Tết Quảng mang bánh Tổ cúng ông bà
Bánh tổ là loại bánh tết truyền thống của người dân đất Quảng. Bánh tổ được chế biến từ nếp và đường. Nếp phải là loại hạng nhất, rất dẻo và thơm, được xay hoặc giã mịn như bột. Đường ở đây là đường bát, nấu ra nước, loại bỏ tạp chất.
Người làm đã chụẩn bị những cái “rọ” đan bằng tre giống như rọ buộc mõm trâu, bò rồi lấy lá chuối ngoài vườn cắt ra, lót xung quanh “rọ”. Đổ hỗn hợp đường – nếp vào “rọ”.
Đặt một tấm vỉ tre giữa nồi nấu bánh khá to, dưới đổ nước cách vỉ chừng 5cm. Trên vỉ, đặt “rọ” có hỗn hợp đường – thành một lớp dày. Đậy chặt nắp, đun sôi. Bánh chín là nhờ ở sức nóng của hơi nước trong nồi. Thời gian chín khá lâu. Lúc vừa vớt ra, rắc một lớp mè đã rang chín, bóc vỏ lên trên mặt còn rất nóng của bánh. Mè sẽ dính chặt vào, khá đều đặn, đẹp mắt. Công đoạn cuối cùng là đem bánh phơi ra nắng độ một, hai hôm đến khi nào bánh cứng mới thôi.
Bánh tổ có thể ăn “sống”, nướng hay chiên giòn. Thông thường, người ta thích nhất là xắt lát chiên giòn. Khi chiên, lát bánh sẽ phồng rộm lên đen mượt, toả ra mùi thơm ngào ngạt. Lúc ăn, để tăng thêm phần hương vị, người ta ăn kèm với bánh nướng. Thật khó tả nổi sự tuyệt vời của bánh tổ chiên giòn: mùi ngọt thanh của đường, mùi thơm đặc biệt của nếp hoà quyện cùng mùi beo béo của dầu, bùi bùi của hạt mè và mùi cay cay thoang thoảng của gừng… Nếu muốn nếm thử bánh tổ nướng, người ta cũng xắt lát đem nướng trên than hồng. Gặp nóng, lát bánh uốn cong, thơm lừng, trông vô cùng hấp dẫn. Còn bánh tổ ăn “sống”, nghĩa là xắt ra ăn ngay, tuy cũng thơm ngon nhưng không thú vị bánh tổ nướng, bánh tổ chiên giòn.
Video đang HOT
Không ai biết người Quảng bắt đầu làm bánh tổ từ bao giờ. Một số cụ già cao tuổi ở Hội An cho rằng bánh tổ xuất hiện thời Quang Trung, vào cuối thế kỷ 18. Theo họ, lúc nhà vua chuẩn bị tiến quân ra Bắc đại phá quân Thanh, một trong những nỗi lo của ngài là vấn đề bảo đảm lương thực trong suốt chặng đường dài hàng trăm cây số đầy chông gai, hiểm trở.
Người dân Quảng Nam, với sự thông minh và lòng ngưỡng mộ vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, đã tìm tòi và khám phá ra công thức chế biến loại bánh tuyệt hảo này. Bởi vậy, ngày nay bánh tổ chỉ có ở Quảng Nam và đặc biệt chỉ xuất hiện trong những ngày tết cổ truyền nhằm ghi nhớ công lao của vua Quang Trung vào mùa xuân năm ấy…
Bánh tổ đã trở thành loại bánh tết đặc sản của Quảng Nam – Đà Nẵng từ rất lâu rồi. Mỗi dịp xuân sang, mai vàng nở rộ, trên bàn thờ tổ tiên của người Quảng, những ổ bánh tổ luôn chiếm vị trí quan trọng giữa không khí trầm mặc, uy nghiêm của ba ngày đầu năm mới.
Theo PNO
Đi chợ làng Chuồn ăn bánh xèo cá kình
Người ta biết đến làng Chuồn (xã Phú An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) với nhiều món ẩm thực như rượu gạo, bánh tét, nhưng bánh xèo cá kình là món được nhiều người dân nơi đây ưa thích nhất.
Chợ quê thường không đông đúc, rộng rãi, các sản vật cũng không được phong phú bằng chợ thị thành nhưng với chợ làng Chuồn thì khác. Buổi sáng, chợ đã rộn rã tiếng cười của các chị, các o, mà nguyên nhân của sự sôi động đó một phần là từ những sản vật của vùng quê này.
Bánh xèo cá kình. Làng Chuồn ở vùng ven cách thành phố chừng 10 km, vào cuối tuần khá tấp nập khách từ xa tới để thưởng thức món ăn dân dã mà ngon này.
Chợ nằm ngay mép đầm Chuồn. Sau một đêm ngư dân đánh bắt các loại cá tôm tự nhiên, sáng sớm, những ghe cá chất đầy chủng loại như cá ong, cá dìa , cá mú, cá nâu, cá kình được mang ra bán, một phần được chuyển lên Huế, phần còn lại bán ngay ở chợ làng Chuồn.
Bánh xèo cá kình được làm và tiêu thụ ngay tại chợ làng Chuồn. Mỗi khi chợ đông cũng là lúc những quầy bánh xèo bắt đầu đỏ lửa. Mỗi quầy có khoảng 4 -5 khuôn đổ bánh, một chiếc bàn nhỏ và vài chiếc đòn dành cho thực khách ngồi.
Làm bánh xèo cá kình ngay ở chợ.
Cái lạ, cái ngon của bánh xèo này chính là con cá kình, cách ăn và không gian ăn.
Đầu tiên, thực khách mua cá ngay tại chợ. Cá kình có màu vàng ươm, mềm mại, thơm tho, vị hậu ngọt, gan cá bé xíu còn mật cá thì đăng đắng rất ngon. Sau khi chọn cá, người dân tự làm sạch rồi đưa cho các quầy ở chợ đổ bánh. Giá công đổ bánh và bột chỉ có 1.000 đồng mỗi chiếc.
Mỗi cái bánh có từ 1 đến 2 con cá, khi chín có màu sem sém cháy, bốc mùi cá nướng thơm ngon kỳ lạ. Trong lúc chờ bánh chín, thực khách ngồi chờ vừa nghe tiếng xèo xèo của bột đổ vào chiếc khuôn dầu nóng, khi nào thấy màu sắc của bánh, mũi ngửi được mùi thơm là chuẩn bị được thưởng thức hương vị đặc biệt thơm ngon ấy.
Người làng Chuồn ăn bánh xèo cá kình không bao giờ dùng đũa. Đa phần họ cho rằng: "bánh xèo ăn tay mới ngon, tay cầm con cá tước từng miếng thịt ngọt lịm, chấm với nước mắm thì không gì bằng". Nước mắm chấm bánh xèo phải là nước mắm ruốc ngon. Với người dân làng Chuồn, bánh xèo cá kình mà không ăn như thế thì không còn gọi là ngon nữa rồi.
Theo VNE
Bánh Tổ Quảng Nam Bánh tổ là loại bánh tết truyền thống của người dân đất Quảng. Bánh tổ được chế biến từ nếp và đường. Nếp phải là loại hạng nhất, rất dẻo và thơm, được xay hoặc giã mịn như bột. Đường ở đây là đường bát, nấu ra nước, loại bỏ tạp chất. Trộn hỗn hợp đường - nếp với liều lượng nhất định...