Tết Trung thu có nguồn gốc từ đâu?
Tết Trung thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm, ngày này đã trở thành tết của trẻ em hay còn gọi Tết trông Trăng hoặc Tết hoa đăng.
Trẻ em rất mong đợi được đón tết Trung thu vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước, tò he, được ăn bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích.
Nhiều quốc gia ở Đông Á và Đông Nam Á thường tổ chức các lễ hội vào dịp này như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Singapore. Đặc biệt với Hàn Quốc, đây là một trong những ngày lễ cổ truyền lớn nhất ở quốc gia này.
Cùng với Hàn Quốc, ngày này cũng là ngày nghỉ lễ ở Đài Loan hay Triều Tiên.
Tết Trung Thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm.
Cho đến ngày nay, có 3 truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.
Theo các nhà khảo cổ thì hình ảnh về Trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Người Trung Hoa cổ đại cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời Xuân-Thu. Có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam, là một ngày lễ hội mừng thu hoạch được mùa, vào lúc nông dân nghỉ-ngơi và vui chơi sau một vụ mùa.
Theo Phan Kế Bính trong sách Việt Nam phong tục, tục treo đèn bày cỗ do điển xưa về việc vua Đường Minh Hoàng. Vào ngày sinh nhật vua Đường Minh Hoàng, truyền cho thiên hạ đâu đâu cũng treo đèn và bày tiệc ăn mừng, từ đó thành tục.
Video đang HOT
Tục rước đèn do tự đời nhà Tống, do tục truyền rằng: Trong đời vua Tống Nhân Tông, có con cá chép thành yêu, cứ đêm trăng hiện lên là con gái mà đi hại người. Bây giờ có viên quan Bao Công mới sức cho dân gian làm đèn con cá giống như hình nó mà đem giong chơi ngoài đường để cho nó sợ mà không dám hại người.
Cũng theo Phan Kế Bính, tục hát trống quân do từ đời vua Quang Trung Nguyễn Huệ, “nguyên khi ông đem quân ra Bắc. Quân sĩ lắm kẻ nhớ nhà. Ông ấy mới bày ra một cách cho đôi bên giả làm trai gái, hát đối đáp với nhau để cho quân sĩ vui lòng mà đỡ nhớ nhà. Có đánh trống làm nhịp, cho nên gọi là trống quân”.
Theo Phan Kế Bính trong sách Việt Nam phong tục, “dân ta thế kỷ 19, ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng trăng. Đầu cỗ là bánh mặt trăng và dùng nhiều thứ bánh trái hóa quả, nhuộm các màu sặc sỡ, xanh đỏ, trắng và vàng. Con gái ở phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa, nặn bột làm con tôm, con cá voi…”.
Đồ trẻ con chơi trong Tết trung thu là các thứ bồi bằng giấy như bươm bướm, bọ ngựa, voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng hươu, tôm, cá,….Trẻ con buổi tối đêm trung thu, dắt díu nhau kéo co, bắt cái hồ khoan, rước đèn, rước sư tử, trống, thanh la.
Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm vừa mới lên cao. Đồng thời trong ngày này, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác Bánh Trung Thu, hoa quả, trà và rượu. Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà… Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân và treo đèn kéo quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình”.
Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, những người lớn bày cỗ cho trẻ em để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa.
Có 2 loại bánh rất được ưa thích vào mỗi dịp Trung Thu là bánh nướng và bánh dẻo. Đây cũng là món quà tặng phổ biển nhất vào mỗi dịp tháng 8 âm lịch.
(Tổng hợp )
SONG HY
Theo VTC
Nhân tết Trung thu: Một gia đình làm to he thủ đô "lưu lạc" tận An Giang
Theo nghề làm tò he-1 trong những món quà truyền thống "xưa cũ" ưa thích của trẻ em, nhất là dịp Tết Trung thu rằm tháng Tám, gia đình anh Trần Văn Tùng lãng du "lưu lạc" từ đất Hà Tây (nay là thủ đô Hà Nội) vào tận tỉnh An Giang mưu sinh.
Trong khuôn viên Tuần lễ Văn hóa ẩm thực, Du lịch và Thương mại An Giang vừa qua tại TP. Long Xuyên, ít người chú ý đến mấy xề tò he, dù chúng đầy đủ sắc màu. Nếu có, chỉ là đám trẻ con thích thú nhìn món đồ chơi là lạ, mà chúng chưa từng thấy bao giờ.
Dường như đã quá quen với điều đó, người bán cứ lẳng lặng ngồi nặn tò he. Mỗi nhân vật qua bàn tay tài hoa của họ mang đủ nét tươi vui, nhưng chính họ lại chất chứa suy tư về nghề, về những ngày lang bạt tha phương...
Anh Trần Văn Hùng lẳng lặng ngồi nặn tò he và những con tò he do anh nặn phần lớn chỉ gây được sự tò mò, thích thú đối với trẻ em.
Tôi thật sự ngạc nhiên khi biết, mấy người bán tò he trong hội chợ ấy đều là người thân trong gia đình, lưu lạc từ Hà Tây đến tận tỉnh An Giang. Họ theo nghề "cha truyền con nối" hàng chục năm nay, từ khi là thiếu niên, thời điểm tò he vẫn được ưa chuộng. Lúc trước, đông người bán thế nào cũng chẳng lo ế. Giờ, chỉ còn vài mươi người mà lại khó sống nổi với nghề.
Thấy vậy, gia đình anh Trần Văn Tùng (36 tuổi) quyết định "Nam tiến". Họ đem toàn bộ tài sản là các khối bột màu, chiếc xe gắn máy cà tàng, cùng đi tàu hỏa vào TP. Hồ Chí Minh lập nghiệp. Khổ nỗi, mảnh đất ấy phồn hoa, trẻ con đâu dành thời gian cho tò he nhỏ xíu, quê mùa!
Vậy là họ lại ra đi. Hễ biết tỉnh nào có hội chợ, dù lớn dù nhỏ, họ cũng đèo nhau trên chiếc xe máy cà tàng tìm đến. Xề tò he chiếm một góc khiêm tốn trong hội chợ dập dìu người qua lại. Họ cùng nhau ăn cơm hộp, ngủ tạm bợ mấy đêm ở nhà trọ rẻ tiền để tiết kiệm tối đa chi phí.
Đến khi hội chợ tỉnh này kết thúc, họ lại chất đồ đạc lên xe, di chuyển sang hội chợ tỉnh khác. "Hầu như hội chợ diễn ra thường xuyên ở các tỉnh phía Nam. Nếu chịu khó nắm thông tin, tìm đến đó bán thì vẫn có thu nhập cao hơn bán ở bên ngoài. Hôm nào vắng hội chợ, mọi người chia nhau đi bán trước cổng trường tiểu học"- anh Trần Văn Hùng (em anh Tùng) chia sẻ.
Anh Trần Văn Hùng nặn ra những con tò he nặn bằng bột với nhiều loại màu sắc, hình thù và biểu cảm khác nhau.
Vẫn luôn tay nặn tò he đợi khách, họ kể tôi nghe "bí quyết" của nghề. Tò he được làm từ bột nếp, phẩm màu, que tre. Giai đoạn làm bột là giai đoạn công phu nhất. Bột được làm từ gạo nếp trộn với gạo tẻ nghiền nhỏ theo tỷ lệ 1kg gạo tẻ với 100gr gạo nếp.
Nhào bột với nước cho đến khi bột nhuyễn, quyện dính vào nhau, vê thành cục. Cho cục bột vào nồi nước đang sôi để 1 giờ đồng hồ đến khi bột nổi, chìm rồi lại nổi thì vớt ra, để nguội, nhuộm màu cho bột. Màu sắc dùng để nhuộm bột cũng lấy từ cây nhà lá vườn: màu xanh từ lá cây, màu đỏ từ gấc, màu vàng từ nghệ, màu đen từ tro bếp, lọ nồi...
Chỉ bằng mấy khối bột màu cơ bản: đen, trắng, đỏ, vàng, xanh, cùng cây lược nhỏ bẻ rụng vài cái răng, sau ít phút họ đã "hóa phép" ra Tôn Ngộ Không, nàng tiên cá, thủy thủ mặt trăng, các con vật ngộ nghĩnh... trên que tre, giá chỉ 15.000 đồng/con. Những chi tiết nhỏ được chăm chút trên tò he, khiến hình ảnh sống động như thật.
Bột màu vô tri vô giác, qua tay họ trở thành muôn hình vạn trạng đáng yêu, thu hút. Có đứa trẻ khó tính yêu cầu phải nặn cho chúng Sôn-gô-kư trong phim hoạt hình "Bảy viên ngọc rồng", với mái tóc màu vàng, quần áo màu cam, đuôi màu nâu, giày màu đen, tay cầm gậy đỏ.
Có đứa thích nặn chiếc xe hơi màu xanh, nhất quyết không lấy chiếc xe hơi màu vàng vừa được nặn sẵn. Người bán đều vui vẻ chiều lòng "thượng đế nhí". Bởi vậy, họ luôn phải "cập nhật" những nhân vật mới trên tivi, hình vẽ để nghiên cứu cách nặn, theo kịp thị hiếu của các cháu.
Buổi tối, ở hội chợ đông ken người, mỗi xề tò he của họ bán được vài chục con. Lâu lâu, có vị khách nhờ nặn chân dung minh, giá vài trăm ngàn trở lên, họ cũng tỉ mẩn làm, lòng vui mừng vì có thêm khoản thu nhập lớn. Đến khi trời khuya nổi lên cơn gió lành lạnh, khách xúm nhau đi xem ca nhạc, họ lặng lẽ dọn hàng, rời đi.
"Đi thế này có chút đỉnh tiền, nhưng trừ sở hụi trên đường, công cán vất vả, chẳng dư bao nhiêu, cực khổ lắm. Nếu có tí vốn, chắc chúng tôi chuyển nghề, không thể theo mãi được. Món đồ chơi dân gian này sao có thể cạnh tranh nổi với nhiều đồ chơi hiện đại trên thị trường! Nếu theo nghề, phải có vốn để mở cửa hàng, bán buôn nhiều thứ mới trụ nổi. Lâu lắm rồi, chúng tôi chưa về quê. Mỗi lần về lại cân nhắc tiền bạc, chưa kể thất thu vì không mua, bán được. Mỗi năm về 1 lần là quý lắm rồi..."- anh Hùng nhẩm tính.
Theo Khánh Hưng (TTMT)
Thu giữ lượng lớn đồ chơi trẻ em nhập lậu bán Tết Trung thu Thời gian gần đây, lực lượng quản lý thị trường nhiều tỉnh thành đã phát hiện và thu giữ lượng lớn đồ chơi trẻ em nhập lậu tuồn vào Việt Nam phục vụ dịp Trung thu năm 2018. Lạng Sơn tịch thu 500 sản phẩm đồ chơi nhập lậu Vào ngày 10/9/2018 Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Chi Cục Quản...