‘Tết nào vui bằng Tết đoàn viên’
Cô giáo người Mỹ trong trung tâm Anh Văn mà tôi đang theo học cho biết, cô rất thích Tết Việt Nam.
Ngoài việc người ta trang trí nhà cửa đẹp hơn, Tết còn có nhiều lễ hội, nhiều phong tục tập quán diễn ra, là dịp mọi người được nghỉ ngơi, đi du lịch và thưởng thức món ăn truyền thống Việt Nam. Ấn tượng mạnh nhất với cô là ý nghĩa đoàn viên trong ngày tết.
Cô đồng cảm với chúng tôi, hơn mọi thứ trên đời, tình cảm gia đình là quan trọng nhất. Vì thế nên phải ưu tiên cho gia đình nhân dịp Tết. Với cô, một giáo viên phải xa nhà, xa cha mẹ cách nửa vòng trái đất, cô đã cảm nhận sâu sắc: không gì quí bằng gia đình sum họp!
Tôi chợt nhớ đến một video clip phát trên truyền hình mà chắc rất nhiều người đã được xem. Mỗi lần xem, tôi không sao tránh khỏi xúc động. Phim thể hiện hình ảnh đón tết của một gia đình, trong đó cha mẹ già, vừa trang trí nhà cửa, vừa ngóng trông con! Chuông reo, ông bà mừng rỡ, reo vui vì tưởng con đã về! Nhưng không! Chỉ có người bưu tá đến giao cho gói quà lớn và một bức thiệp.
Quà dù nhiều, dù quí giá, thiệp mừng dù đẹp xinh cũng không có ý nghĩa gì khi thiếu vắng con cái trong ngày Tết
Năm sau, ông bà lại nhận một cú điện thoại với những lời lẽ vô tình: “Con tính cho cháu đi du lịch, nên Tết này không về được”. Bà mẹ nghẹn ngào: “Cái gì cũng có, chỉ thiếu chúng nó!”. Nghe sao mà chua xót!
Thật ấm áp và hạnh phúc biết bao khi nhìn bữa cơm gia đình sum họp, cha mẹ tươi cười rạng rỡ, cháu con hạnh phúc sum vầy.
Thật vậy, quà dù nhiều, dù quí giá, thiệp mừng dù đẹp xinh cũng không có ý nghĩa gì khi thiếu vắng con cái trong ngày Tết. Ai đã từng mòn mỏi trông con mới cảm nhận nỗi buồn, thậm chí nỗi đau khi tết đến mà con không về.
Video đang HOT
Cũng trong clip, đứa bé ngây thơ nói với cha mình: “ Lâu lắm rồi mình chưa mừng tuổi ông bà, vậy sức khỏe ông bà còn dồi dào không ba? “ Mình còn mừng tuổi Ông Bà bao nhiêu lần nữa vậy Ba? Tiếng nói hồn nhiên của con đã làm người cha trẻ thức tỉnh, anh đã đưa vợ con về nhà đón tết trong niềm vui bất tận của cha mẹ. Thật ấm áp và hạnh phúc biết bao khi nhìn bữa cơm gia đình sum họp, cha mẹ tươi cười rạng rỡ, cháu con hạnh phúc sum vầy. Đó là hình ảnh đẹp nhất, ý nghĩa và thiêng liêng nhất trong ngày tết.
Đề nghị dẹp bỏ Tết Việt Nam là chối bỏ một phong tục tốt đẹp và quay lưng với truyền thống quí báu nghìn đời của dân tộc. Điều đó đi ngược lại mong muốn của nhiều người dân Việt Nam. Hãy nhìn Sài gòn trong những ngày tết sẽ thấy, đường sá vắng tanh, người thưa thớt hẳn. Điều này chứng tỏ rất nhiều người đã về quê ăn tết. Sum họp gia đình ngày tết là một nhu cầu có thật và rất lớn lao! Các phương tiện giao thông tất bật trước và sau tết, xe đò, xe lửa, xe bus, máy bay, rộn rịp đưa đón những người con về với gia đình. Làm sao có thể “dẹp Tết” được khi mà gia đình nào, công dân nào cũng muốn gìn giữ phong tục đáng yêu, đáng trân trọng này!
“Con người có tổ có tông- Như cây có cội như sông có nguồn”. Trong giờ phút thiêng liêng của ngày đầu năm mới, hãy gạt qua một bên những ưu phiền bận rộn của đời thường; hãy lắng lòng lại để tận hưởng thời khắc quí báu nhất trong năm. Tết là dịp trở về với nguồn cội, thành tâm tưởng nhớ tổ tiên và quay về với mái ấm gia đình. Hãy cùng về nhà đón Tết để trao gửi những yêu thương chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất đến cha mẹ và những người thân yêu.
Tết nào vui bằng Tết đoàn viên
Bao con tim đã rung lên từng cung bậc cảm xúc, nhìn mai vàng nở rộ, lòng vui sướng đón xuân sang, cùng ngân vang câu hát: “ Xuân về muôn tiếng ca, giai điệu sao thiết tha, bên tình yêu gia đình. Chào mùa xuân sang, trong niềm vui đất trời, trong tình thân mỗi người, nụ cười rạng rỡ. Nếu có mơ ước thần tiên, mãi mãi được bên mẹ cha mừng xuân, vì quà nào bằng gia đình sum họp, Tết nào vui bằng Tết đoàn viên.”
Vâng “Tết nào vui bằng Tết đoàn viên”!
Theo thegioitiepthi.vn
Người đàn bà có gia đình nào cũng bị Tết làm cho kiệt sức: Tại đàn ông vô tâm hay tại nhà chồng?
Mới đây, những dòng chia sẻ của một phụ nữ cực kỳ thành đạt, từng là vị cựu Giám đốc nhân sự làm việc với nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước về việc ghét Tết đã nhận được nhiều sự đồng cảm của rất nhiều chị em phụ nữ khi một dịp Tết nữa lại sắp về.
Cô thẳng thừng tuyên bố ghét Tết: "Người đàn bà có gia đình nào cũng bị Tết làm cho kiệt sức".
Vì đâu Tết trở thành nỗi ám ảnh đáng sợ với mọi bà vợ?
Quả thực, Tết sắp đến gần nhưng bất kỳ người phụ nữ có gia đình nào cũng vậy, họ lo nhiều hơn vui, thậm chí là sợ hãi, ám ảnh. Những ngày nghỉ Tết, thay vì được nghỉ ngơi, sum họp vui vầy như đúng nghĩa của cái tên "Tết đoàn viên" thì các chị em phải chạy đôn chạy đáo, phải gồng mình lên để thực hiện thiên chức làm "vợ hiền dâu đảm" trong những ngày "cả năm mới có 1 lần" thế này.
Nhưng ấy vẫn chưa phải thứ khiến phụ nữ sợ hãi nhất. Điều khiến các bà vợ buồn nhất, não lòng nhất chính là sự vô tâm của chồng, sự thiếu bình đẳng giữa phụ nữ và đàn ông được thể hiện rõ ràng hơn cả vào những ngày này.
Trong khi đàn ông chỉ việc ngồi chơi xơi nước, rượu chè chúc tụng nhau rồi bài bạc tổ tôm từ sáng đến tối thì phụ nữ phải đầu tắt mặt tối dọn dẹp, trang trí nhà cửa, nấu cơm nấu cỗ cúng bái chẳng thiếu việc gì.
Nhưng mệt thân mệt xác thì còn nghỉ ngơi mà lại sức được, chứ việc đau đầu vì quà cáp bên nội bên ngoại, người thân, sếp to sếp bé thì cứ phải lo sốt sình sình từ trước Tết hàng tháng trời, có khi còn để lại "hậu quả" hậu Tết nữa chứ đừng đùa.
Nhiều nhà thu nhập cũng đâu đến nỗi, lại thêm Tết được thưởng đậm vài tháng lương, ấy thế mà rồi tiền cũng không cánh mà bay, chảy ào ào đi đâu chẳng biết. Tết nhất mà, động cái gì cũng tiền, nào là tiền quà cáp, tiền ăn uống, tiền lì xì... Sau cùng, chị em nào cũng "xanh mặt" vì cả năm tích cóp cực nhọc bao nhiêu, sau cái Tết đã thành công cốc.
Người đàn bà có gia đình nào cũng bị Tết làm cho kiệt sức
Và rồi, hàng đống nghi lễ, thủ tục rườm rà ngày Tết cộng với việc đàn ông vô tâm, xã hội áp đặt trách nhiệm lên người làm vợ, làm dâu khiến phụ nữ kiệt sức vì gồng gánh quá nhiều.
Tuy vậy, vẫn có nhiều người không đồng ý với quan điểm này, họ cảm thấy thoải mái, hài lòng với mọi thứ đang diễn ra. Họ cho rằng dịp Tết cổ truyền ngàn đời nay đã trở thành nét văn hóa dân tộc đặc trưng, không thể dùng quan điểm phiến diện như vậy để đánh giá, vơ đũa cả nắm.
Và đây là toàn bộ dòng chia sẻ khiến nhiều phụ nữ đồng cảm như nhìn thấy chính mình trong đó của chị Thu Giao. Bạn đồng tình hay không đồng tình với quan điểm này?
" Mình chắc không phải là người duy nhất ghét Tết. Cả năm không có cảm giác gì về ngày âm lịch, mọi sinh hoạt diễn ra theo dương lịch. Tự dưng đến tháng 1 - 2 là rối loạn ngày âm ngày dương. Mọi người lo mua sắm và ăn uống cứ y như cả năm không ăn gì. Tỉ thứ phiền cho dịp Tết. Mình thì trốn khỏi Tết từ rất lâu rồi. Mình ghét nhịp sinh học bị rối loạn vì Tết.
Nhà nhà tất bật tốn kém cho Tết. Mua sắm quá nhiều chi tiêu mất cân đối, công việc đình trệ, bao nhiêu việc bị tắc vì Tết. Nhạc xuân và trang trí xấu xí khắp nơi. Cúng bái mê tín dọa dẫm nhau khắp nơi. Người người ra đường chỗ nào cũng đông người. Sợ nhất là sau Tết vài tuần mọi người còn vật vờ vì ăn uống, cả tháng 2 - 3 coi như toi, vì Tết.
Chả thể tính nổi tốn kém phung phí và mệt mỏi cho Tết nhiều cỡ nào. Tất nhiên ngày Tết là ngày vui cho nhiều người, gia đình chỉ được đoàn tụ vào dịp Tết. Thời tiết miền bắc thật đẹp trong Tết. Người ta hy vọng hơn vào cuộc sống, nhờ những niềm vui ngắn ngủi trong dịp Tết. Quà tặng tỏ bày tình cảm, quần áo đẹp, nhiều tình nhân bỗng dưng yêu nhau vào Tết. Tết được thưởng, Tết đòi được nợ, Tết có nhiều hẹn hò, Tết trẻ con được lì xì và được đi chơi.
Giá mà nhắm mắt một cái hết luôn Tết, thì may quá. Mình Tết này sẽ thật thư thái bình an giản dị, không bị Tết làm phiền. Nhất định mình chả cần "ăn Tết"... Mình nghĩ, thay đổi từ chính mình thật quan trọng. Cả năm luôn ăn ngon mặc đẹp vui vẻ như Tết, có trách nhiệm với bố mẹ ông bà và gia đình, chả phải cuống lên lo Tết, chả sợ tổ tiên ông bà trách móc nếu không làm đủ thủ tục cúng lễ.
Không mưu cầu gì cho năm mới, luôn luôn là người tử tế, chân thành. Chả ham ăn gì trong mấy ngày Tết. Chả cần Tết, cũng tự thăm hỏi đoàn tụ với người mình yêu quý. Tránh xa đám đông và tránh xa lễ nghi giáo điều, những điều làm khổ mình, mới là quan trọng nhất.
Bạn thích Tết hay bạn ghét Tết?
Theo guu.vn
Đang bối rối khi lần đầu về nhà chồng ăn Tết, nàng dâu được chính "giặc bên Ngô" cứu nguy Người ta vẫn bảo "Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng" nhưng chính bà cô bên chồng ấy lại là người cứu nguy cho Tâm trong năm đầu tiên làm dâu. Tâm và chồng vốn ở cùng quê nhưng không quen nhau mà đến khi ra thành phố làm việc mới được biết nhau qua bạn bè. Chỉ một thời gian...