Tết tha hương
Có người 10 năm chưa một lần về quê ăn Tết, có người nói đến Tết là khóc. Vì sao?
Không dám về vì sợ ba mẹ… mất Tết
“Cả khu trọ lạnh tanh như khu nhà ma, không một tiếng động, không một bóng người. Em sợ quá nên mở nhạc ầm ầm, rồi em nói chuyện với chính em, nói thật to mà vẫn không bớt buồn. Lúc đó em tưởng như mình có thể chạy bộ một mạch từ Sài Gòn về Quảng Ngãi để sum họp với ba mẹ”. Nguyễn Thị H.N., 23 tuổi, công nhân một công ty may ở thị xã Dĩ An, Bình Dương nhớ lại cảm giác mà mình đã phải trải qua trong những ngày không về tết năm trước. Buồn, sợ là thế nhưng Tết năm nay N. tiếp tục không về quê…
“Ai mà không nhớ quê hả anh. Tết thì nhớ da diết luôn rồi. Em đảm bảo đêm giao thừa, anh bước vào khu trọ em ở mà anh không khóc mới lạ. Buồn thê lương luôn. Năm trước em trùm chăn nằm khóc nguyên một buổi vì nghe mấy câu hát “Mẹ ơi hoa cúc hoa mai nở rồi/ Đời con, giờ đây đang còn lênh đênh….”. N. cho biết năm trước cô không về không phải thiếu tiền xe mà vì thời điểm đó cô đang có bầu với một nam công nhân cùng công ty. Sợ ba mẹ mắng chửi nên N. không dám ôm bụng bầu về đón Tết. “Người yêu của em hồi đó cũng thương em lắm. Nhưng anh ấy cũng sợ ba mẹ ở quê của ảnh nghi ngờ nên không dám ở lại Bình Dương cùng em”, N. nói. Theo sự phân công của công ty, người yêu N. đã chuyển về làm tổ trưởng trong một chi nhánh ở Cà Mau. N. bảo hằng tháng người yêu đều gửi tiền nuôi con nhưng năm nay anh vẫn không thể lên Bình Dương đón tết với mẹ con N. “Tết năm nay em có đứa con 1 tuổi để bầu bạn, hy vọng không nhớ nhà nhiều như năm trước”, N. nói rồi xua tay khi biết tôi có ý định chụp tấm hình N. cùng đứa con gái đang ngồi trước cửa phòng trọ. N. tâm sự: “Chờ khoảng 1 năm nữa, con em lớn tý em sẽ dẫn nó về quê tạ tội với ba mẹ, còn bây giờ anh đưa hình mẹ con em lên báo chắc ba mẹ em ở Quảng Ngãi mất Tết luôn”.
Mỗi dịp Tết là khu trọ của N. vắng tanh khiến người ở lại chỉ muốn khóc vì buồn
Đi chợ tết “mua” nỗi buồn
“Mua đi, mua đi em, đồ bộ 35 ngàn, quần “rin” mặc tết 75 ngàn, toàn hàng xịn không đó, quần quật cả năm rồi tết phải diện một chút chứ”, bà chủ quầy bán quần áo ở chợ Chí Hùng đon đản khi thấy một nhóm 6 nữ công nhân ghé qua sạp mình. Chợ Chí Hùng nằm ở thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương là một trong những phiên chợ công nhân lớn nhất Bình Dương. Xung quanh chợ này có nhiều công ty trú đóng, sử dụng hàng chục ngàn công nhân.
Trong nhóm 6 nữ công nhân ghé vào sạp quần áo, tôi để ý 5 cô khuôn mặt rạng rỡ, còn một cô có khuôn mặt buồn thiu. 5 cô kia ướm áo, hỏi giá chủ quầy liên tục, còn cô có vẻ buồn chỉ đứng bên cạnh, nhìn ngắm bạn mình thay áo mới rồi cười gượng. “Sao em không chọn cho mình mua áo mặc Tết như mấy bạn?”, tôi hỏi. “Mấy bạn rủ mua đồ Tết nên em chạy theo. Ra đây mới nhớ mình không về quê ăn Tết nên mua áo mới mặc cho ai ngắm mà mua?”, cô gái trả lời tôi rồi giới thiệu mình là Mai Thị Tuyến, 26 tuổi, quê Thanh Hóa, hiện đang làm công nhân tại một công ty sản xuất túi xách ở huyện Tân Uyên, Bình Dương.
Bạn bè cùng công ty về tết thì cười tươi mua áo mới còn công nhân Mai Thị Tuyến (áo trắng, bìa trái) thì không được về nên buồn bả giữa phiên chợ tết
Video đang HOT
Tôi hỏi lý do vì sao không về quê ăn Tết cùng gia đình, Tuyến lặng im, không nói, đôi mắt như chực ngấn nước. Chuyển sang chuyện thưởng Tết, Tuyến nói: “27 âm lịch công ty em mới phát lương, thưởng. Năm nay nghe đâu bọn em được thưởng một tháng lương tức khoảng 2, 3 triệu đó anh à”. Tiền thưởng Tết của Tuyến, tôi ngẫm lại chỉ đủ trang trải chuyến xe cho cô về Thanh Hóa, không lẽ quần quật cả năm lại tay không về quê ăn Tết? Có lẽ vì vậy mà Tuyến không về.
Quên cả mùa xuân!
Ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch Công đoàn KCN Biên Hòa – Đồng Nai cho biết vừa qua trong đợt rà soát các công nhân khó khăn để hỗ trợ vé xe về Tết, ông phát hiện có nhiều công nhân khó khăn đến nỗi 7-10 năm chưa thể về quê ăn Tết, cá biệt có công nhân 14 năm chưa nếm mùi Tết quê.
Như trường hợp công nhân Hà Quang Khuân (40 tuổi, quê Quảng Ninh đang làm việc KCN Biên Hòa 2) nhắc đến tết là anh ứa nước mắt. Anh kể 14 năm trước anh vào Nam làm công nhân và cưới vợ là chị Nguyễn Thị Việt (35 tuổi, quê Thái Nguyên, hiện đang làm tại KCN Amata). Từ khi 2 đứa con chào đời, anh Khuân và chị Việt càng dốc sức tăng ca, kiếm tiền trang trải tiền điện, tiền nhà, tiền gạo, tiền sữa, tiền học cho con. Vòng mưu sinh cứ quay cuồng khiến anh chị 14 mùa “xuân này con không về”.
Có chồng, có con, bôn ba mưu sinh không dám về quê đã đành, chị Hoàng (42 tuổi, quê Quảng Trị) chưa chồng chưa con mà hơn 10 cái Tết rồi chị vẫn “chưa thấy mặt quê hương”.
10 năm lang bạt ở Sài Gòn làm công nhân may nuôi đàn em, chị Hoàng chưa một lần về quê Quảng Trị ăn Tết
Chị Hoàng kể mẹ chị mất sớm, chị là con cả, tảo tần chăm lo cho 5 đứa em ăn học. Năm 2002 chị vào Sài Gòn làm công nhân may. “Hồi đó mỗi tháng lương chỉ được 400 ngàn đồng. Chị nhớ hồi đó, tới Tết nhận lương thưởng đồng nào là bọn công nhân tụi chị gửi hết về quê. Trong túi chỉ còn vài ngàn sống cầm hơi qua Tết, đâu dám bước ra đường phố du xuân. Suốt ngày ru rú trong phòng trọ”, chị Hoàng ngậm ngùi kể.
10 năm, đi làm qua hàng loạt công ty may, trăn trở với đủ thứ tiền phải chi trả nơi phố thị, chị Hoàng lần lượt vuột mất những cái Tết ấm áp ở quê nhà Quảng Trị. Không chỉ thế, mưu sinh biền biệt chị Hoàng cũng đã phụ lòng biết bao chàng trai đợi chờ chị về quê để xây dựng gia đình. Đến nay gần bước qua tuổi xế chiều nữ công nhân may này vẫn đơn bóng
Theo 24h
Rầm rộ đào vàng trái phép kiếm tiền tiêu Tết
Liên tục những năm qua, nhiều người dân thôn Muôn và thôn Mõ (Kim Sơn, Kim Bôi, Hòa Bình) đã biến cánh đồng lúa và bờ suối Mõ thành công trường khai thác vàng trái phép.
Ngang nhiên khai thác vàng
Theo một số người dân thôn Muôn và thôn Mõ, xã Kim Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình phản ánh tới PV, tình trạng khai thác vàng triền miên ở khu vực này đã gây ô nhiễm môi trường, nguy hiểm cho người và gia súc qua lại. Người dân khu vực cũng nhiều lần phản ánh đến các cơ quan chức năng của địa phương nhưng không thấy động thái xử lý.
Những máy xúc xuất hiện trong khu vực khai thác vàng trái phép.
Người dân cho biết, ban đầu chỉ có lẻ tẻ vài người tham gia vào việc tìm vàng, họ thường tranh thủ thời gian buổi trưa hoặc xế chiều để đãi vàng do lúc đó ít người để ý.
Tại khu vực khai thác vàng trái phép, PV nhận thấy có nhiều dụng cụ phục vụ đào vàng như xà beng, xẻng, máng nón đãi vàng... Việc khai thác vàng chủ yếu diễn ra quanh bờ suối Mõ, địa phận giáp danh giữa 2 thôn Muôn và thôn Mõ. Ngoài ra, có người còn đào vàng trong vườn và ngoài đồng ruộng nhà mình.
Những hố sâu hình thành từ việc đào vàng.
Mỗi tốp đi khai thác vàng thường có từ 10 -20 người, trong đó cử ra một người đứng đầu chịu trách nhiệm toàn bộ về việc thuê máy móc cho đến chia tiền công. Cả tốp phân công công việc và thuê các loại máy móc tạo thành một dây chuyền nghiễm nhiên khai thác vàng trái phép.
Dòng người kéo nhau đi đào vàng.
Thôn Mõ tập chung 5,6 chiếc máy xúc phục vụ khai thác vàng ở cánh đồng Bến, đồng Thung, đồng Hủi và đồi Cùm Wẹn. Còn ở thôn Muôn, người ta tụ tập đào vàng trên các thửa ruộng và có tới gần chục chiếc máy xúc được huy động làm việc. Trên các thửa ruộng có nhiều hố sâu đường kính khoảng 1-1,2m, xung quanh hố đất đá đổ thành ụ, đống.
Tình trạng khai thác vàng trái phép đã biến dòng nước suối của thôn Muôn và thôn Mõ thành màu đỏ gạch, không con cua, con cá nào có thể sống được.
Liệu chính quyền có bất lực?
Điều đáng ngạc nhiên là người dân đi khai thác vàng một cách công khai, rầm rộ như vậy mà không thấy chính quyền địa phương có bất kỳ sự can thiệp nào. Mặc dù việc khai thác vàng không chỉ diễn ra vào ban ngày mà cả về đêm. Tiếng kêu ầm ầm của máy xúc, tiếng nổ của máy hút nước tới tận 1, 2 giờ sáng khiến nhiều gia đình (không tham gia đãi vàng) cảm thấy bức xúc vì không thể chợp mắt.
Việc khai khác vàng chạy theo cái lợi trước mắt của nhiều người dân nơi đây đang dần hủy hoại đi chính môi trường sống của họ, làm cho nguồn tài nguyên đất canh tác bị thu hẹp... và hơn nữa việc làm của họ đang vi phạm pháp luật về khai thác khoáng sản.
Người dân đãi vàng bằng các dụng cụ thủ công.
Trao đổi với PV, ông Bùi Văn Yên - Chủ tịch UBND xã Kim Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình cho biết: "Tình trạng khai thác vàng tự phát của bà con nhân dân trong vùng đã có từ khá lâu. Hàng năm cứ vào đầu năm và cuối năm, người dân nơi đây lại đi khai thác vàng để kiếm tiền mua đồ Tết. Trước tình trạng khai thác vàng trái phép này, UBND xã đã kiến nghị lên UBND huyện Kim Bôi cắt cử công an về dẹp, tuy nhiên nó vẫn cứ diễn ra. Việc khai thác ở đây chủ yếu là thủ công".
Tuy nhiên khi hỏi tại sao "khai thác thủ công" mà xuất hiện nhiều máy xúc như vậy, ông Yên lý giải: "Đó là máy của 2 đơn vị ở huyện vào làm đường, không phải vào khai thác vàng. Ở đây, người dân dùng máy bơm cùng các phương tiên thủ công để khai thác".
Theo 24h
Giao thừa, pháo hoa sáng rực từ bắc vào nam Pháo hoa sẽ tỏa sáng lung linh trên mọi miền đất nước (Ảnh minh họa: Mạnh Linh/TTXVN) Tạo không khí náo nức, phấn khởi cho nhân dân vui đón năm mới Quý Tỵ 2013, đúng thời khắc giao thừa, màn pháo hoa nghệ thuật sẽ tỏa sáng lung linh trên mọi miền đất nước. Các địa phương đã có kế hoạch, phương án...