Tết này, người Hà Nội ăn gà đắt gấp đôi?
Khoảng 5 triệu “chú” gà đồi Yên Thế đang chờ từng ngày để “chạy bộ” về thị trường Hà Nội, phục vụ dịp tết Nguyên Đán.
Dẹp gà lậu, gà đồi Yên Thế “lên ngôi”
Khi vấn nạn gà lậu được kiểm soát, Hà Nội đối mặt với nguy cơ thiếu thịt gà phục vụ người dân trong dịp tết Nguyên Đán tới gần. Giải quyết vấn đề này, Hà Nội sẽ nhập khoảng 5 triệu con gà đồi Yên Thế (Bắc Giang).
Người vui nhất không ai khác là người nông dân nuôi gà đồi ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Có mặt tại huyện miền núi này những ngày giáp tết, không khó để bắt gặp cảnh các hộ gia đình đang tập trung quây đồi, giăng lưới thả gà chuẩn bị “hàng” phục vụ Tết. Anh Hà Văn Nghị ở xã Đồng Tâm phấn khởi cho biết, mười mấy năm nay mới có giá gà 80 nghìn đồng/kg như năm nay. “Nhà tôi hiện đang có khoảng 5.000 nghìn con, hơn 3 tháng tuổi, sẽ xuất chuồng đúng vào dịp tết Nguyên Đán. Chúng tôi rất yên tâm vì đã được huyện bảo đảm đầu ra và vinh dự được phục vụ người Hà Nội ăn tết”.
Khoảng 5 triệu con gà đồi Yên Thế sẽ được nhập để phục vụ thị trường Hà Nội dịp tết
Cũng có tâm trạng như anh Nghị, anh Trần Xuân Thao (xã Đồng Tâm), hăng hái chăm đàn gà hơn 1.000 con sắp đến ngày xuất chuồng. Mới cách đây vài tháng, anh Thao còn chán nản bởi nạn gà lậu xâm nhập, đấy giá gà trong nước xuống, người chăn nuôi lỗ vốn, tưởng phải bỏ nghề. Thế nhưng, khi gà lậu bị chặn, người chăn nuôi đã có thể “sống được”, cũng là lúc đón tin vui gà đồi Yên Thế “lên ngôi”, cung cấp cho thị trường Hà Nội.
“Để nuôi được một kg gà lông, chúng tôi phải bỏ ra khoảng 60 đến 65 nghìn đồng tiền vốn. Do vậy, phải bán được giá từ 70 nghìn đồng như hiện tại, người nuôi mới có lãi. Vui hơn, năm nay chúng tôi không phải lo đầu ra. Tuy nhiên, cũng phải chăn nuôi cẩn thận hơn để bảo đảm chất lượng gà thịt phục vụ thị trường thủ đô vốn khó tính”, anh Thao nói.
Anh Trần Xuân Thao hăng hái chăm đàn gà hơn 1.000 con chuẩn bị đến ngày xuất bán
Bà Nguyễn Thị Thanh Xuân- Trưởng phòng NNPTNT huyện Yên Thế cho biết, tổng đàn gia cầm của huyện Yên Thế đạt gần 5 triệu con, mỗi năm người dân trong huyện xuất bán từ 13 đến 15 triệu con gà thương phẩm. Gà đồi Yên Thế có hai giống chủ lực là Ri Lai và Mía Lai, được chăn thả trên đồi cây. Đây là giống có ngoại hình đẹp, chất lượng thịt thơm ngon. Từ năm 2011, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp chứng nhận nhãn hiệu cho sản phẩm gà đồi Yên Thế.
Theo Chủ tịch UBND huyện Yên Thế – ông Lưu Xuân Vượng, thuận lợi của sản phẩm gà đồi Yên Thế là con vật nuôi đầu tiên được công nhận thương hiệu. Do có sự phối hợp đồng thuận giữa Hà Nội và Bắc Giang nên sản xuất và tiêu thụ gà đồi Yên Thế có thuận lợi. Bước đầu, nhiều người dân Hà Nội đã biết đến và tin dùng. Cùng với đó, nhờ gà lậu được ngăn chặn, gà trong nước có điều kiện phát triển.
Người Hà Nội ăn gà đắt gấp đôi?
Trong khi giá gà đồi tại Yên Thế hiện tại có giá khoảng 70 – 80 nghìn đồng/kg, tại Hà Nội có giá từ 120 – 140 nghìn đồng/kg. Như vậy, qua khâu vận chuyển trung gian, giá gà đồi đã tăng gần gấp đôi. Ngay cả giá gà đồi tại Bắc Giang, kể từ đầu tháng 12/2012, khi Hà Nội đặt hàng, giá gà nuôi ở đây đã tăng mạnh, trước đó, khoảng 45 – 55 nghìn đồng/kg.
Video đang HOT
Già Ri Lai, một trong hai giống chủ lực gà đồi Yên Thế
Anh Hà Văn Nghị ở xã Đồng Tâm cho rằng, tâm người chăn nuôi nào cũng muốn bán giá cao, nhưng chỉ có điều, giá đến tay người tiêu dùng cao hơn giá xuất chuồng nhiều. Bản thân, người chăn nuôi cũng lo người tiêu dùng Hà Nội chê đắt, có thể mất thị trường. Vấn đề ở khâu trung gian đã đẩy giá gà đồi Yên Thế đến tay người tiêu dùng cao hơn. “Nhưng nếu người dân tự đem gà lên Hà Nội sẽ không được cấp tem, nhãn và không chứng minh được có phải gà lậu hay gà đồi Yên Thế”.
Đồng tình với quan điểm của anh Nghị, theo anh Trần Xuân Thao (xã Đồng Tâm), người nuôi gà lâu nay thường phải bán qua thương lái nên không tránh khỏi tình trạng bị ép giá. Người nuôi gà mong muốn bán giá sát với thị trường hơn.
Theo tìm hiểu của PV, gà đồi Yên Thế cung cấp cho thị trường Hà Nội sẽ qua đầu mối là công ty Cổ phần Giang Sơn (cơ sở chế biến tại xã Đồng Tâm). Công ty này sẽ lập văn phòng đại diện tại chợ Hà Vỹ (Thường Tín, Hà Nội). Gà từ Yên Thế được dán tem, đưa lên văn phòng đại diện bán cho các thương lái, từ đó đưa đi các chợ. Riêng với gà qua chế biến, công ty Giang Sơn đã ký hợp đồng tiêu thụ với Tổng công ty Thương mại Hà Nội, Công ty TNHH Sài Gòn Co.op Hà Nội, Công ty phát triển Cộng đồng VINA Hà Nội… Như vậy, có thể thấy, để gà đồi Yên Thế đến với người Hà Nội, sẽ phải qua nhiều khâu trung gian.
Gà Mía Lai, sản phẩm chủ lực thứ hai
Trước vấn đề này, vị Trưởng phòng NN & PTNT huyện Yên Thế cho hay, hiện nay UBND huyện Yên Thế đề nghị đưa sản phẩm gà đồi Yên thế vào mặt hàng bình ổn giá. Do vậy, người dân Hà Nội có thể yên tâm, giá thành sẽ ở dạng “bình ổn” không quá cao. Trao đổi với PV, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, thịt gà trong nước đủ phục vụ nhu cầu tết nguyên đán Quý Tỵ 2013. “Giá cả sẽ có tăng, nhưng tôi chắc chắn sẽ không tăng đột biến”, ông Dương quả quyết.
Hà Nội mua 5 triệu gà đồi đón Tết
Ngày 11/12/2012, lãnh đạo hai Sở Công thương Bắc Giang và Hà Nội đã ký biên bản tạo lập thị trường tiêu thụ sản phẩm mang thương hiệu “Gà đồi Yên Thế”. Theo đó sẽ có 5 triệu con gà đồi Yên Thế được chuyển về Hà Nội từ nay đến trước và sau Tết Nguyên đán Quý Tỵ.
Theo biên bản này, hai bên cùng phối hợp tăng cường công tác tuyên truyền để người dân biết đến sản phẩm, tổ chức hệ thống phân phối, mạng lưới tiêu thụ, xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến thương mại cho sản phẩm.
Chi cục Quản lý thị trường hai bên hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc lưu thông, vận chuyển, kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm, thực hiện các pháp luật về thương mại, đảm bảo chất lượng sản phẩm…
Theo những con số được công bố từ Sở Công thương Hà Nội, thị trường Hà Nội có sức tiêu thụ khoảng 120 tấn gia cầm/ngày, tuy nhiên các cơ sở chăn nuôi và nông dân Hà Nội chỉ bảo đảm sản xuất được hơn 50 tấn/ngày.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang sau đó đã có văn bản về tình hình cung ứng gà đồi Yên Thế cho Hà Nội. Theo đó, toàn tỉnh Bắc Giang hiện có hơn 37 triệu con gia cầm, trong đó, riêng huyện Yên Thế có từ 13-15 triệu con gà/năm. Tại huyện Yên Thế, có hơn 3.000 hộ dân tham gia chăn nuôi gà, hầu hết là những hộ chăn nuôi quy mô lớn.
Theo 24h
Gà đồi Yên Thế "háo hức" chờ về Thủ đô
Khoảng 5 triệu "chú" gà đồi Yên Thế đang chờ từng ngày để "chạy bộ" về thị trường Hà Nội, phục vụ dịp tết Nguyên Đán.
Dẹp gà lậu, gà đồi Yên Thế "lên ngôi"
Khi vấn nạn gà lậu được kiểm soát, Hà Nội đối mặt với nguy cơ thiếu thịt gà phục vụ người dân trong dịp tết Nguyên Đán tới gần. Giải quyết vấn đề này, Hà Nội sẽ nhập khoảng 5 triệu con gà đồi Yên Thế (Bắc Giang).
Người vui nhất không ai khác là người nông dân nuôi gà đồi ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Có mặt tại huyện miền núi này những ngày giáp tết, không khó để bắt gặp cảnh các hộ gia đình đang tập trung quây đồi, giăng lưới thả gà chuẩn bị "hàng" phục vụ Tết. Anh Hà Văn Nghị ở xã Đồng Tâm phấn khởi cho biết, mười mấy năm nay mới có giá gà 80 nghìn đồng/kg như năm nay. "Nhà tôi hiện đang có khoảng 5.000 nghìn con, hơn 3 tháng tuổi, sẽ xuất chuồng đúng vào dịp tết Nguyên Đán. Chúng tôi rất yên tâm vì đã được huyện bảo đảm đầu ra và vinh dự được phục vụ người Hà Nội ăn tết".
Khoảng 5 triệu con gà đồi Yên Thế sẽ được nhập để phục vụ thị trường Hà Nội dịp tết
Cũng có tâm trạng như anh Nghị, anh Trần Xuân Thao (xã Đồng Tâm), hăng hái chăm đàn gà hơn 1.000 con sắp đến ngày xuất chuồng. Mới cách đây vài tháng, anh Thao còn chán nản bởi nạn gà lậu xâm nhập, đấy giá gà trong nước xuống, người chăn nuôi lỗ vốn, tưởng phải bỏ nghề. Thế nhưng, khi gà lậu bị chặn, người chăn nuôi đã có thể "sống được", cũng là lúc đón tin vui gà đồi Yên Thế "lên ngôi", cung cấp cho thị trường Hà Nội.
"Để nuôi được một kg gà lông, chúng tôi phải bỏ ra khoảng 60 đến 65 nghìn đồng tiền vốn. Do vậy, phải bán được giá từ 70 nghìn đồng như hiện tại, người nuôi mới có lãi. Vui hơn, năm nay chúng tôi không phải lo đầu ra. Tuy nhiên, cũng phải chăn nuôi cẩn thận hơn để bảo đảm chất lượng gà thịt phục vụ thị trường thủ đô vốn khó tính", anh Thao nói.
Anh Trần Xuân Thao hăng hái chăm đàn gà hơn 1.000 con chuẩn bị đến ngày xuất bán
Bà Nguyễn Thị Thanh Xuân- Trưởng phòng NNPTNT huyện Yên Thế cho biết, tổng đàn gia cầm của huyện Yên Thế đạt gần 5 triệu con, mỗi năm người dân trong huyện xuất bán từ 13 đến 15 triệu con gà thương phẩm. Gà đồi Yên Thế có hai giống chủ lực là Ri Lai và Mía Lai, được chăn thả trên đồi cây. Đây là giống có ngoại hình đẹp, chất lượng thịt thơm ngon. Từ năm 2011, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp chứng nhận nhãn hiệu cho sản phẩm gà đồi Yên Thế.
Theo Chủ tịch UBND huyện Yên Thế - ông Lưu Xuân Vượng, thuận lợi của sản phẩm gà đồi Yên Thế là con vật nuôi đầu tiên được công nhận thương hiệu. Do có sự phối hợp đồng thuận giữa Hà Nội và Bắc Giang nên sản xuất và tiêu thụ gà đồi Yên Thế có thuận lợi. Bước đầu, nhiều người dân Hà Nội đã biết đến và tin dùng. Cùng với đó, nhờ gà lậu được ngăn chặn, gà trong nước có điều kiện phát triển.
Người Hà Nội ăn gà đắt gấp đôi?
Trong khi giá gà đồi tại Yên Thế hiện tại có giá khoảng 70 - 80 nghìn đồng/kg, tại Hà Nội có giá từ 120 - 140 nghìn đồng/kg. Như vậy, qua khâu vận chuyển trung gian, giá gà đồi đã tăng gần gấp đôi. Ngay cả giá gà đồi tại Bắc Giang, kể từ đầu tháng 12/2012, khi Hà Nội đặt hàng, giá gà nuôi ở đây đã tăng mạnh, trước đó, khoảng 45 - 55 nghìn đồng/kg.
Già Ri Lai, một trong hai giống chủ lực gà đồi Yên Thế
Anh Hà Văn Nghị ở xã Đồng Tâm cho rằng, tâm người chăn nuôi nào cũng muốn bán giá cao, nhưng chỉ có điều, giá đến tay người tiêu dùng cao hơn giá xuất chuồng nhiều. Bản thân, người chăn nuôi cũng lo người tiêu dùng Hà Nội chê đắt, có thể mất thị trường. Vấn đề ở khâu trung gian đã đẩy giá gà đồi Yên Thế đến tay người tiêu dùng cao hơn. "Nhưng nếu người dân tự đem gà lên Hà Nội sẽ không được cấp tem, nhãn và không chứng minh được có phải gà lậu hay gà đồi Yên Thế".
Đồng tình với quan điểm của anh Nghị, theo anh Trần Xuân Thao (xã Đồng Tâm), người nuôi gà lâu nay thường phải bán qua thương lái nên không tránh khỏi tình trạng bị ép giá. Người nuôi gà mong muốn bán giá sát với thị trường hơn.
Theo tìm hiểu của PV, gà đồi Yên Thế cung cấp cho thị trường Hà Nội sẽ qua đầu mối là công ty Cổ phần Giang Sơn (cơ sở chế biến tại xã Đồng Tâm). Công ty này sẽ lập văn phòng đại diện tại chợ Hà Vỹ (Thường Tín, Hà Nội). Gà từ Yên Thế được dán tem, đưa lên văn phòng đại diện bán cho các thương lái, từ đó đưa đi các chợ. Riêng với gà qua chế biến, công ty Giang Sơn đã ký hợp đồng tiêu thụ với Tổng công ty Thương mại Hà Nội, Công ty TNHH Sài Gòn Co.op Hà Nội, Công ty phát triển Cộng đồng VINA Hà Nội... Như vậy, có thể thấy, để gà đồi Yên Thế đến với người Hà Nội, sẽ phải qua nhiều khâu trung gian.
Gà Mía Lai, sản phẩm chủ lực thứ hai
Trước vấn đề này, vị Trưởng phòng NN & PTNT huyện Yên Thế cho hay, hiện nay UBND huyện Yên Thế đề nghị đưa sản phẩm gà đồi Yên thế vào mặt hàng bình ổn giá. Do vậy, người dân Hà Nội có thể yên tâm, giá thành sẽ ở dạng "bình ổn" không quá cao. Trao đổi với PV, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, thịt gà trong nước đủ phục vụ nhu cầu tết nguyên đán Quý Tỵ 2013. "Giá cả sẽ có tăng, nhưng tôi chắc chắn sẽ không tăng đột biến", ông Dương quả quyết.
Hà Nội mua 5 triệu gà đồi đón Tết
Ngày 11/12/2012, lãnh đạo hai Sở Công thương Bắc Giang và Hà Nội đã ký biên bản tạo lập thị trường tiêu thụ sản phẩm mang thương hiệu "Gà đồi Yên Thế". Theo đó sẽ có 5 triệu con gà đồi Yên Thế được chuyển về Hà Nội từ nay đến trước và sau Tết Nguyên đán Quý Tỵ.
Theo biên bản này, hai bên cùng phối hợp tăng cường công tác tuyên truyền để người dân biết đến sản phẩm, tổ chức hệ thống phân phối, mạng lưới tiêu thụ, xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến thương mại cho sản phẩm.
Chi cục Quản lý thị trường hai bên hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc lưu thông, vận chuyển, kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm, thực hiện các pháp luật về thương mại, đảm bảo chất lượng sản phẩm...
Theo những con số được công bố từ Sở Công thương Hà Nội, thị trường Hà Nội có sức tiêu thụ khoảng 120 tấn gia cầm/ngày, tuy nhiên các cơ sở chăn nuôi và nông dân Hà Nội chỉ bảo đảm sản xuất được hơn 50 tấn/ngày.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang sau đó đã có văn bản về tình hình cung ứng gà đồi Yên Thế cho Hà Nội. Theo đó, toàn tỉnh Bắc Giang hiện có hơn 37 triệu con gia cầm, trong đó, riêng huyện Yên Thế có từ 13-15 triệu con gà/năm. Tại huyện Yên Thế, có hơn 3.000 hộ dân tham gia chăn nuôi gà, hầu hết là những hộ chăn nuôi quy mô lớn.
Theo 24h
"Bêu tên" thực phẩm không đạt chuẩn Đây là "kê toa" của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhằm chữa tận gốc tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), tại hội nghị giao ban trực tuyến về công tác đảm bảo VSATTP do Chính phủ tổ chức với 63 tỉnh thành, chiều 9/1. Cách làm này là hữu hiệu nhất, vì hiện người dân...