Tết năm nào, tôi cũng phải giấu vụng chồng để biếu nhà ngoại 15 triệu tiền tiêu Tết
Có ai khổ như tôi không? Chỉ vì chồng ích kỷ mà năm nào tôi cũng phải làm cái việc đầy lén lút và tội lỗi này.
Vợ chồng tôi đều đang lao động xuất khẩu ở nước ngoài. Vì thế, rất ít cái Tết Việt, chúng tôi được về nhà ăn Tết. Tuy ở cách xa bố mẹ nội ngoại, nhưng Tết đến tôi vẫn cố gắng chu toàn 2 bên cho dù chồng tôi rất ít khi quan tâm đến nhà vợ.
Chồng tôi là một người đàn ông gia trưởng. Anh tuy không ky bo, hà tiện nhưng với anh bên nội phải là nhất. Việc gì, anh cũng ưu tiên cho bên nội nhiều hơn. Như Tết đến, anh cũng hay bàn bạc với vợ rằng, gửi tiền Tết về biếu nội ngoại. Nhưng nếu như biếu nhà nội 10 triệu thì anh chỉ biếu bên ngoại 5 triệu.
Anh thường bảo tôi: “Nội mới là chính, ngoại chỉ là phụ. Nên biếu Tết chỉ cho phải đạo và tươm tất 1 chút là được”.
Thấy ý tứ chồng phân biệt nội ngoại như vậy, những năm đầu tôi cũng làm như ý anh bảo. Ảnh minh họa.
Thấy ý tứ chồng phân biệt nội ngoại như vậy, những năm đầu tôi cũng làm như ý anh bảo. Tôi cầm tiền và chi cho nhà nội nhiều hơn. Mặc dù bố mẹ chồng tôi kinh tế khá. Ông bà không bao giờ trông chờ vào tiền 2 con gửi về biếu để tiêu Tết cả. Còn nhà ngoại tôi thì khác. Ông bà ở quê kinh tế khó khăn hơn nhiều. Bố mẹ tôi còn đang nuôi 3 em ăn học nên kinh tế rất hạn hẹp.
Những năm sau, vợ chồng tôi vẫn bàn về biếu tiền Tết bên nội hơn. Tôi vẫn ậm ừ cần tiền chồng đưa, sau đó mua quà Tết cho 2 bên nhà như nhau cho cân đối. Tuy nhiên, khi tôi cho tiền vào phong bì thì cho 2 nhà khác nhau. Nếu như nhà nội tôi gửi 10 triệu thì nhà ngoại tôi gửi 15 triệu. Trong khi đó, tôi vẫn nói với chồng nhà ngoại tôi gửi bằng nhà nội hoặc kém bên nội vài triệu.
Đã nhiều năm nay, Tết nào tôi cũng làm vậy và mọi chuyện đều êm thấm. Nhưng đó là chồng tôi không biết được điều sâu kín này. Không biết khi biết bí mật này của vợ, thái độ của anh sẽ ra sao. Nhưng dù thế, tôi nghĩ tôi cũng đã làm trọn đạo nghĩa làm con với mỗi bên gia đình.
Chính vì thế các chị em ạ, nếu như gặp phải người chồng ky bo thì cũng nên mặc kệ chồng. Bởi thực tế nhiều ông chồng cũng hay đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành. Nếu chị em cũng như tôi muốn tham gia thêm thì từ năm nay mình khai khống, không nên đặt vấn đề cụ thể với chồng. Nếu anh muốn biếu tiền Tết như thế nào thì tùy nhưng sau lưng mình ra tay cho cái Tết trọn vẹn.
Thực tế chồng có ích kỷ, hà tiện, gia trưởng thì vợ nói hoài cũng không hiểu được đâu. Tốt hơn hết trước mặt chồng cứ gửi 2 bên đồng đều, dù là bên cha mẹ chồng không khó khăn thì cũng vẫn nên làm như vậy. Sau lưng mình dấm dúi thêm cho bố mẹ mình là được.
Video đang HOT
Để làm được điều này, tôi nghĩ chị em nào cũng cần phải có công ăn việc làm, không ăn bám chồng. Nếu chưa có việc thì nên chủ động xin việc làm rồi dùng đồng tiền của mình mà lo cho gia đình mình. Có ít lo ít có nhiều thì lo nhiều, đừng đặt gánh nặng lên vai 1 người. Nhưng nên phải khéo léo một chút để chồng không phàn nàn gì được và cũng không mặt nặng mày nhẹ.
Cái Tết mấy năm nay của vợ chồng tôi đều hạnh phúc, ấm cúng. Ảnh minh họa.
Vợ chồng sống với nhau không phải ngày 1 ngày 2 mà nhiều người cứ bảo gặp chồng gia trưởng như tôi là bỏ. Tốt nhất là dù giàu hay nghèo thì quà cáp cứ như nhau, lúc nào cho riêng thì đã làm sao. Những việc nhạy cảm như thế thì cứ bằng nhau cho an toàn, ai mà chẳng thương bố mẹ mình. Mình cứ đối xử công bằng đi rồi mới nói được chồng. Còn nếu vậy mà anh chồng vẫn cứ bên trọng bên khinh như chồng mình thì tốt nhất cho riêng cứ tự mình biết lấy thôi. Chẳng cần thiên hạ biết làm gì! Chồng mà biết thương bố mẹ thì tự anh ta cũng sẽ cho riêng (mà không nói với vợ) ấy chứ các chị nhỉ?
Độc giả Minh Anh (Hải Phòng)
Theo phunusuckhoe.vn
'Vùng lên' đón Tết nhà ngoại
"Tôi ngay lập tức gọi điện cho mẹ. Mẹ tôi cũng không tin được, liên tục hỏi 'thật hả con?'", Thu Hiền, 31 tuổi, ở Bình Dương, chia sẻ.
Đó là cái Tết 2019. Lần đầu tiên sau 5 năm kết hôn Hiền được đón Giao thừa ở quê ngoại Đăk Lăk. Chồng khi đó chấp nhận vì lo vợ bầu suy nghĩ nhiều.
Nhà ngoại cách xa 400 km, khi về được thường là mùng 5, rất hiếm hoi cô mới gặp được bạn. "Tôi nhớ cảnh ba chiết mai, đào, bỏ vào chậu để chưng. Nhớ cảnh má nấu chè, làm gà cúng. Hai chị em dọn dẹp. Đêm giao thừa cả nhà cùng coi Táo quân, cắn hạt dưa, ba mẹ lì xì", cô nói.
Mấy năm ăn Tết ở nhà nội, lòng cô luôn đau đáu về ngoại, song chồng luôn gạt đi: "lấy chồng phải theo chồng". Anh bảo, "nếu sau này hai em gái lấy chồng mà về ngoại thì sẽ 'cầm chổi đuổi đi'".
Trung tâm tư vấn tâm lý ở Hà Nội, nơi chuyên gia Hoàng Hải Vân, Hà Nội làm việc, càng gần Tết càng ghi nhận nhiều ca xung đột gia đình hơn, chủ yếu là chồng rượu bia, quà Tết nội ngoại không công bằng, về ăn Tết ngoại...
"Những năm gần đây, có hiện tượng phụ nữ đòi quyền về nhà ngoại đón Tết. Đa phần họ đều vấp phải phản đối của chồng", bà Vân nói.
Một trường hợp khác, chồng không phản đối, nhưng chính người vợ lại tự mâu thuẫn, "rằng việc về ngoại đón tết có hợp lý không?", sau gần 15 năm đã ăn tết nội.
Theo thỏa thuận trước cưới, mỗi năm anh Kiên (quê Thanh Hóa) và vợ (quê Bình Định) sẽ luân phiên về ăn tết ở hai quê. Năm nay, đến phiên về bên ngoại, anh Kiên lên một diễn đàn lớn than buồn, sợ bố mẹ không vui. Ngay lập tức, anh nhận hàng trăm bình luận yêu cầu không được "lật kèo", "hủy giao ước" vì bố mẹ cả hai bên đều mong nhớ con như nhau.
Nhiều ý kiến, kể cả nam giới, cho rằng phải chia đều hai quê, thay vì quan điểm "gái theo chồng" tuyệt đối như trước kia.
Trên một nhóm kín facebook khác, một thành viên nữ chia sẻ: "Kết hôn 3 năm bị nhà chồng cấm không cho về ngoại. Chồng mình nghe mẹ vô điều kiện. Mình đã cố sống 3 năm để chồng hiểu chuyện mà anh không hiểu. Giờ mình muốn buông xuôi hết. Mang theo cả 3 con đi về ngoại đón Tết".
Một người khác cũng thổn thức vì mong một năm đón Giao thừa với bố mẹ ruột mà không được, do nội ngoại cách nhau 500 km và mùng 4 nhà chồng có giỗ không thể về sớm hơn.
Phạm Nguyệt, 33 tuổi, ở Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội, đã vùng lên làm "cách mạng", chứ không còn là dự định, sau 11 năm kết hôn thì 9 năm ăn tết bên nội.
Cứ 28 tết mỗi năm, cả nhà cô chuẩn bị đồ đạc về Thái Bình và thường mùng 4 mới về ngoại ở Phú Thọ. "Tôi chỉ dám xin chồng cứ 5 năm cho về ngoại ăn Tết một lần, nhưng mỗi lúc nói anh lại khùng lên", Nguyệt nói.
Cô ám ảnh tết nội vì là dâu cả, một tay lo loàn bộ việc chợ búa, nấu ăn, dọn rửa bát. "Có năm vừa đẻ xong mà phải đánh vật với 5 mâm. Con khóc đòi bú mà tôi không dứt được tay ra được", Nguyệt kể.
Tết 2019, khi vợ chồng có nhà riêng, cô kiên quyết ở lại đón Giao thừa cho nhà "có hơi người". Mùng một cô về ngoại và mùng 3 về nội.
Năm nay, mẹ Nguyệt vừa bị tai biến. Cô thông báo với chồng và nhà nội về việc sẽ dành 5 ngày Tết để ở bên chăm mẹ. "Anh xã không hài lòng nhưng tôi mặc kệ. Trước đây dại mới xin phép", cô nói. Bù lại, cô biếu bố mẹ chồng nhiều hơn và nhờ các em dâu gánh vác giúp.
Người Việt Nam xưa quan niệm "dâu con, rể khách", nên như một lẽ tất nhiên phụ nữ phải ăn Tết ở nhà chồng. Do quan niệm này, việc phụ nữ về nhà bố mẹ đẻ trọn Tết dường như là sự "bất thường", ít được chấp nhận và hay bị soi xét, dị nghị, dẫn đến việc ngay chính bản thân người phụ nữ cũng thấy mặc cảm.
"Bối cảnh xã hội hiện nay đã khác. Sự bình đẳng nam nữ khiến cho chúng ta cần phải xem xét lại quan niệm lạc hậu kia", Phó giáo sư Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia, nói.
Theo ông Sơn, bố mẹ nào cũng mong có con cái ở bên trong những dịp tết đặc biệt, vì vậy, vợ chồng nên sắp xếp về cả hai bên sao cho hợp lý.
"Điều này không chỉ giúp hai bên bố mẹ vui lòng mà còn giúp bảo đảm hạnh phúc gia đình", ông Sơn bổ sung.
Năm nay, Thu Hiền về nhà ngoại từ rằm tháng Chạp. 26 Tết chồng cô sẽ đón về nội và tới mùng 5 Tết, Hiền lại được về ngoại. "Bây giờ em gái chồng đã có gia đình. Anh ấy cũng mong em về nên hiểu cảm giác của vợ hơn", Hiền nói.
Phan Dương
Theo Ngôi sao
Cô gái tổn thương sẵn sàng cuộc sống mới Em, cô gái của Ban Mê nhưng chẳng hề biết uống cà phê, vị đắng của nó dễ làm em say nhưng em muốn gặp một người mà dù biết là say vẫn cố gắng thử. Nhiều khi tự hỏi vì sao hạnh phúc cứ phải chừa em ra trong khi mọi người xung quanh đều có một gia đình nhỏ cho riêng...