Tết ngàn tỷ của đại gia bậc nhất 2013
Khó khăn dường như không thể vùi dập được những tỷ phú hàng đầu Việt Nam khi tài sản của họ vẫn tăng lên nhanh chóng trong năm 2013.
Nền tảng kinh doanh vững chắc, chiến lược đúng đắn và ứng phó linh hoạt đã giúp các tỷ phú kiến ngàn tỷ trong năm kinh tế rơi xuống đáy.
Người cũ vững vàng
Chứng khoán ngày 17/12, TTCK, VN-Index vẫn nặng nề quanh ngưỡng 505 điểm báo hiệu kết thúc một năm ì ạch. Tuy nhiên, phiên giao dịch này lại chứng kiến sự tăng điểm mạnh mẽ của cổ phiếu VIC. Cổ phiếu của Vingroup tăng thêm 2.500 đồng lên 70.000 đồng giúp tỷ phú USD đầu tiên Phạm Nhật Vượng có thêm hơn 710 tỷ đồng.
Tính chung từ đầu năm, tài sản của doanh nhân giàu nhất chứng khoán ViệtNam 3 năm qua tăng thêm hơn 2.700 tỷ. Ông Vượng chắc chắn giữ ngôi số 1 năm 2013 với số cổ phiếu quy ra tiền khoảng 20 nghìn tỷ đồng.
Tỷ phú Việt, bên cạnh nhân tố cũ vững vàng đã có những người mới vượt trội.
Riêng số tiền vị tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam có thêm trong 2013 đã vượt tài sản của các tỷ phú đứng vị trí thứ 5 trở xuống trong danh sách những người giàu nhất trên TTCK. Đó là chưa tính tài sản đứng tên của những người thân trong gia đình ông Vượng cũng tăng khoảng 21% trong năm.
Đọc những thông tin kinh tế – tài chính mới nhất trên FICA: Nhà ga “T1 Nội Bài mở rộng” chuẩn bị khai trương vào trước Tết Dương lịchSẽ có thêm gần 79.000 căn nhà ở xã hộiNông sản rớt giá – Nguy cơ thiếu lương thực cuối nămCác dự án căn hộ nhỏ, giá thấp có “cứu” được gói 30.000 tỉ đồng?
Trong một năm khó khăn, lĩnh vực BĐS đang đóng băng ở đáy thì việc gia tăng tài sản của ông Vượng chủ yếu dựa vào cổ phiếu VIC tăng điểm. Mặc dù vậy, những điểm sáng của VIC đã phần nào lý giải cổ phiếu này duy trì được mức giá khoảng 70.000 đồng/cp trong suốt cả năm. Ngoài các dự án hoành tráng ở Hà Nội và các tỉnh đang hoàn thiện cho nguồn thu lớn thì con số lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2013 trên 6.000 tỷ đồng, tăng hơn 310% so với cùng kỳ cũng rất hấp dẫn nhà đầu tư.
Ông chủ Tập đoàn Hòa Phát (HPG) Trần Đình Long cũng có thời điểm kiếm hàng trăm tỷ đồng trong một vài phiên giao dịch. Tính từ đầu năm, đại gia này đã đút túi hơn 1.800 tỷ đồng nhờ cổ phiếu HPG đã tăng giá trên 90% so với cuối năm 2012.
Trong năm 2013, ông Trần Đình Long – người giàu thứ 3 trên TTCK còn thu về được 264 tỷ đồng trong vụ bầu Kiên giúp HPG vượt 27% kế hoạch lợi nhuận năm ngay trong 9 tháng đầu năm.
Video đang HOT
Không những thế, cổ phiếu HPG còn tăng giá nhờ kỳ vọng vào nguồn thu trong tương lai của dự án BĐS Mandarin Garden sẽ chủ yếu được ghi nhận vào năm 2014.
Không chỉ có thế, ông Long còn dìu vợ vào tốp 10 người giàu nhất ViệtNam. Cho dù đánh mất vị trí này vào trong tháng cuối cùng của năm nhưng nữ doanh nhân kín tiếng đã trở thành một cái tên đáng chú ý của giới siêu giàu Việt Nam.
Những nhân tố mới vượt lên
Một đại gia ngành thép đã vượt trội trong bối cảnh khó khăn của năm 2013 là ông chủ Tập đoàn Hoa Sen (HSG) Lê Phước Vũ. Đây là đại gia kiếm tiền số 1 trên TTCK và là duy nhất trong tốp 10 người giàu nhất có tài sản nhân đôi trong vòng một năm.
Trong năm 2013, doanh nhân phật tử Lê Phước Vũ đã “kiếm” thêm trên 1.000 tỷ đồng, nâng tổng túi tiền tính theo giá trị cổ phiếu đang nắm giữ lên gần 1.900 tỷ đồng, tương đương tăng hơn gấp đôi (từ 17.300 đồng/cp lên trên 43.000 đồng/cp). Một tốc tăng chóng mặt, vượt xa mức tăng khoảng 20% của 2 người giầu nhất (ông Vượng Vingroup và bầu Đức Hoàng Anh Gia Lai).
Trong tốp 10, các đại gia cũng kiếm được một lượng lớn tiền nhờ những thành tựu nổi bật gồm có: ông Đoàn Nguyên Đức – bầu Đức có tài sản tăng thêm 900 tỷ đồng nhờ triển vọng dự án cao su tại Lào, BĐS tại Myanmar…; bà Phạm Thu Hương – vợ ông Vượng có thêm 470 tỷ đồng nhờ cổ phiếu VIC; Phạm Thúy Hằng – em vợ ông Vượng thu vào 315 tỷ đồng nhờ cổ phiếu VIC, ông Đặng Thành Tâm hồi phục 340 tỷ nhờ sự trở lại của cổ phiếu KBC, ông Hà Văn Thắm tăng 180 tỷ đồng nhờ sự mở rộng hoạt động của Tập đoàn Đại Dương.
Khá nhiều doanh nhân khác cũng chứng kiến tài sản tăng thêm hàng trăm tỷ đồng trong năm 2013 như: bà Vũ Thị Hiền – vợ ông Trần Đình Long tăng 550 tỷ đồng nhờ cổ phiếu HPG); ông Dương Ngọc Minh thêm 420 tỷ đồng nhờ vị trí ông “vua” trong ngành cá tra của Thủy sản Hùng Vương; ông Trần Kim Thành thu 210 tỷ nhờ vị trí thống trị của Bánh kẹo Kinh Đô KDC trên; ông Trương Gia Bình tăng 230 tỷ nhờ vị trí hàng đầu của FPT trong lĩnh vực công nghệ.
Tính theo tỷ lệ cấp độ nhân tài sản và trên diện rộng toàn TTCK, các đại gia ngự trị các DN lớn nói trên cũng chưa hẳn đã dẫn đầu. Nhiều cổ phiếu tăng dữ dội trong năm 2013 như:
SCL, API tăng gấp 4 lần; TCM tăng 3,6 lần; VNS tăng gần 3 lần, REE tăng 94%).
Một số cổ đông Nhà nước chi phối cũng kiếm bộn tiền bao gồm: Vinamilk tăng 62%, Nhiệt điện Phả Lại tăng 115%; Cao su Đà Nẵng tăng 96%…
2013 vẫn được coi là một năm rất khó khăn khi kinh tế vẫn còn ở đáy. Tuy nhiên, đây cũng là năm đánh dấu dòng tiền đổ vào TTCK, giúp nhiều đại gia nắm giữ cổ phiếu chứng kiến túi tiền tăng mạnh.
Trong hơn 730 DN niêm yết, năm 2013 có gần 500 mã tăng giá (với khoảng 60 mã tăng từ gấp đôi trở lên; hơn 200 mã tăng từ gấp rưỡi trở lên). Mặc dù số lượng cổ phiếu tăng giá áp đảo nhưng trên thực tế đa số mã cổ phiếu có giá ở mức rất thấp, dưới mệnh giá 10.000 đồng/cp. Chỉ số VN-Index tăng khoảng 23% so với đầu năm nhưng vẫn đang được cho là ở vùng đáy nếu loại trừ yếu tố lạm phát.
Vì thế, nhiều NĐT cho rằng TTCK đã tăng trong năm 2013 chưa đúng kỳ vòng. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại nhiều người lo ngại về tính hấp dẫn thực sự của đa số các cổ phiếu trên thị trường, nhất là trong bối cảnh gần như toàn bộ các kênh đầu tư khác đều đáng thất vọng.
Theo Mạnh Hà
VEF
Ai có tên trong 195 người Việt siêu giàu
Con số mới công bố về số lượng gần 200 người Việt siêu giàu cùng với khối tài sản lên tới 20 tỷ USD đã khiến nhiều người bất ngờ. Vậy ai là những người có túi tiền trên 30 triệu USD để được đứng trong danh sách này?.
Những người lộ diện trên sàn chứng khoán
Danh sách các thành viên "Câu lạc bộ siêu giàu" mới được một công ty tư vấn và một ngân nước ngoài công bố cho rằng, số người Việt gia nhập câu lạc bộ siêu giàu (có từ 30 triệu USD trở lên) hiện đã lên tới 195 người, với tổng giá trị tài sản 20 tỷ USD, tăng khá nhiều so với 170 người và 19 tỷ USD một năm trước đó.
Trong khi số lượng người siêu giàu tại những nền kinh tế lớn mới nổi hàng đầu thế giới như Trung Quốc và Brazil đang sụt giảm, số người siêu giàu tại nước Đông Nam Á, nhất là tại Thái Lan và Việt Nam đang tăng khá mạnh.
Báo cáo không đưa ra danh sách và cách thức thu thập thông tin để đánh giá nhưng có thể các tổ chức nói trên thực hiện đánh giá của mình dựa trên các thông tin thu thập được trên TTCK, từ các ngân hàng và có thể từ chính báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, doanh nhân.
Soi từ TTCK có thể thấy, với hơn 700 đơn vị niêm yết trên hai sàn chứng khoán, giới đầu tư biết đến hàng trăm cổ đông có tài sản quy từ cổ phiếu trị giá từ 2 triệu USD trở lên. Trong đó, nếu xét theo tiêu chí "siêu giàu" không dưới khoảng 20 người.
Đứng đầu trong danh sách này là ông Phạm Nhật Vượng, ông chủ tập đoàn Vingroup (VIC) - người có tài sản tính theo cổ phiếu VIC lên tới gần 18.000 tỷ đồng và theo xếp hạng của Forbes là tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam, vượt xa người đứng thứ 2 là ông Đoàn Nguyên Đức (HAG), một doanh nhân đang có gần 6.200 tỷ đồng.
Ngoài ông Vượng và ông Đức, TTCK còn biết đến 8 người đang sở hữu cổ phiếu có giá trị từ 1.000 tỷ đồng trở lên là: ông Trần Đình Long (cổ phiếu HPG), bà Phạm Thu Hương (VIC), bà Phạm Thúy Hằng (VIC), bà Nguyễn Hoàng Yến (MSN), ông Lê Phước Vũ (HSG), ông Hồ Hùng Anh (MSN), ông Hà Văn Thắm (OGC), bà Vũ Thị Hiền (HPG).
Những người có tài sản quy từ cổ phiếu trị giá từ 630 tỷ đồng (tương đương khoảng 30 triệu USD) trở lên tới dưới 1.000 tỷ đồng bao gồm: ông Trần Phát Minh (STB), Trầm Trọng Ngân (STB), Nguyễn Văn Đạt (PDR), Đặng Thành Tâm (ITA, KBC, SGT, NVB), Trần Kim Thành (KDC), Dương Ngọc Minh (HVG), Trương Gia Bình (FPT), Trần Lệ Nguyên (KDC), Trần Thị Thu Diệp (HPG).
Nhưng nếu chỉ tính số tài sản thông qua cổ phiếu trên sàn thì lượng người siêu giàu vẫn còn ít. Mới bằng khoảng 10% so với con số đưa ra. Vậy phần lớn số lượng những người siêu giàu còn lại là những ai?
Phần chìm của tảng băng
Nền kinh tế Việt Nam trong vài năm gần đây gặp khá nhiều khó khăn nhưng sự tăng trưởng gần 15% về số người siêu giàu khiến nhiều người bất ngờ.
Tuy nhiên, TTCK đang ngày càng phát triển, số DN lên sàn đông hơn, các thông tin về những ông chủ lớn cũng công khai hơn. Nhiều doanh nghiệp, doanh nhân cũng đã không còn quá e dè về việc phải công bố mức độ giàu có của mình... Đây có lẽ là một phần nguyên nhân khiến số lượng những đại gia giàu có lộ diện ngày càng nhiều hơn. Hàng loạt các danh sách thống kê người giàu như: người giàu... liên tục được công bố với số người ngày càng nhiều hơn.
Nếu vậy, thì số người giàu và số lượng người siêu giàu ở mức gần 200 người theo báo cáo nói trên có lẽ không còn quá ngạc nhiên. Và trên thực tế, trong vài năm gần đây, người dân cũng đã quá quen thuộc với rất nhiều đại gia, thiếu gia, tiểu thư... không thuộc bảng xếp hạng giàu có nào nhưng cũng sở hữu những chiếc siêu xe, nhà cửa... lên tới vài triệu USD.
Mức độ giàu có và số lượng người siêu giàu gấp 10 lần so với số lượng người mà tài sản của họ được cân đo đóng đếm, quy đổi thành tiền rõ ràng, mình bạch có lẽ cũng không khiến người dân nghi ngờ nhiều lắm về độ chính xác.
Thực tế cho thấy, trong nhiều năm gần đây, một bộ phận doanh nhân cho dù chưa niêm yết cổ phiếu trên các sàn chứng khoán nhưng được đánh giá rất giàu, thậm chí giàu hơn những người có mặt trong danh sách những người giàu nhất trên TTCK.
Bà Nguyên Thị Nga - lãnh đạo cao nhất của tập đoàn BRG, chủ tịch HĐQT Ngân hàng SeABank; ông Vũ Văn Tiền - chủ tịch Tập đoàn Geleximco có dự án BĐS trải khắp khu vực miền Bắc và hàng loạt các dự án khủng khác như xi măng, bột giấy, nhiệt điện, khách sạn, trung tâm thương mại, ngân hàng... Hay như "Chúa đảo" Đào Hồng Tuyển, chủ dự án Tuần Châu với cả trăm công trình giải trí và biệt thự, bến du thuyền lớn nhất thế giới... được đồn đại có tài sản lên tới 2 tỷ USD.
Bên cạnh những gương mặt có lượng tài sản được đánh giá là rất khủng nói trên, giới đầu tư còn biết tới rất nhiều doanh nhân có thể lọt vào danh sách những người siêu giàu khác.
Có thể kể đến hàng loạt tên tuổi doanh nhân lớn như: ông Võ Quốc Thắng (ông chủ Đồng Tâm - DTG); ông Mai Hữu Tín (sở hữu vài chục DN và là phó chủ tịch ngân hàng Kiên Long); đại gia đất Thái Bình, ông chủ Bitexco, Vũ Quang Hội; ông Đặng Khắc Vỹ (cùng vợ đang nắm giữ 18,6% cổ phần của VIB Bank); Đỗ Minh Phú (DOJI); Đỗ Văn Bình (Sudico, chủ tịch CTCP Đại Dương)...
Bên cạnh đó là hoàng loạt cái tên rất nổi trên truyền thông như: Huỳnh Uy Dũng (KCN Sóng Thần 1,2,3); Lê Ân (đại gia khoe tài sản trên 2.000 tỷ đồng); Lê Thanh Thản (đại gia BĐS, chủ hệ thống khách sạn tư nhân lớn nhất Việt Nam); Lê Văn Kiểm (chủ sân golf Long Thành và gia đình ông là một trong những nhà đầu tư tư nhân Việt Nam lớn nhất tại Lào); Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy); vợ chồng bà Nguyễn Thị Mai Thanh (REE); bà Thái Hương (NH Bắc Á, TH True Milk); Trần Quý Thanh (ông chủ Dr Thanh, Tân Hiệp Phát)...
Điểm qua cũng thấy, dường như hầu hết người siêu giàu đều chưa xuất hiện chính thức qua sàn chứng khoán. Với 195 người Việt siêu giàu có tài sản lên tới 20 tỷ USD, cao hơn nhiều so với mức khoảng 2,2 tỷ USD (hơn 47.000 tỷ đồng) của 19 người giàu nhất trên TTCK. Điều đó có nghĩa là còn gần 18 tỷ USD (hoặc hơn) của các doanh nhân giàu có khác, chưa kể những người chưa thống kê được. Đó chính là phần chìm của tảng băng trong nền kinh tế Việt Nam.
Theo Mạnh Hà
Chưa có thủ tục kỷ luật, thôi việc đối với cán bộ Với yêu cầu chỉ rõ địa chỉ nơi tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ chưa tốt, không ngại đưa ra những tồn tại, yếu kém, tiêu cực, Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình thừa nhận, quy trình còn nhiều hạn chế, cũng chưa có thủ tục kỷ luật, thôi việc đối với cán bộ. Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ...