Tết này, tôi mới… thôi nôi
Nói gì mà lạ? Đã ngót nghét ở độ tuổi lục thập thì còn thôi nôi quái quỷ gì nữa chứ? Thế mà có đấy.
Dù ở độ tuổi nào đi nữa, hễ dịp gần Tết là con người ta lại chộn rộn, náo nức, chờ đợi. Khoảnh khắc này thiêng liêng biết đường nào. Bởi lẽ, đây là dịp họ nhìn lại một chặng đường đã đi qua, và bắt đầu chờ đón những gì sẽ diễn ra trong năm tới. Liệu mọi việc có hanh thông hơn năm ngoái? Có ưng ý như năm ngoái?
Biết bao câu hỏi vụt ngang qua đầu, dù lâu dài hay chốc lát, ai ai cũng nhẹ nhàng khép lại suy tư ấy và tự nhủ: “Tết mà. Thôi kệ. Cứ thế mà đi tới”. Điều này, cũng có nghĩa, gì thì gì cũng chẳng gì “trầm trọng” lắm đâu, trước mắt hãy toàn tâm toàn ý lo cho một cái Tết thật oách xà lách trong khả năng tốt nhất của mình.
Trước đây, hễ dịp Tết đến thì bao giờ trong óc tôi của nghĩ đến cụm từ “ Tết sum họp”. Phải về quê. Về lại nơi chôn nhau cắt rốn. Nơi lần đầu tiên cất tiếng khóc oa oa chào đời. Ấy mới là sự quay trở về bản thế của chính mình và tận hưởng bằng tất cả năng lượng đang có. Như thế mới đã nư. Đã đời. Mới khoái. Mới sướng.
Năm hết Tết đến, nếu vì lý do gì đó vẫn còn phiêu bạt chân trời góc bể, không thể quay về đoàn tụ ắt nhiều người cảm thấy lạnh lẽo, buồn nhớ không cùng. “ Mặt sầu với mái tóc cằn/ Ngày mai ta lại gặp xuân quê người” (bản dịch Nhất Anh). Đó là tâm sự Đêm ba mươi Tết ở quán Thạch Đầu của nhà thơ Đới Thúc Luân (732-789). Chi tiết nhỏ này cho thấy lúc ai ai cũng đoàn tụ, riêng mình lại lẻ loi thì tủi phận lắm.
Nay, suy nghĩ ấy đã khác. Đã có nhiều gia đình, nhất là những công chức, làm việc bàn giấy, suốt năm bận rộn lại nghĩ đến “Tết thư giãn”. Tết là dịp nghĩ ngơi. Defragmenter lại cơ thể sau 365 ngày lao động mệt mỏi. Thế là, trong khoảng thời gian đó, thay vì về quê sum họp cùng anh em, bà con; hoặc ở nhà trang trí, dọn dẹp nhà cửa, mua sắm, đón khách… thì họ lại làm một chuyến viễn du. Có thể trong hoặc ngoài nước, tắt điện thoại để gia đình toàn tâm toàn ý cùng sum vầy trong một không gian mới.
Sự lựa chọn này, theo tôi là bình thường. Trước kia giá trị của Tết truyền thống gợi mở từ đại gia đình, gắn kết các thành viên nhiều thế hệ và mở rộng ra đến tình làng nghĩa xóm; nay, nó đã thu hẹp lại, có thể chỉ trong mỗi gia đình nhỏ của mình. Nói như thế, không phải con người ta cắt đứt với các mối quan hệ ruột thịt khác, nó vẫn còn đấy thôi. Vẫn còn thể hiện qua các ngày trong năm, đơn giản là phương tiện thông tin liên lạc, đi lại đã dễ dàng hơn rất nhiều. Họ có thể chia sẻ tình cảm, an ủi, bảo ban hằng ngày chứ nào phải chờ đến dịp Tết nhất.
Riêng tôi trong Tết này, điều cực kỳ thú vị nhất, kỳ diệu nhất vẫn là lúc đang bước đến với Tết trong tâm thế chờ đợi… thôi nôi. Nói gì mà lạ? Đã ngót nghét ở độ tuổi lục thập thì còn thôi nôi quái quỷ gì nữa chứ? Thế mà có đấy. Sự sống trong cõi thiên nhiên trời đất bao giờ cũng mở ra sự mới mẽ, tươi trẻ đến lạ lùng. Tôi nghĩ rằng, lúc có thêm một tiếng khóc lọt lòng trong căn nhà của mình, đó là lúc con người ta quay ngược lại thời gian. Thời gian đã từng chồng chất tuổi tác trĩu vai, bạc tóc thì nay đã hồi sinh qua đứa trẻ mà mình đang từng ngày ẵm bồng ấp iu trong vòng tay. Lúc ấy, tôi đã nghĩ gì? Nghĩ gì ư? Vẫn là nghĩ về một cuộc tái sinh kỳ diệu mà chính mình đã may mắn có được và cảm thấy lạ lùng, lạ lẫm:
Lạ từ tiếng khóc u oa
Đêm khuya khoắt ba giật mình tỉnh giấc
Chạm giọt mưa Xuân dịu dàng thân mật
Từ cằn khô, lộc mới lại thơm lên…
Thế đấy, ngay cả lúc có đái dầm vẫn cứ nghĩ là “giọt mưa Xuân”, thế không kỳ diệu là gì? Vì lẽ đó, Tết này, tôi không còn có cảm giác hồi hộp, chen chúc chờ đợi ở sân bay Tân Sơn Nhất vào chiều Ba mươi Tết để về Đà Nẵng. Trước đây, dù đã lập nghiệp tại Sài Gòn vài ba chục năm nhưng chưa bao giờ tôi ăn Tết tại đây. Tết nào, tôi cũng về quê. Phải về cho bằng được. Về như một cách tiếp nhận năng lượng sống. Như tưởng nhớ đến quê cha đất tổ. Như tìm lại kỷ niệm của thời thơ ấu. Nhưng rồi, nay đã hoàn toàn khác. Đơn giản chỉ vì bây giờ, tôi đã có vợ con, đã thật sự có một mái ấm, do đó, Tết còn là dịp để tôi làm nghĩa vụ của một “người chủ” trong nhà, chứ không thể bay nhảy như thuở “đơn thân độc mã”.
Video đang HOT
Nếu Tết trước kia, việc quan tâm nhất là chuẩn bị tiền lì xì để lúc về quê mừng tuổi cho con cháu, bà con, xóm giềng… rồi tha hồ vui chơi “xả láng sáng về sớm” thì nay tôi đã phải ở lại Sài Gòn đặng chu toàn nhà cửa của mình. Ở lứa tuổi “lục thập” lúc Tết đến với nhiều người rất đơn giản nhưng với tôi cực kỳ có ý nghĩa vì đây là cái Tết đầu tiên có con. Một sự mới mẻ của lần thứ nhất trong đời được cảm nhận:
Vòm xanh hoa trái sum suê
Ấm lòng với tiếng oe oe chào đời
Với tôi, lúc ẵm con là đang bồng lấy mùa xuân trong vòng tay. Cảm giác này đã đến từng ngày, từng giờ và trong niềm cảm hứng suy nghĩ về Tết cũng đã khác trước. Đã mới mẻ. Đã tinh khôi từ những bài đồng dao tôi viết ru con:
Con chim se sẻ
Nó đã mái tranh
Gội đầu lá chanh
Thơm thơm hoa bưởi
Con cá ngoài suối
Bơi lội tung tăng
Ông giẳng ông giăng
Xuống đây ru bé
Con chim se sẻ
Nó hót vang trời:
Bé ạ, bé ơi
Đừng nhè, chớ khóc
Sáng mai đi học
Cô cho điểm 10
Ba mẹ reo vui
Cười tươi như Tết
Và cứ thế, Tết đang đến từng ngày.
Cảm hứng này, trong niềm vui tràn trề, xin được tự nhủ: “Tết này, tôi mới… thôi nôi” là nằm trong ý nghĩa này. Thôi nôi của bé nhóc cũng là của chính tôi. Biết đâu, với suy nghĩ… kỳ quặc này, ắt không ít người phì cười chăng? Tôi nghiệm ra rằng, một khi nói nhiều về con, có người liền nhanh nhẫu “cảnh báo” đó chính là triệu chứng… “nghiện con”, thậm chí, “ngáo con”. Ối dào, mỹ từ này có hay ho gì không? Tôi không tranh luận. Chỉ xin tâm tình rằng, một khi bạn đã lục thập thì ít ra con của bạn đã 30 xuân xanh, tức đã có một khoảng thời dài làm bạn cùng con; đã thế, bạn lại ít nhất là 20 năm nữa! Trong khi đó, bằng tuổi của bạn, tôi có được may mắn như bạn đâu. Thế thì, sự bình phẩm, nhận xét trên có lọt vào tai tôi hay chỉ là gió thoảng ngoài tai?
Mà thôi, những ngày chờ đợi thôi nôi, một tập thơ Chào thế giới bây giờ con đã đến đánh dấu cho niềm vui bất tuyệt này đang hoàn thiện dần dần:
Con đã đến xin cúi đầu nhập cuộc
Yêu thương ơi đã rạo rực khởi đầu
Nắm lấy mọi bàn tay trên trái đất
Ngay hôm nay con chính thức xin chào.
Lê Minh Quốc
Theo phunuonline.com.vn
Sợ hãi chồng vuốt ve ngay đêm tân hôn vì nỗi ám ảnh trong quá khứ
Khi chồng mới cưới hết sức nhẹ nhàng, và cá nhân thả lỏng để sẵn sàng tâm thế bước vào cuộc yêu, nhưng không hiểu sao ký ức trong quá khứ dội về mỗi khi anh bắt đầu đụng chạm vào cơ thể.
Những năm 80 của thế kỷ trước, gia đình tôi lâm vào cảnh cực kỳ túng quẫn. Trước gánh nặng kinh tế gia đình, bố mẹ tôi phải đi làm ăn xa biền biệt. Hai anh em đành ở cùng với bà nội và nhận sự chăm sóc từ bà. Giờ đây tôi vẫn còn nhớ, bà yêu thương chăm sóc anh em tôi vô cùng chu đáo. Tuy nhiên bà vẫn phải lăn lộn với ruộng vườn để đủ lúa gạo tối thiểu cung cấp cho gia đình.
Phần lớn thời gian, tôi tha thẩn với lũ bạn cùng xóm và nghĩ ra đủ trò nghịch ngợm.Trong ký ức của tôi thời bấy giờ, gia đình tôi sống gần nhà chú họ. Thực ra đó chỉ là người họ hàng xa tuổi còn trẻ, tuy nhiên ở quê nên chỉ cần có mối quan hệ "dây mơ rễ má" như thế cũng đủ thân thiết để người người qua lại nhà nhau. Ông "chú họ quý mến" đó đương nhiên đủ niềm tin để mỗi ngày lui tới nhà tôi đôi ba lần hút thuốc lào vặt.
Quá khứ sống lại khiến tôi sợ hãi. Ảnh minh họa
Gia đình lúc đó chỉ có ba bà cháu, nhưng chỗ thân tình đến nỗi bà tôi sắm hẳn chiếc điếu cày và bộ ấm trà tàu để chú lui tới có thứ tiêu khiển. Nhưng lòng người hiểm ác, bà tôi đối đãi với hắn ta tốt như thế, nhưng đáp lại là những hành động ám muội hắn dành cho đứa trẻ mới lên năm là tôi lúc bấy giờ.
Lúc đó tôi quá ngây thơ để nhận biết mức độ nghiêm trọng từ những hành vi bỉ ổi của chú họ. Chỉ biết sau mỗi lần "chơi trò khám bác sĩ" như thế, chú đều bịt miệng tôi bằng cách cho rất nhiều kẹo. Sự việc xảy ra rất nhiều lần, và đều diễn ra trong lúc bà mải ngoài ruộng vườn và anh tôi đang đi học.
Khi lớn lên và tầm nhận thức đầy đủ, ký ức thời thơ ấu cùng người chú họ trỗi dậy khiến tôi hoang mang cùng cực. Tôi hiểu mình đã bị xâm hại trong suốt thời gian dài mà cá nhân không hề hay biết. Lạ lùng thay, ký ức đó ngủ quên trong suốt thời gian dài. Cho đến khi tôi tiến tới tiếp xúc tìm hiểu với người khác phái khi bước vào lĩnh vực yêu đương thì bỗng nhiên quãng thời gian đó như những thước phim sống động hiện lên mồn một. Mặc cảm bị xâm hại khiến tôi trở nên tự ti và co cụm với người khác phái.
Sau khi học xong cao đẳng sư phạm, tôi về trường trung học gần nhà công tác. Nghề nghiệp ở quê ổn định được coi như "tiêu chuẩn" đầu tiên để tôi lọt vào tầm ngắm của đám trai tráng trong vùng. Tuy nhiên, hầu hết các đối tượng chỉ qua vài lần tiếp xúc đã nhăm nhăm đòi "chuyện ấy", sau đấy muốn cưới tôi ngay trong khi họ chưa hiểu gì về đối phương cả.
Ký ức bị xâm hại hiện về khiến tôi thu mình vào vỏ ốc cá nhân và rút lui dần. Trong một lần trên đường đi dạy về, con xe bỗng nhiên giở chứng chết máy khiến tôi rất khổ sở. Lúc đó, Thành, đồng nghiệp mới chuyển về dạy cùng trường vô tình đi qua và ra tay nghĩa hiệp. Qua những lần tiếp xúc, thấy anh điềm đạm mực thước và rất tôn trọng tôi nên cá nhân dần dần cảm mến.
Tôi rất áy náy khi chồng không được hưởng tuần trăng mật đúng nghĩa. Ảnh minh họa
Tình cảm lứa đôi chín muồi, rất nhiều lần đôi trẻ có không gian riêng nhưng do tôi lảng tránh chuyện ấy nên Thành hiểu ý và không làm khó đối phương. Tuy nhiên do sự giục giã của hai bên bố mẹ, cộng với xét tư chất con người anh đủ tin tưởng nên tôi đồng ý đi đến kết hôn.
Đám cưới diễn ra cách đây hai tuần. Thành tâm lý tới mức đã đặt chuyến trăng mật cùng với việc đón tết xa nhà ở một khu nghỉ dưỡng sang trọng vào miền Trung. Anh muốn để tôi thảnh thơi, không bị áp lực dâu mới đè nặng. Tôi thở phào nhẹ nhõm, nghĩ hoàn cảnh thuận lợi đó khiến cá nhân có thể rũ bỏ những ám ảnh trong quá khứ, toàn tâm khi bắt đầu đời sống ân ái vợ chồng.
Tuy nhiên ngay cả khi chồng mới cưới hết sức nhẹ nhàng, và cá nhân thả lỏng để sẵn sàng tâm thế bước vào cuộc yêu, nhưng không hiểu sao ký ức trong quá khứ dội về mỗi khi anh bắt đầu đụng chạm vào cơ thể. Đoán vợ mới cưới chưa sẵn sàng, anh đã kiên nhẫn dẹp bỏ hứng thú cá nhân, nán đợi tôi cho tới khi mọi thứ chín muồi.
Tôi rất thương chồng và lo lắng cho đời sống ân ái vợ chồng về sau. Cá nhân không thể bắt anh đợi mãi được, nhưng cố gồng cố ép để có thể thả lỏng vào cuộc yêu thì bản thân không làm được. Tôi lo lắng bất an vô cùng. Ai đang lâm vào hoàn cảnh tương tự, xin hãy cho tôi lời khuyên thấu đáo
Theo danviet.vn
Có chồng mà như 'mẹ đơn thân' ngày tết đến Nhìn chồng kéo vali ra cửa mà nước mắt tôi chảy ngược vào lòng. Tôi có chồng mà sao lại như mẹ đơn thân trong những ngày tết thế này? Chồng tôi người Bắc. Là "tập hai" của nhau khi cả hai đã trải qua nhiều sóng gió nên tôi rất thoáng trong cách sống. Hàng tháng anh muốn đưa tiền bao nhiêu...