Tết ơi là tết!
Thời này thứ gì cũng có, bánh trái người ta làm quanh năm, trái cây đúng mùa nghịch mùa thiếu gì, chỉ có chị là vẫn giữ tư duy ông bà kiểu “ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà”.
Sau đợt nghỉ tết dài, cả nhà như ì ra – thay vì sáng dậy sớm, lo đi làm, đi học như thường lệ, mọi người đều nằm ườn đến khi nào thích thì dậy, bởi “dậy sớm cũng chẳng làm gì”.
Bữa sáng bắt đầu lúc chín giờ, rồi hai, ba giờ chiều mới ăn trưa hoặc bỏ luôn và bữa tối thì thật vô tội vạ, ngày ăn lúc bốn giờ chiều, ngày ăn lúc tám giờ tối, có ngày ăn lúc 11 giờ khuya do khách khứa đến chơi hay đi chúc tết về muộn. Giờ giấc sinh hoạt của cả nhà bao lâu tập thành nếp, giờ đảo lộn hết cả. Trong nhà, chị luôn đúng giờ để vừa nêu gương cho con, vừa điều chỉnh nhịp sinh hoạt cho gia đình, nay đành chặc lưỡi, hùa theo “đám đông” khi một mình thui thủi. Nay mai, nhất định phải quay lại nền nếp cũ, coi bộ khó chứ không đùa.
Chị là người đi làm sớm nhất nhà. Tròng bộ đồng phục vào, chị hoảng hồn khi thấy cái áo dường như… bé lại. Có điều gì đó “sai sai” đã xảy ra. Len lén lôi cân ra, chị “đứng hình” khi thấy cây kim lao vút đến số 53kg. Bình thường, chị chỉ quanh quẩn ở mốc 48-49kg. Lợi dụng mấy ngày tết, họ hàng nhà mỡ kéo đến kết thân. Chị méo mặt nhớ lại những bữa cơm ê hề thịt thà, đồ ngọt. Thói quen đi bộ quăng sang một bên, cái máy chạy cũng không được sờ tới.
Đến cơ quan, chị mới biết không riêng gì chị mà tất thảy nam phụ lão ấu đều nhăn nhó, ca thán. Và thay vì ăn bữa cơm khai trương năm mới, cả văn phòng kéo nhau đi siêu thị, mua các loại rau củ quả về hấp, luộc ăn để bù lượng rau xanh thiếu hụt. Vừa ăn vừa đau đớn khi nghĩ tới cảnh phải tiếp tục ăn kiểu ấy cho đến… hết tháng.
Ảnh minh họa
Nào đã xong, tối về chị lại vấp phải nỗi lo khác: không biết tiền bạc đã đi đâu hết. Tiền thưởng tết của hai vợ chồng không ít. Dành biếu bố mẹ hai bên một khoản, mua cho hai đứa trẻ mấy bộ quần áo, khi đi chơi có mua này mua kia, mừng tuổi cho trẻ con… nhưng đến giờ thì chị chịu, không biết đã mua gì mà đi tong gần 20 triệu đồng. Hỏi chồng thì anh tròn mắt “vợ là người chi mà”. Trước tết, chị đinh ninh sẽ dành được một khoản, qua tết bỏ vào ngân hàng để dành cho chuyến du lịch hè. Nhưng giờ thì tằn tiện chờ đến kỳ lương sau cũng không đủ khi mà mấy ngày tết ăn ngon đã quen.
Video đang HOT
Mở tủ lạnh, chị thần người không biết nấu gì cho bữa tối. Thịt thà cá tôm gì cũng đã chán mà trong tủ thì vẫn ê hề nào là gà vịt, giò chả, bánh mứt… các loại. Cứ nghĩ ngày đầu năm phải tươm tất, sung túc nên thấy gì chị cũng mua, cũng sắm, bảo không lẽ nhà người ta có mà nhà mình lại không, rồi bọn trẻ thèm thuồng tội nghiệp. Dạo một vòng trên chợ online, thấy gì cũng muốn mua, gì cũng cần, chí ít cũng là để cho chắc ăn, nên chị thả phanh click chuột. Hàng giao tới, cứ rút ví ra trả. Nay hết mùng rồi mà một số món vẫn chưa đụng tới. Nào phải của rẻ của ôi gì, cũng đồ nhập khẩu, đồ thương hiệu chứ ít sao.
Tối, sau bữa ăn toàn rau củ, chị triệu tập cả nhà lại, thẳng thắn kiểm điểm “bà nội trợ” là mình. Chồng hể hả “do mẹ cuồng shopping”, con trai lắc lắc đầu như ông cụ “giờ người ta chơi tết chứ mấy ai ăn tết mà mẹ cứ mua này mua kia”, bé con thỏ thẻ: “Con đến nhà mấy cô chú, mỗi nhà ăn một ít, về nhà mình đâu muốn ăn nữa nên dư là phải rồi”. Chị thở dài, ờ, lỗi do chị, nhưng sao không ai hiểu chị làm tất cả những điều đó, mua sắm nhiều thế là vì ai, nhưng chị không dám nói ra.
Chị thở hắt ra: “Rồi, sang năm cho bố giữ tiền, cần mua gì mẹ sẽ xin ý kiến cả nhà rồi mới mua”. Chồng chị vẫn cái điệu cười cười: “Nói được làm được nha”, và như để “khắc sâu nỗi đau”, chị bật đèn bàn, viết ngay bản cam kết, giao cho chồng giữ, đợi cuối năm đưa ra. Đám con cười hí hí: “Đầu năm mà mẹ đã phải viết bản kiểm điểm kìa”. Chị nhấn mạnh nét bút những chữ cuối cùng, quay lại lừ đám con và ông chồng, nói từ mai vào khuôn khổ giùm, hết tết rồi.
Chồng chị định nói gì đó, nhưng chị đã trừng mắt: “Chưa đi làm thì dậy phụ lo cho đám con giùm em. Chớ mai là rối cho coi” và nhìn đám trẻ đứa kiếm tập đứa kiếm khăn quàng, nháo nhào cả lên.
Đợi cả nhà ngủ, chị ra ban công, đi qua đi lại với hy vọng tống cổ được chút mỡ nào hay chút đó, cùng tiếng thở dài: “Tết ơi là tết!”.
Theo Tinmoi24
Nhẵn túi sau Tết vì gặp ai chồng cũng sĩ diện mừng tuổi "đậm"
Ngồi kiểm lại số tiền sau Tết, tôi xây xẩm mặt mày khi biết gia đình thâm hụt một khoản quá lớn chỉ vì cái tính sĩ diện của chồng.
Quả thật, Tết năm nào cũng trở thành một nỗi ám ảnh đối với các cặp vợ chồng. Bên cạnh niềm vui được gặp mặt, sum họp với gia đình, bạn bè, được xúng xính váy áo du xuân thì gánh nặng kinh tế là một áp lực không hề nhỏ, nhất là với những nhà không có nhiều tiền như gia đình tôi.
Và giờ, chỉ sau 1 tuần nghỉ Tết, tôi méo mặt không biết sẽ lấy gì chi tiêu trong năm mới này khi mà chồng đã vung tay quá trán trong dịp Tết vừa rồi.
Trước Tết, tôi đã phải gom góp, dành dụm rồi cân đối đủ thứ, đến cả bộ quần áo mới định mua cho mình nhưng cuối cùng tôi cũng phải cắt. Tất cả chỉ vì muốn có một khoản dành dụm cho ngày Tết.
Chồng tôi là con trai trưởng trong nhà nên vợ chồng tôi càng phải lo nhiều thứ, từ việc biếu bố mẹ, họ hàng, nhà thờ họ đến cả chuyện mừng tuổi... Tôi lo lắng vô cùng vì năm nào nhà tôi cũng phải tiêu một khoản khá lớn cho ngày Tết.
Chỉ sau 1 tuần nghỉ Tết, tôi méo mặt không biết sẽ lấy gì chi tiêu trong năm mới này khi mà chồng đã vung tay quá trán trong dịp Tết vừa rồi. (Ảnh minh họa)
Năm nay, theo dự định, tôi nghĩ mọi thứ cũng hòm hòm. Sau khi tính toán, cân đối tiền bạc, tôi giao cho chồng và dặn dò cẩn thận. Tôi không muốn về quê mỗi khi có việc gì cần phải chi tiêu chồng lại phải chạy ra lấy tiền từ chỗ tôi.
Dù sao anh ấy cũng là con trai trưởng, là đích tôn của cả họ. Cả năm có ngày Tết về thăm nhà, nhìn cảnh đó cũng không được thuận mắt cho lắm.
Để đảm bảo, tôi còn đưa dư cho chồng cả chục triệu so với tính toán. Năm nay vợ chồng tôi cũng để dành được nhiều hơn một chút nên tôi cũng có tiền để chồng có thể chi tiêu thoải mái hơn. Nhưng tất cả dự tính của tôi đều đổ bể khi mà chồng tôi cậy thế, vung tay quá trán, lẹm một khoản lớn vào cả tiền của cả gia đình.
Tất cả dự tính của tôi đều đổ bể khi mà chồng tôi cậy thế, vung tay quá trán, lẹm một khoản lớn vào tiền của cả gia đình.
(Ảnh minh họa)
Về quê, mấy ngày Tết, gặp ai chồng tôi cũng mừng tuổi. Vấn đề là ở chỗ, vừa có chút bia rượu trong người, lại thêm tính sĩ diện, khoe mình làm trên thành phố, ở công ty lớn nên chồng tôi rút ví không thèm đếm.
Chồng mừng tuổi mà tôi nhìn choáng váng, xây xẩm mặt mày. Tôi có nhắc nhở nhưng anh tặc lưỡi "Cả năm trời mới có một dịp, làm sao em phải keo kiệt thế"... Hơn nữa, suốt mấy ngày Tết chồng tôi lúc nào cũng ngà ngà say, không muốn cãi nhau nên tôi chỉ đành im lặng.
Tôi những tưởng cùng lắm chỉ quá lên một chút nhưng sau Tết, kiểm kê lại số tiền tôi mới choáng quá. Không chỉ khoản tôi đưa cho anh, cộng thêm chỗ dự trữ đã hết bay mà ngay cả tiền tiết kiệm tôi để trong vali anh cũng lôi ra tiêu bằng sạch mà không nói với vợ một lời.
Khi tôi hỏi thì chồng mới gật gù thừa nhận: &'Anh cứ rút đi tiêu thôi, lúc nào cũng thấy trong ví đầy tiền nên cũng chẳng tính toán đã tiêu nhiều hay ít".
Làm lụng cả năm để dành được một ít cuối cùng chồng tiêu trong phút chốc. Đầu xuân năm mới cũng chẳng thể đi đâu vay tiền, tôi ngán ngẩm nhìn chồng đầy hậm hực. (Ảnh minh họa)
Rời quê lên thành phố sau Tết, vợ chồng tôi méo mặt khi còn đúng vài trăm nghìn trong túi. Ban đầu dự tính sẽ thuê xe đi riêng, nhưng với khoản tiền ít ỏi đó, chúng tôi đành bấm bụng đi xe khách để đỡ tốn.
Tôi mang một "cục tức" to đùng trong người khi thấy chồng không biết thương vợ, thương con, chỉ vì những phút bốc đồng mà để giờ cả gia đình phải mệt mỏi thế này. Làm lụng cả năm để dành được một ít cuối cùng chồng tiêu trong phút chốc. Đầu xuân năm mới cũng chẳng thể đi đâu vay tiền, tôi ngán ngẩm nhìn chồng đầy hậm hực.
Theo Ngoisao
40 tuổi tôi vẫn hạnh phúc vì được đón Tết theo cách truyền thống Tôi sẽ không chọn cách trốn Tết, vì như thế chẳng khác nào từ chối món quà vô giá thiên nhiên và tổ tiên đã trao tặng. Tôi 40 tuổi, gia đình gốc Bắc nhưng định cư ở Sài Gòn từ năm 1980, còn gia đình chồng vẫn ở ngoài Bắc. Sau khi lập gia đình, chúng tôi sinh sống ở Hà Nội...