Tết Trung thu Hà Nội đầu thế kỷ 20
Những bức ảnh Trung thu cách nay gần một thế kỷ đang được trưng bày tại ngôi nhà 87 Mã Mây (Hà Nội).
Tại ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, phường Hàng Buồm, Ban quản lý phố cổ Hà Nội giới thiệu Tết Trung thu của Hà Nội xưa bằng cách sắp đặt không gian Tết Trung thu truyền thống của một gia đình Hà Nội xưa; trưng bày ảnh Trung thu Hà Nội đầu thế kỷ 20 của Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
Phố Hàng Gai bán đồ chơi rằm tháng 8/1926.
Hàng Gai bán nhiều loại đồ chơi, phổ biến là đèn lồng được tạo hình các con vật. Trẻ con háo hức trước những quầy hàng Trung thu.
Những chiếc đèn ông sao cỡ lớn được làm ngay trên vỉa hè, thu hút sự chú ý của cả người lớn lẫn trẻ em.
Chọi gà – đồ chơi Trung thu làm bằng gỗ năm 1937.
Đồ chơi đèn gậy hình con cua.
Video đang HOT
Những con thú được làm bằng bột là đồ chơi phổ biến của trẻ Hà Nội gần một thế kỷ trước.
Đám múa lân sư trên phố Hàng Thiếc.
Những phụ nữ khăn đóng, áo dài nặn bánh Trung thu ở phố Hàng Đường, năm 1928.
Mâm cỗ Tết Trung thu của một gia đình trên phố Hàng Thiếc.
Ngọc Thành
Theo VNE
Xem trò chơi Trung thu xưa được tái hiện ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám
Tết Trung thu xưa đang được tái hiện tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), du khách được vui đêm hội trăng rằm cùng chú Cuội, chị Hằng, chơi các trò truyền thống và phá cỗ. Đây là sự kiện hoành tráng không chỉ tạo nên dấu ấn đặc trưng của Hà Nội, mà còn mang ý nghĩa làm đẹp thêm hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, qua đó quảng bá nền văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc tới tất cả du khách trong nước và quốc tế.
Thu Vọng Nguyệt là chương trình Tết Trung thu được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội vào 3 ngày từ 29.9-1.10. Đêm đầu tiên với chủ đề Thu tinh hoa, sau đó là Thu tương ngộ và Thu tuổi thơ. Trong đó, mỗi đêm hội đều diễn ra các hoạt động văn hóa, nghệ thuật kết hợp với ẩm thực.
Các phong tục truyền thống đón Trung thu của người Hà Nội sẽ được tái hiện như: Rước đèn, múa sư tử, hoạt cảnh chú Cuội - Hằng Nga, trang trí không gian lung linh với những chiếc đèn ông sao cỡ lớn, bày mâm ngũ quả...
Sự kiện văn hóa Thu Vọng Nguyệt là bản hòa tấu Trung thu đa màu sắc, đánh thức mọi giác quan bằng sự giao thoa của các chất liệu xưa - nay, cũ - mới, truyền thống và hiện đại trong một không gian mang tính biểu tượng văn hóa của Thủ đô - Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Mâm cỗ Trung thu cổ truyền được phục dựng bởi những nghệ nhân của sự kiện Thu Vọng Nguyệt.
Du khách được đắm chìm trong cảm xúc khó quên với màn trình diễn "Dòng sông ánh sáng" của những nghệ sĩ sắp đặt hàng đầu Việt Nam.
Trong khuôn viên của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như: Nu na nu nống, ô ăn quan, bắn bi, rồng rắn lên mây, nhảy dây...
Không chỉ được tham gia những trò chơi dân gian, các bạn trẻ còn được tham gia nhiều hoạt động như vẽ mặt nạ giấy bồi, làm đèn ông sao...
Các du khách nước ngoài thích thú với những chiếc đèn ông sao truyền thống của Việt Nam.
Cả gia đình thích thú với những phần quà được tặng trong đêm Trung thu tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Các em nhỏ xúng xính trong những bộ áo dài truyền thống.
NSND Tự Long - Xuân Bắc cháy hết mình cùng các em nhỏ.
Theo Danviet
"Ma quỷ" lượn lờ dọa người trên phố đi bộ đêm Trung thu Đêm Trung thu, những chiếc mặt nạ với hình thù ghê rợn, kỳ quái lượn lờ khắp phố đi bộ khiến không ít người giật mình thon thót, nhiều em nhỏ khóc thét. Trung thu, phố cổ Hà Nội những năm gần đây đã vắng bóng những đám múa lân, rước đèn ông sao như truyền thống, thay vào đó là những chiếc...