15/2 đông chật kín người, các lối đi dường như không còn chỗ trống. Chỉ có hai cửa kiểm soát an ninh dòng người rồng rắn với bốn hàng chờ đến lượt vào bên trong nhà ga để lên máy bay. Các hãng hàng không đã chủ động thông báo với hành khách có mặt trước giờ khởi hành của chuyến bay ba giờ để đảm bảo việc làm thủ tục chuyến bay được thuận lợi và đúng giờ. Tuy nhiên, nhiều hành khách đã chủ động đến sớm 4-5 giờ vì sợ trễ chuyến hoặc không còn chỗ vào Nam.
Hàng trăm người xếp hàng chờ tới lượt kiểm tra hành lý để vào phòng chờ lên máy bay ở sân bay Nội Bài tối 15/2
Ông Nguyễn Văn Thảo (Ý Yên, Nam Định) mua vé vào TP.HCM của Hãng hàng không VietJet Air, chuyến bay dự kiến khởi hành lúc 22h25 nhưng ông đã có mặt ở sân bay Nội Bài từ 18h30. Chị Trương Thị Oanh (Thanh Oai, Hà Tây) đi chuyến bay vào TP.HCM của Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) lúc 22h15 nhưng cũng đã có mặt ở sân bay từ 19h30. Đại diện VNA tại sân bay Nội Bài cho biết trong ngày 15 và 16/2 có 96-98 chuyến bay nội địa cất và hạ cánh, riêng ngày 17/2 sẽ có 104 chuyến bay cất/hạ cánh nên lượng hành khách sẽ còn đông hơn rất nhiều trong những ngày tới. Để giảm thiểu thời gian chờ làm thủ tục và tình trạng quá tải tại sân bay, hành khách có thể thực hiện thủ tục lên máy bay trực tuyến trên website www.vietnamairlines.com của hãng. VNA cũng sẽ thay đổi địa điểm làm thủ tục các chuyến bay nội địa xuất phát tại sân bay Nội Bài vào ban đêm trong dịp Tết Quý Tỵ.
Theo đó, từ ngày 15 đên 22/2 (tức mồng 6 đến 13 tháng giêng âm lịch), các chuyến bay nội địa có thời gian cất cánh từ 22h-24h hành khách sẽ làm thủ tục tại tâng 1 cánh B nhà ga T1 sân bay Nội Bài. Các chuyến bay nội địa của VNA ngoài khoảng thời gian này vẫn làm thủ tục tại tầng 2 (trừ các chuyến bay trên đường bay địa phương đang được làm thủ tục tại tầng 1 như thường lệ).
Cập nhật giao thông qua kênh VOV-GT
Bà Đỗ Thị Tuyết Lan, trưởng phòng giao thông TP.HCM thuộc kênh giao thông quốc gia (VOV-GT) Đài Tiếng nói Việt Nam, cho biết lực lượng hơn 50 người bao gồm kỹ thuật viên, biên tập viên, MC, phóng viên hiện trường luôn "có mặt trên từng cây số" để cập nhật tình hình giao thông những ngày trước tết cũng như sau tết, đặc biệt tại các cửa ngõ phía đông - tây của TP.HCM từ 6h-23h.
Sơ đồ đường tránh ùn tắc giao thông dành cho xe máy và ôtô dưới chín chỗ qua quốc lộ 1, tỉnh Tiền Giang
Ngoài lực lượng phóng viên túc trực tại các cửa ngõ, bà Lan cho biết hiện nay VOV-GT thực hiện xử lý thông tin, hình ảnh giao thông qua hệ thống khoảng 200 camera lắp đặt tại các chốt giao thông. Vì vậy bức tranh về giao thông trong những ngày sau tết tại TP.HCM và các địa bàn lân cận cơ bản được online, cập nhật liên tục và phát trên sóng FM 91MHz Đài Tiếng nói Việt Nam. Khi phát hiện các điểm giao thông đang bị ùn ứ, tai nạn có thể dẫn đến ùn tắc... thì có thể chia sẻ với VOV-GT qua số điện thoại 08.39.91.91.91.
Chiều 15/2, thiếu tá Trần Hồng Minh, phó Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an TP.HCM, cho biết từ ngày 16 đến 19/2 để đảm bảo giao thông được thông suốt tại các cửa ngõ dẫn vào TP như cửa ngõ phía tây (từ H.Bình Chánh về vòng xoay An Lạc) và phía đông (từ cầu Đồng Nai về khu vực bến xe miền Đông), từ trước tết phòng đã chỉ đạo các đội CSGT như An Lạc, Rạch Chiếc, Bình Triệu, Hàng Xanh... tăng cường lực lượng CSGT trực chiến thường xuyên để điều tiết giao thông.
Từ hôm nay 16/2, CSGT Hà Nội phối hợp với lực lượng CSGT tám tỉnh giáp ranh như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên... sẽ phân luồng từ xa nhằm giảm thiểu tình trạng ùn ứ giao thông tại các cửa ngõ ra vào TP khi người dân đi du lịch về, cũng như trở lại Hà Nội làm việc, học tập sau đợt nghỉ tết.
Theo thông báo của Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác hầm đường bộ Hải Vân, sẽ mở cửa hầm liên tục 24/24 giờ, không dừng giao thông qua hầm hằng ngày từ 3h-4h như thường lệ từ ngày 14/2 đến 5/3 (tức ngày 5 đến 24 tháng giêng). Ngoài các ngày trên, hầm đường bộ Hải Vân vẫn đóng cửa hầm hằng ngày từ 3h-4h theo quy định.
Theo xahoi
Những câu chuyện cảm động về sự thủy chung ở ngôi làng độc đáo mang tên Trinh Tiết Truyền thống thủy chung của làng Trinh Tiết nổi tiếng xa gần, nhưng không phải cùm kẹp đối với người dân trong làng... Cổng làng Trinh Tiết Tìm về ngôi làng mang tên Trinh tiết Làng Trinh Tiết không xa danh thắng Chùa Hương, thuộc Huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Phía trước trông lên dải Hương Sơn hùng vĩ, sau lưng là sông...