Tết này, tôi cho vợ về nhà mẹ đẻ cả Tết
Không biết các anh, các chị thế nào, chứ tôi thì không quan niệm, làm dâu là phải ở nhà chồng ăn Tết và nhất định chỉ được về nhà vợ 1,2 hôm.
Thật ra, nghĩ thế cũng không có gì là quá, nhưng mà, nhiều người cứ như kiểu ép vợ mình, bắt vợ ở nhà chồng cả một cái Tết. Có người còn không cho vợ về nhà mẹ đẻ chỉ vì lý do… xa. Mà xa mấy, có xa cũng chỉ hơn 100km, giờ đường xá đi lại dễ dàng, xe cộ thuận tiện, thích thì về được thôi. Có như thời xưa phương tiện không có, cái gì cũng đắt đỏ đâu…
Tôi vốn nghĩ, mình làm gì thì nên đặt địa vị của mình vào người khác. Đừng cứ chỉ ích kỉ nghĩ cho bản thân mình rồi thờ ơ với vợ, cho rằng, vợ đã làm vợ, làm dâu là nhất định phải ở nhà chồng ăn Tết. Có anh bạn tôi còn đao to búa lớn, phán &’xanh rờn’ rằng &’tôi nhất định không có chuyện để vợ về quê ăn Tết cả mấy ngày, chỉ có được về 1 ngày, về đi luôn, cũng không ở lại. Về chúc Tết là được rồi, về nhà vợ 2-3 ngày thì hết Tết à? Với lại, mình làm rể, mình có trách nhiệm về chúc Tết ông bà thôi, thế đã là phải đạo lắm rồi, sao phải nghĩ’. Anh ấy khoái chí lắm, vì cho đó là điều đương nhiên, miễn bàn.
Thế mới có chuyện, năm nào vợ chồng cũng cãi nhau vì so đo, tính toán xem về nhà ngoại mấy hôm. Vợ thì cứ đòi về nhà ngoại vì cả năm mới về được có đôi lần. Còn chồng thì nhất định không, làm dâu thì phải theo nhà chồng, không lằng nhằng…
Vợ thì cứ đòi về nhà ngoại vì cả năm mới về được có đôi lần. Còn chồng thì nhất định không, làm dâu thì phải theo nhà chồng, không lằng nhằng… (ảnh minh họa)
Anh bạn tôi còn nói, có năm họ chẳng về quê ngoại vì con thơ, đi đường xa sợ chật chội xe cộ. Mà thật ra, đó chỉ là lý do, chứ con có nhỏ thì thuê xe đi, mà nhà anh ấy cũng có xe hà cớ gì không về. Tính ra, con nhỏ chỉ là cái cớ, có con đưa về cho ông bà ngoại ngắm, sum vầy với cháu có phải là vui hơn không? Tính ra, 1 năm mới có một ngày Tết vui vẻ, được nghỉ ngơi thoải mái. Không cho con cái về thăm ông bà cũng là lỗi lớn. Nhất là, chắc chắn, chẳng có người vợ nào lại không muốn về thăm bố mẹ mình nhất là khi lấy chồng xa.
Đàn ông luôn mong vợ ở nhà mình, con cái ở nhà mình ăn Tết mà không nghĩ được rằng, nếu mình mong muốn vậy thì vợ mình cũng mong vậy. Sinh con gái vì sao người ta hay than khổ, khổ chính là lúc Tết nhất chẳng được ở nhà cùng bố mẹ đẻ, chẳng được sum vầy cùng ông bà, có khi cũng về chúc rồi nhanh nhanh chóng chóng đi như khách. Và đó cũng là lý do khiến nhiều người ngại sinh nhiều con gái.
Video đang HOT
Còn đàn ông, lúc nào cũng chỉ nghĩ làm dâu thì phải theo nhà chồng. Không nghĩ rằng, cả một cái Tết, người ta ăn Tết, chơi Tết, còn vợ mình thì… làm Tết. Có những cô vợ vì phải thể hiện trách nhiệm làm dâu nên cả cái Tết dường như chẳng được ngày nào nghỉ, lúc nào cũng lo cỗ bàn rồi dọn dẹp, có mệt thân vợ ra không? Nên dành cho vợ vài ngày nghỉ, có thể là về quê ngoại, có thể là đi du lịch đâu có cũng được. Hoặc không thì người chồng cũng nên đỡ đần vợ, thể hiện sự yêu thương và chia sẻ việc cùng vợ mình, để vợ cảm thấy yên tâm hơn, cảm thấy được an ủi, làm việc cũng vui vẻ mà không phàn nàn.
Đàn ông phải hiểu và thông cảm cho vợ, đừng gia trưởng hay bắt bí người khác. Có thế, vợ chồng mới yêu thương nhau trọn đời được. (Ảnh minh họa)
Năm nay, nghĩ rồi, tôi sẽ cho về vợ nhà mẹ đẻ ăn Tết dài dài, vì vợ lấy chồng xa, mấy năm nay cũng chỉ về chớp nhoáng, rồi lại phải lên nhà chồng làm dâu. Thôi thì, hãy dành trọn cho vợ một cái Tết ấm cúng bên gia đình, bên người thân. Nghĩ lại, bố mẹ giờ già cả rồi, còn mấy năm nữa để về thăm cũng không thể biết trước được.
Thôi thì, tôi sẽ tạo điều kiện cho vợ, khiến vợ vui và hài lòng. Có như vậy vợ chồng mới hạnh phúc, vui vẻ, hòa thuận được. Dù sao thì cũng nên có một chút gì đó công bằng, vì bản thân người con gái đi lấy chồng cũng đã là thiệt thòi nhiều rồi… Đàn ông phải hiểu và thông cảm cho vợ, đừng gia trưởng hay bắt bí người khác. Có thế, vợ chồng mới yêu thương nhau trọn đời được.
Theo Khampha
Uất ức vì chồng ghen tuông mù quáng
Từ ngày nhập viện chị luôn ám ảnh về những màn ghen vố lối của chồng.
Quá yêu vợ nên ghen
Câu chuyện của chị Nguyễn Thị Huyền khiến nhiều bác sĩ trong bệnh viện tâm thần Trung ương ám ảnh. Chị Huyền là cô gái khá xinh xắn, nhà ở Thường Tín, Hà Nội.
Ngày còn thanh niên, chị Huyền cũng đem lòng yêu một thanh niên người nội thành Hà Nội. Nhưng vì lý do nào đó nên chị và người yêu của mình không đến được với nhau. Năm 22 tuổi, chị Huyền lấy anh Bình, một người đàn ông trong xã.
Ai cũng nghĩ rằng cuộc sống của chị Huyền sẽ hạnh phúc. Chị thấy chồng yêu thương mình nên đã thành thật kể lại chuyện từng làm với người yêu cũ, trong đó có chuyện "vượt rào".
Lúc đó, chồng chị không hề phản ứng, chê bai hay nổi nóng. Anh vẫn yêu và đồng ý lấy chị. Bi kịch từ sau khi sinh con, đứa con gái không mang một đặc điểm gì giống anh khiến anh nghi ngờ về cha của đứa trẻ. Anh sinh nghi chuyện vợ mình lang chạ với kẻ khác đẻ ra đứa trẻ.
Thế rồi, hằng đêm anh dằn vặt vợ mình vì cái tội "con không giống bố". Càng ngày, tính tình hay ghen của anh càng lộ rõ. Anh cấm vợ không cho chị đến xưởng thêu nơi chị đang làm. Anh không cho vợ đi chợ một mình. Việc mua sắm hay ra ngoài anh nhận làm hết.
Hàng ngày, anh cứ chăm chăm nhìn vào đứa trẻ. Ra đường, chị Huyền không dám đứng lại trò chuyện với ai vì sợ chồng nghi ngoại tình với họ. Người đàn ông nào qua đường dừng xe hỏi đường chị liền bị anh quát mắng đuổi đi. Đàn ông trong xóm nếu trót cười với chị Huyền thì xem ra anh ta là kẻ không may mắn, sẽ bị anh Bình chửi và vu cho cái tội "gạ gẫm vợ người khác".
Nhiều lần chị Huyền bỏ về nhà mẹ thì anh Bình sang xin lỗi và lại lấy lý do vì quá yêu vợ, không muốn thằng đàn ông khác nhìn thấy vợ mình.
Uất ức vì chồng vu cho cái tội đong đưa, trong lúc chồng đi vắng, chị Huyền đã cắt cổ tay tự vẫn (Ảnh minh họa)
Uất ức quá nên tìm đến cái chết
Lấy tình yêu ra bao biện cho tính ghen bóng, ghen gió của mình, chồng chị luôn rình mò vợ. Chị dọa mang con đi xét nghiệm AND để xem ai là cha nó thì anh Bình không cho. Bản thân anh cũng sợ rằng đứa trẻ không phải con của anh thì anh mất Huyền mãi mãi nhưng không từ bỏ việc độc đoán ghen tuông.
Vì tính ghen của chồng, hàng xóm không ai dám lại gần chị Huyền vì sợ bị ăn vạ. Hàng ngày, chị lầm lũi trong căn nhà rộng thênh thang. Có những lúc, chị thèm có người để nói chuyện với mình nhưng anh không cho chị ra ngoài tiếp xúc với người lạ. Đàn bà trong xóm cũng sợ chồng chị.
Một lần, người bạn học cùng cấp 3 với chị Huyền đến nhà chơi. Anh bạn đi nam về không hề hay biết người chồng ghen tuông của chị nên lỡ ngồi trò chuyện với cô bạn thân năm nào. Hai người đang cười nói vui vẻ ôn lại thời áo trắng thì anh Bình từ bên ngoài đi về. Anh bí mật lấy điện thoại quay cảnh chị đang ngồi đối diện với bạn và cười nói vui vẻ. Quay xong, anh bình tĩnh cất điện thoại và lao vào đánh ghen với người bạn trai kia. Anh không cần nghe ai giải thích chỉ cần anh đã bắt được chị lả lơi cười nói với bạn bè. "Từ nay thì mày hết chối cãi cái tính đong đưa với đàn ông, tao có bằng chứng rõ ràng"
Không chỉ dằn mặt bạn chị Huyền, đến đêm anh liên tục cái điệp khúc "Mày không được cười với trai, mày không được nói chuyện với kẻ khác, mày lên giường với tao được thì mày cũng lên giường với nhiều kẻ khác". Có những hôm, 1h khuya anh vẫn không để chị ngủ mà cứ luôn miệng kể tội đong đưa của vợ.
Chị hoàn toàn bất lực với người chồng đa nghi của mình. Uất ức vì chồng vu cho cái tội đong đưa, trong lúc chồng đi vắng, chị Huyền đã cắt cổ tay tự vẫn. Chị may mắn thoát khỏi tử thần vì mẹ ruột đến chơi. Thấy con gái nằm trên vũng máu nên bà đã gọi người đưa chị vào Bệnh viện Thường Tín. Tại đây, sau khi điều trị khỏi vết thương cắt cổ tay, chị Huyền được chuyển sang Bệnh viện Tâm thần Trung ương I để điều trị tâm lý.
Người phụ nữ từ ngày nhập viện luôn ám ảnh về những màn ghen vố lối của chồng. Nhìn thấy người lạ, chị lại co rúm người khóc "tôi không ngoại tình, tôi trong sáng". Chị Huyền phải nằm viện gần 1 tháng để điều trị chứng hoảng sợ, tâm lý rối loạn của mình.
Theo VNE
Bị chồng trói bằng xích chó và bỏ đói giữa HN Một người phụ nữ chia sẻ câu chuyện của mình khiến nhiều người ái ngại và thương cảm. Chiều ngày 8/4/2014, triển lãm về những câu chuyện có thật về bạo lực gia đình với chủ đề "Nước mắt cười" do (CSAGA) đã khép lại. Phía sau của cuộc triển lãm là nỗi ám ảnh và xót xa về câu chuyện của nạn...