Tết về, nhớ những chuyến xe ken đặc người, mỗi lần qua ổ gà xóc lên xóc xuống
Cuộc đời con người, kể cũng lạ, càng lớn tuổi càng hay hoài niệm về quá khứ. Ngồi nơi quán cũ ven đường những ngày giáp Tết, tấp nập xe cộ, lòng tôi man mác nhớ về những chuyến xe ngày Tết thuở còn thơ.
Hồi ấy, khoảng gần 40 năm trước, gia đình tôi ở Hà Nội, chỉ về quê ở một huyện ven biển thuộc Nam Định khi Tết đến do giao thông đi lại còn khó khăn, vả lại nhà nghèo, tiền đâu mà về quê suốt.
Thế nên, mỗi lần về quê ăn Tết là mỗi lần mong chờ, dù bố mẹ tôi cũng như bao hành khách ngày ấy phải vất vả chen lấn xếp hàng, chờ đợi để mua được vé xe ô tô. Sau đó, là một cuộc “chạy đua” về cả sức mạnh thể chất và kỹ năng len lách nơi cửa xe ô tô do mọi người dồn lại với nỗi lo không lên được xe, không có chỗ ngồi.
Chuyến xe ngày Tết chật ních, người ngồi xen lẫn với đồ đạc túi nhỏ túi to, chỗ để chân cũng khó. Hồi ấy mỗi gia đình về quê đều thường mang theo xe đạp để về quê thuận tiện đi lại. Cuối xe ô tô có cầu thang bằng sắt. Những chiếc xe đạp khách gửi được lơ xe treo lên cầu thang sắt, buộc chắc chắn vào kệ trên nóc ô tô, bên trên có một vài cành đào bó tròn nhú ra những nụ hồng lốm đốm.
Thường đến khi ra khỏi Hà Nội, cứ một đoạn xe lại dừng, người xuống, kẻ lên, chào hỏi, chia tay bịn rịn. Mỗi lần xe dừng, mọi người phải chờ một lúc để lơ xe tháo dây trên nóc ô tô và nhấc xe đạp xuống, hoặc buộc thêm xe vào.
Xe nào ở trên, ô tô chỉ dừng một tí rồi lăn bánh. Xe nào buộc tít dưới, hành khách cứ liệu thần hồn, thấy chặng đường về quê cứ dài ra thêm mãi do có lúc phải chờ thêm mươi mười lăm phút. Có hành khách sốt ruột, leo thoăn thoắt lên nóc gỡ xe đạp giúp phụ xe cho nhanh.
Khắp xe đầy mùi xăng. Nhiều người cả năm mới đi ô tô một lần, không quen nên nôn thốc nôn tháo. Người thì ngủ, người lại râm ran trò chuyện. Cả một thế giới thu nhỏ của mùi mồ hôi, mùi thuốc lá, thuốc lào của mấy người đàn ông; tiếng gà gáy o o hòa cùng mùi sản phẩm “đầu ra” đặc trưng của chú gà trống nghễu nghện bị nhốt trong lồng nơi góc xe quện với thoang thoảng mùi chè xanh Thái Nguyên được mấy hành khách giữ khư khư trong tay. Tất thảy tạo nên một không khí rất bộn bề mùi Tết.
Con đường về quê rất xóc. Đứa trẻ là tôi ngày ấy cùng em trai thì lại vô cùng thích thú vì như được chơi trò chơi bật nảy miễn phí mỗi lần xe đi qua ổ voi, ổ gà. Hai chị em cười lí lắc, cố nhòm qua vai người lớn ken đặc để nhìn ra phía trước và hai bên, nhìn ra bao la những cánh đồng trơ gốc rạ mùa đông, bầu trời xám xịt, thi thoảng lây phây mưa phùn, những lũy tre làng oằn mình lặng lẽ trong gió cuối mùa thổi như tiếng thở dài bất tận.
Video đang HOT
Ấy vậy mà, trong cái heo hút cuối mùa ấy, vẫn thấy không khí Tết đang đến rất gần, với những cây nêu được dựng lên trước mỗi nhà, nhìn từ xa như chiếc sào neo tim bao người con xa xứ trở về.
Về đến thành phố Nam Định, là như thấy quê nhà yêu dấu. Bao giờ bố mẹ cũng chỉ tay vào một ngã rẽ, nơi có nhà của cậu, em trai mẹ, để các con biết. Phải đến nhiều năm sau, khi phương tiện đi lại đỡ khó khăn hơn, chúng tôi mới được dừng chân ở thành phố, mới được biết nhà cậu mình.
Con đường nhỏ và xóc khi xe đi qua thành phố Nam Định, thi thoảng có xe khách hoặc xe tải chạy ngược mà hành khách cứ đoán già đoán non không biết hai xe có tránh được nhau không. Chỉ sợ va vào. Loang loáng hai bên đường, những cành đào bích, đào phai, chậu cúc vàng ngày Tết được bày bán.
Không khí Tết đã về rất gần trên những nẻo đường xe qua. Có đoạn trẻ con ùa chạy theo đuôi xe mặc khói đen phả ra. Thường lái xe sẽ đi chậm lại hơn chút, hẳn do lo ngại nhỡ trước mặt có thêm một cậu bé, cô bé nào chạy ra đường mà lái xe không kịp phanh thì vừa nguy hiểm, vừa mất Tết.
Đoạn thú vị nhất là đi qua bến phà Lạc Quần, dù có khi phải chờ phà khá lâu. Qua phà, xe xóc nảy liên tục, chị em tôi và mấy đứa trẻ con cùng xe lại được chơi trò xóc nảy miễn phí nhiều lượt, thi nhau “a”, “ô” mỗi khi xe nẩy lên nẩy xuống dập dềnh lắc lư theo những con sóng vỗ vào phà. Đa phần hành khách xuống xe đi bộ qua phà, chỉ phụ nữ và trẻ em ở lại trên xe. Người nào không quen, lại nôn thốc nôn tháo lần nữa.
Khi xe dừng lại ở bến xe khách của huyện, hai chú tôi đã dựng xe đạp chờ sẵn, giúp bố tôi đỡ xe đạp và treo đồ đạc vào xe. Bố đèo mẹ, hai chú đèo 2 chị em tôi về nhà ông bà. Cả nhà gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Cái mừng tủi của tình thâm ruột thịt xa cách cả năm đằng đẵng mới được gặp lại, không thể nào quên.
Rồi lại chuyến xe lên Hà Nội sau khi Tết tàn, xuân mãn. Từ nhà ông bà nội buổi trưa đến nhà ông bà ngoại buổi chiều, đợi khoảng 1h sáng, cả nhà tôi được các dì đèo đến nhà cô Hột, bạn mẹ ở thị trấn Yên Định ngồi nhờ chờ xe. Đến nơi, đã thấy khoảng chục người ngồi trước nhà, râm ran trò chuyện.
Nhà cô Hột mở rộng cửa, thắp thêm chiếc đèn dầu hắt ánh sáng le lói ra cửa trong đêm tối giá lạnh, như một chỉ báo cho mọi người biết để tụ về đó chờ xe cho đỡ rét. Mẹ ủ em trai trong chiếc chăn mút nhỏ – loại chăn khá phổ biến thời bấy giờ, được chắp từ hàng trăm mảnh vải vụn ông ngoại may cho.
Tôi mặc áo bông màu tím hoa cà cũng do ông ngoại may, đứng cạnh, nắm tay bố, dựa vào mẹ đứng chờ chuyến xe đêm lên Hà Nội. Đồ đạc vẫn chẳng có gì nhiều, nhẹ đi vì quà bánh mang về đã biếu ông bà, chú bác, nhưng nặng thêm vì có dăm bảy tấm bánh chưng mà họ hàng cho khi đi chúc Tết từng nhà.
Chờ mãi khoảng 3h xe đến. Xe còn chưa tới điểm dừng, mà một số người đã xách hành lý chạy ra trước để mong được lên xe sớm, có chỗ ngồi. Rất nhanh, chiếc xe lại lặng lẽ lao vào màn đêm, bỏ lại đằng sau những căn nhà cửa đóng then cài im ỉm, mưa bụi lây phây, mẹ tôi lặng quay đi lau những giọt nước mắt.
Những chuyến xe về quê ăn Tết luôn đẹp trong mắt trẻ thơ. Ảnh minh họa: Hồ Giáp
Lại chợt nhớ chuyến xe lên thành phố sau Tết năm nao, lúc gần chuyển bánh thì bác Cao vội vàng đạp xe kịp đến, chạy theo đưa bố tôi 50 đồng gọi là cho vợ chồng em và các cháu. Bố tôi không nhận mà bác cứ nhất quyết dúi vào tay. 50 đồng hồi ấy ở quê không phải là số tiền nhỏ, bác cũng chẳng khá giả gì.
Bác thương bố tôi sức khỏe yếu, thương các cháu còn nhỏ. Anh em chỉ kịp nắm tay thật chặt, chào nhau, rồi xe lăn bánh. Bóng bác tôi cứ nhỏ dần rồi xa khuất. Nhiều năm trôi, bác đã về miền xa thẳm, nhưng Tết năm nào bố cũng nhắc kỷ niệm đó, để thêm nhớ thương chuyến xe Tết đong đầy kỷ niệm.
Chuyến xe ngày Tết của mùi xăng, của chất chồng ken đặc người – xe – đồ đạc, của những ổ voi, ổ gà, của thấp thoáng bóng cây nêu dựng trước những ngôi nhà trải theo đồng ruộng mênh mang mùa lạnh, của bóng đèn như hoa tiêu trong đêm ở nhà cô Hột, của cái nắm tay thật chặt giữa bác Cao và bố, đã mãi trở thành một miền ký ức không thể phai mờ của một người thế hệ 8X tôi.
Để biết rằng, trong tim có những nẻo đường về, dù khó khăn đến mấy, vẫn luôn là chốn đi về mà ta thương nhớ, dẫu biết chuyến xe Tết ngày xưa, và làng quê ngày xưa, cùng ông bà, các bác – những người muôn năm cũ – đã mãi chìm vào miền xa thương nhớ.
Choáng váng vì mẹ chồng mê mẩn phim truyền hình đến mức mặc kệ cả khách tới chúc Tết
Mặc kệ khách kiếu về, bà vẫn ngồi xem cho qua đoạn đó rồi mới tiễn khách.
Nhìn chồng hậm hực dắt xe máy cà tàng đi làm ngày cuối năm mà tôi vừa buồn cười vừa thương xót Không muốn mất mặt trước các anh chị, tôi muốn biếu bố mẹ 10 triệu nhưng câu nói của chồng làm tôi đau tê tái Con trai làm vỡ ti vi nhà tôi nhưng chị dâu không đền, còn mua gạch xây tường kín vào dịp giáp Tết
Hôm 26 Tết, anh chồng mua biếu bố mẹ chồng tôi chiếc ti vi 70 inches, vừa to vừa xịn, có chế độ điều khiển bằng giọng nói, tiện lợi cho ông bà sử dụng.
Anh cũng hướng dẫn ông bà cách xem phim trên Youtube, xem tin tức, thời sự trên truyền hình. Bố mẹ chồng tôi mừng lắm, ông bà ngồi tập sử dụng ti vi cả buổi và cuối cùng cũng biết cách tìm phim để xem.
Thế nên từ hôm đó tới nay, ông bà mải miết xem ti vi cả ngày. Hết ca nhạc tới phim truyền hình, rồi mấy video điểm tin tức, hài kịch... nói chung ông bà xem đủ thể loại. Và đặc biệt từ hôm 30 Tết, mẹ chồng tôi bỗng tìm được 1 bộ phim truyền hình cung đấu của Trung Quốc và bắt đầu xem 1 cách say mê.
Bộ phim này khá nổi tiếng, tôi chưa xem nhưng cũng từng nghe đồng nghiệp bàn tán, các trang mạng xã hội cũng đưa tin nhiều, có cả diễn viên nổi tiếng đóng. Mẹ chồng tôi xem đến mê mẩn. Lúc lại chấm nước mắt thương cho nhân vật chính, lúc thì đắc chí cười phá lên... Kể cả có khách đến, bà vẫn mở phim vừa xem vừa tiếp khách, có đôi khi đến đoạn cao trào, mặc kệ khách kiếu về, bà vẫn ngồi xem cho qua đoạn đó rồi mới tiễn khách.
Mẹ chồng sáng sớm Mùng Một chỉ đi lễ chùa 1 tiếng rồi vội về xem nốt phim. (Ảnh minh họa)
Tôi thì bận con nhỏ 8 tháng, lại cỗ bàn cho chồng tôi tiếp khách. Như bình thường thì mẹ chồng tôi sẽ bế cháu, đỡ đần cho tôi việc này việc kia. Nhưng từ lúc bà tìm được bộ phim truyền hình này thì bà mặc kệ tất cả. Tôi nhờ bế cháu, bà cũng ép cháu ngồi xem ti vi cùng, cháu không chịu, khóc đòi bế đi chơi thì bà trả tôi để tập trung xem phim.
Bố chồng tôi thì bận đi chúc Tết, đi lễ, đi hội. Mẹ chồng sáng sớm Mùng Một chỉ đi lễ chùa 1 tiếng rồi vội về xem nốt phim, bà thậm chí còn không đến nhà họ hàng chơi. Gọi bà ăn cơm mà bà còn mang miếng bánh chưng lên phòng khách, ngồi khoanh chân để vừa ăn vừa xem phim.
Cả nhà hết cách với bà, bố chồng tôi nhắc nhở thì mẹ nói: "Tết nhất ai làm gì thì làm, ăn thì ăn, đi chơi thì đi, tôi xem phim thì kệ tôi chứ".
Anh chồng tôi hôm 30 sang ăn Tất niên, nhìn thấy mẹ như vậy ban đầu anh tặc lưỡi bảo: "Coi như thú vui tuổi già của bà", nhưng đến Mùng Một, anh tới chơi mà thấy mẹ không nói gì nhiều, chỉ ngồi tập trung xem phim thì anh cũng giật mình lo lắng. Đấy là chưa kể bà còn thức tới gần 1 giờ sáng để xem phim, tới khi buồn ngủ quá thì mới chịu đi ngủ. Cứ tình trạng này, sợ rằng qua mấy ngày Tết, sức khỏe mẹ chồng tôi sẽ kém đi, bà vốn đã gầy, giờ nhìn càng hốc hác vì thức khuya, ăn uống thất thường nhưng chúng tôi "bó tay" không khuyên được bà rồi!
Sau cuộc họp gia đình, anh trai và chồng tôi từ mặt nhau, còn bố thì khóc nghẹn Mọi mâu thuẫn tích tụ giữa chồng và anh tôi đều bùng nổ trong cuộc họp gia đình. Là người đứng giữa, tôi điêu đứng, không biết phải làm sao cho phải? Anh tôi đã lớn tuổi rồi nhưng mải mê ăn chơi, không lo làm ăn. Mấy năm trước, sau khi ly hôn, anh ấy càng đổ đốn hư hỏng hơn, không...