Tết nào cũng đau đầu vì mẹ chồng bắt nghỉ học, nghỉ làm từ 23 âm lịch để về quê phục vụ cả họ ăn Tết sớm
Cuộc sống đã đủ thứ áp lực rồi, có mỗi dịp nghỉ Tết thì làm ơn đừng mặt nặng mày nhẹ với nhau nữa được không?
Tôi với chồng hay đùa nhau là may mà ông bà nội thì ở quê còn mình thì làm ăn ở thành phố là chính, năm về gặp nhau được đôi ba lần thôi chứ giả dụ mà ở gần, sống chung thì đúng là bi kịch không lối thoát.
Ở đời giả dụ như người ta biết mình sai nhưng vẫn bảo thủ cãi đến cùng còn đỡ hơn là những người không biết mình sai ở đâu và nhất quyết cho rằng mình đúng, bất chấp việc đó phi lý đến đâu. Mẹ chồng tôi là kiểu người như thế, không biết mình sai ở đâu mà cũng không bao giờ thấy mình sai luôn!
Trong cuộc sống gia đình, những ngày lễ Tết luôn là dịp quan trọng để mọi người quây quần, gặp gỡ và chia sẻ. Đây không chỉ là thời điểm để tạm gác lại những lo toan thường nhật mà còn là cơ hội để củng cố tình cảm gia đình, người thân trong gia đình, và với tổ tiên. Tuy nhiên, khi cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộn, việc cân bằng giữa công việc, học tập và những truyền thống gia đình không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Nói thẳng ra thời đại này không làm thì lấy đâu ra mà ăn? Trẻ con học hành cũng là để trang bị kiến thức, hành trang vững chắc nhất rồi sau này ra đời tự lập cánh sinh. Vậy nên việc trẻ con đi học cũng quan trọng chẳng kém gì người lớn đi làm. Nhà tôi có 2 vợ chồng đi làm, 2 đứa con đi học, mà đã là đi làm đi học là nó phải đúng giờ đúng giấc chứ không phải thích thì đi không thích thì nghỉ được.
Ấy thế nhưng đi lấy chồng 12 năm là cả 12 năm vợ chồng tôi đau hết cả đầu vì cái nguyên tắc vô lý đùng đùng của mẹ chồng: Cả nhà phải nghỉ làm, nghỉ học từ ngày ông Công ông Táo (tức là ngày 23 tháng Chạp âm lịch) để về quê phục vụ gia đình, họ hàng ăn Tết. Trong khi đó, cả hai vợ chồng tôi đều có công việc ổn định và con cái đang trong độ tuổ.i đến trường, quãng thời gian nghỉ lễ quá dài như vậy có thể ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ công việc và học tập.
Trường nào cho học sinh nghỉ học từ 23 âm lịch? Cơ quan, công ty nào trả lương để cho nhân viên nghỉ làm từ ông Công ông Táo? Vấn đề cực kỳ đơn giản ấy nhưng suốt 12 năm qua vợ chồng tôi giải thích đến hao mòn tâm hồn mà mẹ chồng tôi nhất quyết không chịu hiểu.
Video đang HOT
Đấy là chưa nói, việc chuẩn bị cho Tết ở quê với lượng người đông đúc cũng không phải là điều nhỏ. Từ việc dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị mâm cỗ, đến việc tiếp đón khách khứa không chỉ đòi hỏi thời gian mà còn cần đến sức lực và tâm trí của nhà tôi. Dường như, khoảng thời gian này đối với vợ chồng tôi không còn là dịp để nghỉ ngơi mà trở thành những ngày lao động không ngừng nghỉ.
Tôi vẫn không hiểu vì sao ở quê chồng tôi họ nghỉ Tết sớm đến thế mà lại càng không hiểu nổi tại sao phải tụ tập, bày vẽ ăn uống suốt từ 23 tháng chạp đến hết rằm tháng giêng luôn?
Điều này khiến chúng tôi cảm thấy áp lực và mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần. Việc phải sắp xếp công việc, xin nghỉ học cho con, và chuẩn bị tâm lý cho một kỳ làm con hầu kẻ ở dài hơi tại quê nhà là chuyện không khả thi. Mẹ chồng thì luôn nói rằng đây là truyền thống của gia đình không thể làm mai một nhưng cái gì nó cũng phải có lý của nó chứ!
Chúng tôi thường xuyên phải giải thích và thuyết phục mẹ chồng rằng việc đi làm và học tập của chúng tôi cũng rất quan trọng. Đôi khi, chúng tôi cảm thấy mệt mỏi vì phải lặp đi lặp lại những lý do, mong muốn có sự thông cảm và linh hoạt hơn từ phía mẹ chồng về việc sắp xếp thời gian nghỉ lễ. Mặt khác, chúng tôi cũng không muốn tạo ra mâu thuẫn hoặc làm tổn thương người lớn tuổ.i trong gia đình, nhất là khi Tết là dịp mà tất cả mọi người đều mong muốn sự yên bình và hạnh phúc.
Tôi hiểu rằng ở quê, truyền thống nghỉ Tết từ ngày 23 âm lịch là cách để mọi người có thời gian chuẩn bị và tận hưởng kỳ nghỉ. Tuy nhiên, khi sống trong một xã hội đô thị hóa với nhịp sống hối hả, việc áp dụng một lối sống truyền thống một cách máy móc có thể không còn phù hợp.
Mà suốt 12 năm qua, tất nhiên là chẳng có năm nào chúng tôi đáp ứng được yêu cầu của mẹ chồng rồi thì cũng từng ấy năm vợ chồng tôi ăn Tết không vui vẻ nổi vì mẹ chồng khó chịu ra mặt. 3 ngày Tết bà liên tục nói xa nói gần rồi kiếm chuyện gây khó dễ. Chồng tôi bất lực đến nỗi năm nay quyết định sẽ ăn Tết ở thành phố luôn.
Vấn đề không chỉ nằm ở việc tìm kiếm giải pháp cho cá nhân mình mà còn là cơ hội để suy nghĩ và đề xuất những đổi mới trong cách tổ chức và chuẩn bị cho Tết sao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của từng thành viên trong gia đình. Cuộc sống đã đủ thứ áp lực rồi, có mỗi dịp nghỉ Tết thì làm ơn đừng mặt nặng mày nhẹ với nhau nữa được không?
Anh chồng vay 300 triệu mãi không chịu trả, khi bị nhắc nợ thì mẹ chồng lăn đùng ngã ngửa trước cửa nhà để ép chúng tôi không được đòi nữa
Vợ chồng tôi khá giả hơn thì cũng là vì bỏ công sức lao động ra làm ăn chứ tiề.n nào từ trên trời rơi xuống đầu đâu?
Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên đối mặt với những quyết định khó khăn và những tình huống phức tạp về mặt tình cảm lẫn tài chính. Câu chuyện về việc cho người thân vay tiề.n mà không lấy lãi và sau đó phải đối diện với tình huống họ không trả nợ đúng hạn là một ví dụ điển hình cho sự phức tạp của những mối quan hệ gia đình khi tiề.n bạc trở thành yếu tố can thiệp.
Khi quyết định cho anh chồng vay số tiề.n 300 triệu để giúp đỡ trong lúc khó khăn, tôi và chồng tôi xuất phát từ lòng tốt và mong muốn được hỗ trợ người thân. Chúng tôi không hề nghĩ đến việc thu lãi vì mối quan hệ gia đình phải được đặt lên trên hết. Anh chồng và vợ anh ta đã hứa sẽ trả nợ vào tháng 10 và chúng tôi tin tưởng vào lời hứa đó.
Nói chính xác thì chúng tôi chấp nhận tự thôi miên mình tin vào lời hứa đó vì khi đã đồng ý cho vay tiề.n, chúng tôi cũng đã lường trước tất cả những tình huống có thể xảy ra bao gồm cả việc có thể vừa mất tiề.n vừa mất luôn cả mối quan hệ.
Thế nhưng thật lòng mà nói thì 300 triệu với vợ chồng tôi không phải là quá lớn mà đúng là thời điểm đó anh chị đang khó khăn thật nên dù cũng nghĩ rằng có khi cho vay xong rồi chả nhìn nổi mặt nhau nữa thì vợ chồng tôi vẫn thống nhất là đồng ý cho anh chị vay.
Và có vẻ như vợ chồng tôi đã đoán không sai khi tháng 10 trôi qua và giờ đây đã gần Tết, không những khoản nợ chưa được thanh toán mà còn không có một lời giải thích hay thông báo nào từ phía họ. Khi đến hạn trả tiề.n, tôi im lặng chứ không hề lên tiếng hỏi han gì về khoản tiề.n ấy, trong bụng thì nghĩ thật ra chỉ cần anh chị nói 1 câu là cho anh chị chậm trả thêm vài tháng thậm chí cả năm nữa tôi cũng vui vẻ đồng ý. Thế nhưng, ít nhất anh chị phải có lời như cái lúc anh chị đon đả vay vợ chồng tôi.
Tôi cứ lờ đi cho đến giờ là tháng 12 âm lịch rồi mới quyết định nêu rõ vấn đề và hỏi về kế hoạch trả nợ. Lúc ấy chúng tôi nghĩ rằng chắc là anh chị sẽ đưa ra lý do nào đó để chậm trả và đương nhiên là chúng tôi cũng sẽ gật đầu đồng ý thôi. Như tôi đã nói, tôi cần anh chị có lời chứ không hề ép buộc vợ chồng anh chị phải trả nợ ngay.
Thế nhưng, bỗng nhiên vợ chồng chúng tôi trở thành những con người vô lương tâm khi biết thừa anh chị khó khăn mà vẫn đòi nợ. Anh chị quay sang ch.ỉ tríc.h chúng tôi là quân gian ác, sống chỉ biết đến tiề.n, má.u lạn.h... Cả tôi và chồng đều đứng hình trước màn diễn vào vai nạ.n nhâ.n của vợ chồng anh chị.
Sau cú sốc tâm lý ấy, chồng tôi không nể nang gì hết mà yêu cầu anh chị phải trả ngay tiề.n, chồng tôi vốn là người không hề hiền lành, anh chỉ không muốn làm ầm lên thôi chứ 1 khi anh đã đòi thì anh chị khó lòng mà trốn được.
Sau đó khoảng vài ngày, câu chuyện vay mượn này đến tai mẹ chồng tôi. Bà bắt xe từ quê lên thành phố để bênh vực con trai yêu bằng cách nằm vạ trước cửa nhà tôi. Bà giãy nảy lên, nằm lăn đùng ra lăn lộn trước cửa nhà, khóc lóc và gào thét nói rằng chúng tôi cay nghiệt, ác độc, ép nợ anh ruột.
Chị giúp việc ở nhà 1 mình thấy như vậy sợ đến mức báo công an, thế là mọi chuyện cứ loạn cào cào lên cho đến lúc vợ chồng tôi về nhà. Lúc này bà nằng nặc đòi chúng tôi phải xóa nợ cho con trai yêu của bà, nếu không thì bà sẽ tiếp tục lăn đùng ngã ngửa ra trước cửa nhà tôi.
Đúng là 300 triệu với vợ chồng tôi không phải số tiề.n lớn, kể cả cho không anh chị cũng được nhưng hành động của anh chị và mẹ lại khiến vợ chồng tôi thất vọng vô cùng. Vợ chồng tôi khá giả hơn thì cũng là vì bỏ công sức lao động ra làm chứ ở đâu ra tiề.n nào từ trên trời rơi xuống đầu?
Chồng tôi thì vẫn kiên quyết không xóa nợ dù tôi thì muốn thôi cho luôn cho xong chuyện. Thế nhưng anh nói rằng cho được lần này thì sẽ còn nhiều lần khác, không dứt khoát kiên quyết với họ thì họ còn coi mình là cái ATM sống. Giờ đúng là tôi cũng chẳng biết xử lý thế nào cho ổn thỏa nữa cơ.
Mẹ chồng làm ngơ khi con trai ngoạ.i tìn.h, ngày l.y hô.n bà lén đưa gói đồ rồi nói một câu khiến tôi bật khóc Ngày l.y hô.n chồng, tôi về nhà gói ghém đồ đạc. Mẹ chồng đợi tôi xách vali ra thì dúi vào tay tôi một gói đồ. Sau đó, lần đầu tiên tôi nghe bà nói nhiều như thế, sau những năm tôi thấy bà im lặng: Lần đầu tiên chồng dẫn tôi về ra mắt gia đình, tôi cảm thấy mẹ anh không...