Tết và nỗi buồn của muôn nẻo đường đời
“Tết thì nhà nhà về quê, sum họp gia đình, cùng nhau vui Tết. Còn tôi thì không biết quê mình ở đâu, mà có biết thì cũng có tiền đâu mà về”. Đó là chia sẻ của một cụ già bán vé số ở góc đường. Tết thì mọi người được vui chơi, có áo ấm để mặc. Còn những con người tội nghiệp ấy thì sao?
***
Sài Gòn lại ngập trong không khí của mùa xuân. Người người cùng nhau đón Tết. Tiếng cười, tiếng hò reo, tiếng huýt sáo rộn vang trên các con đường, trong các toà nhà sáng bừng cả một trời đêm đầy sao như đang cùng ăn mừng một năm mới, khí trời mới, con người mới.
Nhưng, đâu đó, trong các con hẻm, góc phố nhỏ, những người vô gia cư không chốn nương thân đang cặm cụi đếm từng đồng bạc lẻ kiếm được trong ngày se lạnh của gió đầu mùa.
Mỗi người, mỗi nghề. Có người nhặt ve chai cùng với chiếc xe đạp đã tàn cũ; người khác thì trên tay xấp vé số bán từ rạng sáng đến khuya; người già cả không thể đi lại nhiều thì ngồi ở góc ngã từ, tựa vào cột đèn giao thông trong một bộ mặt mệt mỏi, thẩn thờ, chỉ mong ai đó mua hộ gói tăm bông;… Họ khổ như thế đấy, không người thân, chỉ có chó hoang để bầu bạn. Ngày qua ngày, họ không có lựa chọn. Hết ngày lại về cùng nhau ở nơi đầu đường, xó chợ lạnh lẽo và tối tăm.
“Tết thì nhà nhà về quê, sum họp gia đình, cùng nhau vui Tết. Còn tôi thì không biết quê mình ở đâu, mà có biết thì cũng có tiền đâu mà về”. Đó là chia sẻ của một cụ già bán vé số ở góc đường. Tết thì mọi người được vui chơi, có áo ấm để mặc. Còn những con người tội nghiệp ấy thì sao? Họ chỉ có một manh áo che thân, quanh năm chịu mưa chịu gió, cũng chỉ có như thế. Nắng nóng hay mưa bão, như nhau cả thôi. Còn ngày nghỉ à? Họ nghỉ thì lấy gì mà ăn.
Video đang HOT
Chỉ có những người khổ mới hiểu người khổ. Có cái gì, họ đều chia sẻ cho người không có, nửa ổ bánh mì, một cái áo, một cái khăn che đầu,… Trong khi những người qua đường cho họ cái gì? Một vài tờ một nghìn, hai nghìn, năm nghìn để nhẹ túi tiền họ. Đối với đại gia, kiều nữ, đó chỉ là những tờ tiền cho trẻ nhỏ mua kẹo, cơ mà đối với những phận người cơ cực này thì là cả gia tài. Họ sống không nhờ tiền bạc nhiều, nhưng họ sống nhờ hơi ấm của người trao người, thế là đủ rồi!
Họ rất biết ơn những bạn trẻ, những nhà tài trợ từ tâm đã cho họ nhu yếu phẩm, quần áo,… dù không nhiều nhưng họ nhận thấy được tấm lòng của những người khách xa lạ mà họ không đủ tư cách để nói chuyện. Họ trân trọng điều đó! Đó là những lời nói thấm thía lòng người được thốt lên từ những con người khốn khổ mà tôi viếng thăm!
Theo blogradio.vn
Thèm... cha
Vừa làm cha vừa làm mẹ, chị dành tất cả tình yêu cho con. Con gái của chị không thiếu bất cứ thứ gì. Ai ngờ bây giờ chị phát hiện con cần thứ vô cùng quan trọng mà chị không có.
Đi làm về, chị ngạc nhiên khi thấy con gái tháo tung chiếc xe đạp, bày từng mớ lộn xộn các bộ phận khắp sân. Con loay hoay treo sườn xe lên nhánh mận để sơn.
Tự dưng chị bực mình. Con càng lớn càng lì, thích làm gì cứ làm bằng được. Tuần trước, con nói muốn sơn lại xe đạp dù xe còn mới tinh. Chị hỏi lý do, con cứ loanh quanh, cuối cùng mới nói thật rằng muốn xe màu hồng giống xe của bạn. Cuối tuần, con và bạn ấy sẽ cùng đạp xe đi chơi.
Ảnh minh hoạ
Anh thợ đầu khu phố hứa sẽ giúp sơn xe. Vậy mà con bé đã tự làm lấy, không hỏi qua ý kiến mẹ. Nhìn chiếc áo mới và hai bàn tay con dính đầy sơn, chị bực, đi thẳng vào nhà. Con cũng khéo tay, sơn phết một lúc là xong.
Trong số bạn bè, chị là người gắn bó với trường đại học lâu nhất. Chị mất tám năm để học đến thạc sĩ, thêm mười năm dồn hết tâm trí và sức lực làm việc cho tập đoàn đa quốc gia. Nhà cửa, vật chất có đủ, đến lúc sực nhớ cần có gia đình thì nhìn quanh không thấy ai khiến chị rung cảm. Thêm một thời gian trăn trở tìm kiếm, cuối cùng, chị quyết định nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ để tự sinh con một mình.
Những ngày mang thai và nuôi con nhỏ thật khó khăn. Còn thêm sự tò mò, săm soi của những người xung quanh. Người ta không hiểu vì sao một cô gái xinh xắn và thành đạt lại làm mẹ đơn thân. Chị không thể kể đi kể lại mãi một câu chuyện để giải thích. Bởi vậy, ngoài thời gian đi làm, chị gần như ở trong nhà.
Tất cả rắc rối rồi cũng qua, con gái lớn nhanh, cao ráo và gương mặt giống hệt mẹ. Con thông minh, ham học hỏi, biết san sẻ việc nhà. Chị rất hài lòng dù đôi khi con có những hành động khiến chị bực không chịu nổi. Ví dụ như chuyện sơn chiếc xe đạp. Đã vậy, lúc ráp xe, con làm tới làm lui vẫn dư ra vài bộ phận nhỏ nên hỏi chị phải làm thế nào.
Dù chị đã cố gắng, con gái chị vẫn cần một người cha... (Ảnh minh hoạ)
Chị làm sao biết cách ráp một chiếc xe đạp. Chị hậm hực cằn nhằn, con gái xụ mặt một lúc rồi chảy nước mắt. Tối đó, chị lén đọc nhật ký của con. Thì ra lâu nay, con gái không cảm thấy hạnh phúc dù được mẹ dành cho tất cả tình thương. Con kể chuyện ngồi xem cha của đứa bạn thân sơn lại xe cho bạn ấy. Con ngưỡng mộ rồi ao ước có cha.
Với sự trợ giúp của anh sinh viên ở trọ cạnh nhà, chiếc xe rồi cũng ráp xong. Chiều thứ Bảy, đúng hẹn, con hớn hở đạp xe ra khu công viên bên bờ sông. Chị ngồi hóng gió với mẹ của bạn, để con đạp xe bên cạnh cha con họ. Ba người tổ chức cuộc đua, la hét cười nói hí hửng. Bỗng xe của bạn bị tuột xích, người cha vội vàng chạy đến giúp. Con dừng lại, lặng lẽ quan sát. Cái cách con nhìn cha con họ khiến chị nhói lòng.
Lâu nay, mẹ con quấn quýt bên nhau, tưởng sẽ bình yên mãi. Vừa làm cha vừa làm mẹ, chị dành tất cả tình yêu cho con. Con gái của chị không thiếu bất cứ thứ gì. Ai ngờ bây giờ chị phát hiện con cần thứ vô cùng quan trọng mà chị không có.
Sáng đầu tuần, chị dậy sớm tập thể dục dù đêm qua ngủ muộn. Hôm nay, chị trang điểm kỹ, chọn mặc bộ đồ ưng ý nhất và ngắm mình thật lâu trước gương. Chị vẫn còn đẹp. Người ta nói tình yêu không có tuổi, nhiều người lớn hơn chị vẫn lập gia đình. Chị tự nhủ mình sẽ làm được, nhất định làm được. Con của chị sẽ có cha.
Việt Quỳnh
Theo phunuonline.com.vn
Hỡi những bạn trẻ làm công ăn lương: Không hài lòng, nghỉ việc liền đi. Nhưng ngày nào còn đi làm thì phải làm thật tốt, đừng ỡm ờ chê bai! Đừng tưởng chuyện mình làm tất cả chỉ vì công ty, chỉ vì lợi ích của họ. Quên đi! Thật ra, bạn đang sử dụng công ty như một chiếc xe, để xây dựng thương hiệu cá nhân cho mình đấy chứ. Hồi còn đi làm thuê, tôi được cái phúc là sếp nào cũng giành về team của mình. Sếp marketing quốc...