Tết này con không về có phải là bất hiếu?
Trào lưu nhắn tin “Tết này con không về” để thử lòng cha mẹ được dư luận khá quan tâm, người đồng tình người phản đối. Nhưng không về nhà dịp Tết có phải là bất hiếu như ý kiến của nhiều người?
Trước việc giới trẻ nở rộ trào lưu nhắn tin “Tết này con không về”, phóng viên báo Người Đưa Tin đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Viết Chức, Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa Thăng Long để làm rõ câu chuyện này.
Phóng viên: Hiện nay ở Việt Nam có hai xu hướng “hưởng Tết” cơ bản là tìm về bên gia đình và đi du lịch. Ông nghĩ sao về những xu hướng này?
Ông Nguyễn Viết Chức: Ở Việt Nam, Tết âm lịch là Tết dành cho gia đình, dành cho sự sum vầy. Do đó, đi xa về gần, người ta thường tụ họp tất cả các thành viên trong gia đình đúng vào dịp Tết để gắn bó với nhau quanh nồi bánh chưng, quanh mâm cỗ Tết. Đó không phải chỉ để ăn uống mà cái chính là để tình cảm gia đình càng ngày càng gắn bó với nhau hơn. Cha mẹ anh chị em con cháu gia đình ngày càng gắn bó đầm ấm với nhau hơn, để có một nơi thực sự gọi là tổ ấm gia đình.
Nghĩa gia đình với người Việt Nam rất lớn bởi người dân thường phải lo làm ăn quanh năm nên chỉ có ngày Tết mới có điều kiện rảnh rỗi và gặp gỡ nhau nhiều như vậy. Rõ ràng, Tết là ngày để thể hiện tình cảm với cha mẹ, với những người thân yêu trong gia đình.
Ông Nguyễn Viết Chức trao đổi với phóng viên.
Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện không nên quá cứng nhắc rằng không về nhà dịp Tết đã là con người xấu xa. Thực ra, không về nhưng có nhiều cách thức để thể hiện tình cảm nhớ quê hương, nhớ cha mẹ. Nhớ và kính trọng, báo hiếu cha mẹ có nhiều hình thức để biểu hiện. Chúng ta nên thông cảm cho những trường hợp không thể có mặt ở gia đình những ngày Tết vì một lý do nào đó. Đặc biệt, chúng ta cần chia sẻ với các chiến sỹ trong quân đội nhân dân Việt Nam, lực lượng công an, biên phòng, những người vì nhiệm vụ mà không thể về nhà vào dịp Tết.
Nhiều người từ hôm qua, hôm nay và những năm sau nữa vẫn sẽ phải hy sinh bản thân mình vì lợi ích chung. Đó là những người cần được tuyên dương, trân trọng. Thậm chí, với những người, những gia đình có cống hiến cho đất nước, chúng ta vẫn thường tới thăm, tặng quà và động viên tinh thần người thân của họ những dịp cận Tết. Đó cũng là những tình cảm và đạo lý tốt đẹp của người Việt Nam.
Video đang HOT
Phóng viên: Cá nhân ông có ủng hộ việc đi du lịch vào dịp Tết như lựa chọn của một số người hay không?
Ông Nguyễn Viết Chức: Bây giờ, nhiều gia đình tổ chức đi chơi ngày Tết, du ngoạn, du lịch là một trào lưu mới, tôi không bình luận. Nhưng tôi cho rằng không nên quá khắt khe miễn là những ngày quan trọng đó, họ không quên tổ tiên cha mẹ, vì có nhiều cách để thể hiện tình cảm với cha mẹ mình trước hoặc sau dịp đó.
Nhưng vẫn phải nhắc lại, phải nhớ về cội nguồn, bậc sinh thành như việc nhắc nhớ tâm hồn, tu dưỡng tình cảm của mình trong cả năm. Còn hình thức biểu hiện không đến mức độ khắt khe máy móc ngày Tết phải là thế này phải là thế kia.
Với vấn đề đi du lịch dịp Tết, bản thân tôi và lứa tuổi của tôi sẽ lựa chọn theo truyền thống là quây quần bên gia đình. Nhưng cũng không nên quá khắt khe với giới trẻ vì đó có thể là những người mà quanh năm không được nghỉ, nhân ngày nghỉ dịp Tết có thể muốn đi khám phá du lịch xem phong tục tập quán đón Tết nơi này nơi kia có gì khác không. Thậm chí, có nhiều gia đình lựa chọn đi nước ngoài, tất cả đều không phải là lựa chọn xấu. Nhưng, tôi vẫn thiên về việc ngày Tết cố gắng không được nhiều thì vài ba ngày Tết nên ở nhà quây quần bên gia đình. Đấy là phong tục tốt nhất, còn đi đâu thì chọn thời điểm khác, tránh ba ngày Tết ra.
Phóng viên: Thời gian qua cũng có nhiều biến tướng, coi dịp Tết là để biếu xén vật chất, làm bệ đỡ cho tương lai. Ông nghĩ sao về điều này?
Ông Nguyễn Viết Chức: Đương nhiên với cha mẹ thì không có gì phải biến tướng vì đó là tình cảm gia đình, là sự báo hiếu. Nhưng sự biến tướng tập trung ở một số đối tượng và những mối quan hệ xã hội. Tôi cho rằng, mọi sự biến tướng đều không tốt, không nên làm biến tướng thành chuyện đút lót.
D.T
Theo_Người Đưa Tin
Cháu bất hiếu giết bà ngoại để chiếm đoạt tiền
Sau hồi suy nghĩ, Thúy nhận thấy tội lỗi của mình là không thể tha thứ nên quyết định rút kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Ngày 27/10, tòa Phúc thẩm TAND Cấp cao tại TP.HCM đưa bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thúy (SN 1988, ngụ xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) ra xét xử về hai tội "Giết người" và "Cướp tài sản" do có kháng cáo của bị cáo.
Sau khi tiến hành các thủ tục xét xử cần thiết, chủ tọa phiên tòa phân tích cho Thúy hiểu hành vi của Thúy là rất nghiêm trọng nhưng đã được cấp tòa sơ thẩm xem xét các tình tiết giảm nhẹ.
Sau hồi suy nghĩ, Thúy nhận thấy tội lỗi của mình là không thể tha thứ nên quyết định rút kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Trước đó, Thúy bị TAND tỉnh Long An tuyên phạt 15 năm tù về tội "Giết người", 3 năm tù về tội "Cướp tài sản", tổng hình phạt Thúy phải thi hành là 18 năm tù. Cho rằng bản án cao nên Thúy kháng cáo xin giảm hình phạt.
Hối hận về tội ác, Thúy xin rút kháng cáo.
Theo bản án sơ thẩm, Thúy là cháu ngoại của bà Huỳnh Thị Bẹ, cả hai đều ngụ tại xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
Ngày 3/1/2015, Thúy gặp bà Bẹ hỏi: "Ngoại có tiền không cho con mượn đỡ 2 triệu để chuộc xe máy đã cầm"?. Bà Bẹ nói: "Ngoại không có tiền".
Ngày 5/1/2015, Thúy tiếp tục đến nhà bà ngoại thì thấy bà đang nhổ cỏ nên ngồi lại nói chuyện. Sau đó, vì trời mưa nên bà Bẹ vào nhà nghỉ.
Do thấy mệt trong người nên bà Bẹ nằm trên giường và kêu Thúy cạo gió. Cạo gió xong, bà Bẹ nằm nghỉ và dặn Thúy khi nào về nhớ đóng cửa lại cho bà.
Do Thúy cần tiền trả nợ và biết con bà Bẹ (cậu ruột của Thúy) mỗi lần về nhà đám giỗ đều cho bà Bẹ từ 5 - 10 triệu đồng. Thúy biết cậu ruột mới về đám giỗ cách đó vài ngày nên Thúy biết chắc chắn bà Bẹ có tiền. Từ đó, Thúy nãy sinh ý định giết bà Bẹ để chiếm đoạt tiền.
Thúy liền leo lên giường, ngồi lên bụng, hai chân kẹp hai bên hông, dùng gối kê đầu đè mạnh vào mặt bà Bẹ với mục đích làm cho bà chết ngạt và không thể chống cự.
Bà Bẹ chống cự khiến cả hai cùng ngã xuống nền nhà. Thúy tiếp tục dùng gối đè vào mặt, đồng thời dùng một chiếc chày đánh vào gáy, mặt của bà Bẹ. Sau đó dùng tay bóp cổ bà Bẹ.
Trong lúc giằng co, bà Bẹ cầm được chiếc chày liền đánh lại Thúy khiến Thúy chảy máu ở mặt.
Bà Bẹ tri hô và được cháu nội của bà sống gần đó nghe thấy. Cháu nội bà Bẹ nói lại với mẹ: "Nội bệnh hay gì mà kêu rên bên nhà". Nghe vậy, mẹ cháu bé nói lại với chồng và cả hai cùng chạy sang nhà bà Bẹ.
Khi sang đến nơi thì thấy Thúy đang lấy con dao đưa lên định cắt cổ bà Bẹ nên cả hai xông vào đẩy Thúy ra nên Thúy bỏ đi.
Bà Bẹ được đưa đến bệnh viện cấp cứu nên do sức khỏe yếu, bị suy hô hấp, viêm phổi nên đến tối ngày 15/1/2015 thì tử vong.
Công Thư
Theo_Người Đưa Tin
Bị mắng vì thường xuyên dùng ma túy, đánh chết bà nội Huy thường xuyên sử dụng ma túy nên bị bà nội la mắng và đuổi ra khỏi nhà. Tức giận, Huy dùng thanh gỗ đánh chết bà nội; đánh 2 cháu của mình thương tích đến 70%. Bị cáo Huy tại tòa Ngày 26.8, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm, tuyên án tử hình đối với Nguyễn Quốc Huy (29 tuổi, ngụ Kiên...