Tết năm nào cũng bị mẹ chồng cấm về ngoại, nàng dâu ấm ức quyết tâm “chơi lớn” khiến bà phải chủ động bảo con trai: “Chiều 28 đưa vợ về ngoại ăn Tết”
Kiều biết mẹ chồng lấy cháu nhỏ ra làm cái cớ, chứ thằng bé đã gần 6 tháng rồi còn nhỏ dại gì nữa. Hơn nữa, mẹ bảo Tết xong thì về vì bà biết cô sắp hết thời gian nghỉ thai sản, phải đi làm lại thì có về “bằng mắt”.
Kiều lấy chồng cách nhà chưa đầy 20 cây số. Bình thường thì không sao, nhưng cứ mỗi đợt cuối năm là cô lại nao núng muốn về nhà ngoại. Đã 3 năm kể từ khi lấy chồng, chưa một Tết nào cô được về thăm nhà vì lần nào mẹ chồng cũng có lí do để cấm cản cô.
Kiều kể, năm đầu tiên thì mẹ chồng bảo dâu mới chân ướt chân ráo về nhà chồng nên phải ở nhà thăm hỏi anh em chú bác bên nội cho phải đạo. Mẹ chồng nói cũng không phải không có lí, hơn nữa cô mới về làm dâu nên cũng không dám “chống đối” bề trên.
Tết năm thứ hai ở nhà chồng, từ 20 Tết cô đã nung nấu ý định xin mẹ chồng về bên ngoại nhưng lần nào chưa kịp mở lời thì đã bị mẹ cắt ngang: “Cháu còn nhỏ đi lại nhiều ốm đau thì khổ, để ra năm ngày rộng tháng dài đi bao lâu cũng được”.
Kiều biết mẹ chồng lấy cháu nhỏ ra làm cái cớ, chứ thằng bé đã gần 6 tháng rồi còn nhỏ dại gì nữa. Hơn nữa, mẹ bảo Tết xong thì về vì bà biết cô sắp hết thời gian nghỉ thai sản, phải đi làm lại thì có về “bằng mắt”.
Ấm ức, Kiều giật áo xúi chồng đứng ra xin phép mẹ giúp. Nhưng chồng cũng gạt đi, anh bảo: “Nhà này có ai dám cãi lời mẹ đâu, mẹ nói vậy thì em cứ thế mà làm. Trước sau gì cũng là bà lo cho con, cháu mà em”.
Bất lực, vậy là Tết năm đó cô chỉ ở nhà ôm con, quanh ra quẩn vào lại rửa bát là hết ngày.
Ảnh minh họa.
Năm ngoái, con đã lớn, thời tiết lại ủng hộ. Kiều chắc mẩm mẹ chồng chẳng có lí do gì để cấm cản cô về ngoại lễ Tết nữa rồi. Lúc Kiều xin phép thì mẹ hồ hởi đồng ý khiến Kiều mừng lắm. Cô chuẩn bị sắm sửa đồ đạc để mùng 2 Tết cả nhà sẽ về bên ngoại.
Không ngờ, đùng một cái sáng sớm hôm đó bà lăn ra ốm, kêu đau đầu chóng mặt. Pha cho mẹ cốc nước gừng với hi vọng bà khỏe lại để Kiều có thể về bên ngoại. Mang nước vào phòng cho mẹ, Kiều liếc thấy thỉnh thoảng mẹ chồng mở mắt ti hí nhìn cô, lúc ấy Kiều mới ngỡ “thì ra tất cả đều là kế hoạch của mẹ ngăn không cho con dâu về ngoại”.
Thấy vậy, Kiều hỏi ý bà: “Mẹ ơi, mẹ có thể ở nhà một mình được không? Cô út hôm nay chắc cũng chưa về được, vợ chồng con về thăm ông bà ngoại rồi mai con về luôn”.
Video đang HOT
Thấy con dâu nói vậy, bà ngồi luôn lên quát: “ Đấy, thằng Kiên xem con vợ mày, tao ốm sắp chết mà nó còn nghĩ về ngoại được. Đi đi, đi hết đi để thân già này ở nhà một mình rồi chết quách đi cho xong”.
Chồng Kiều thấy mẹ phản ứng gay gắt nên quay ra lừ mắt quát vợ: “Nội ngoại gì nữa, về phòng”.
Mọi kế hoạch tan tành trong đúng sáng mùng 2 Tết. Năm nay, Kiều quyết tâm phục thù.
Ảnh minh họa.
Kiều tâm sự: “Còn chưa đầy 10 ngày nữa là Tết, mình chủ động ráo trước với mẹ chồng nhiều lần kiểu như “bà ngoại gọi hỏi năm nay có về ăn Tết không, con nhận lời có rồi mẹ ạ”, hoặc “cu Bon chưa năm nào được về Tết với bà ngoại, bà bảo năm nay phải về bù”. Mỗi lần mình nói vậy mẹ chồng đều im lặng. Mình đã xác định, dù bà có làm gì thì nhất định năm nay cũng về bên ngoại”.
Hôm qua, mẹ chồng Kiều nghe điện thoại của cô con gái út xong thì lăn ra ốm, bà bỏ cơm tối nằm khóc sụt sùi trong phòng. Thấy lạ nên Kiều hỏi thì bà bảo: “Mẹ thương con út quá, đi lấy chồng xa cả năm không về được. Giờ năm hết Tết đến cũng không về, nó gọi cho mẹ báo trước một câu để mẹ đừng ngóng. Càng nghĩ càng thương con gái”.
Chớp thời cơ, Kiều thở dài: “Năm nay cô út mới không về, còn con từ ngày về nhà mình làm dâu có năm nào được về Tết thăm ông bà ngoại đâu mẹ. Vậy chắc năm nào bố mẹ con cũng nước mắt ngắn dài ngóng con, ăn Tết buồn tủi y như mẹ bây giờ”.
Mẹ chồng gạt nước mắt nắm tay Kiều: “Mẹ xin lỗi, cũng tại mẹ ích kỉ không nghĩ đến cảm giác của con”, rồi bà gọi con trai vào giao phó: “ Chuẩn bị đồ đạc, năm nay thằng Kiên đưa vợ con về ăn Tết với ông bà thông gia, 28 về đi cho sớm sủa”.
Như không tin vào tai mình, Kiên ú ớ: “Sao… sao lại về ngoại ăn Tết. Vậy… còn mẹ thì sao ạ?”.
“Gớm, anh không phải lo cho tôi. Tôi còn khỏe, còn ăn, còn lo cho mình được. Về bên ấy cho mẹ gửi lời hỏi thăm và chúc Tết bố mẹ vợ con nhé”.
Kiều gạt nước mắt mừng thầm: “Cuối cùng mình đã chữa được căn bệnh của mẹ chồng, Tết năm nay chắc hẳn sẽ vui lắm đây”.
Nhật Quỳnh
Theo toquoc.vn
Con sinh dị tật, chồng nhất quyết không nhận cho đến khi mẹ anh lên tiếng: Không cần xét nghiệm, thế mới là cháu nhà này
Vết mổ còn chưa hết tê, vợ đã phải chịu sự nghi ngờ từ chồng, cô nằm quay mặt vào tường, nước mắt rơi lã chã.
Người ta vẫn hay nói mẹ chồng nàng dâu sống chung ắt sẽ có va chạm. Em cũng từng nghĩ như vậy, cho đến khi sống cùng mẹ chồng 3 năm trời.
Hồi mới gặp gỡ, em nghĩ mẹ chồng mình hẳn là người khó tính lắm. Lần đầu đến nhà chơi, em được mẹ chồng đưa cho một cuốn sách dạy làm vợ và làm mẹ. Thời hạn của em là một tuần để thuộc làu cuốn sách và dĩ nhiên, mẹ chồng em chính là người kiểm tra điều đó.
Kết hôn xong, vợ chồng em về sống chung với mẹ anh. Lúc đầu, em cứ nghĩ cuộc sống sẽ khó khăn và nảy sinh nhiều va chạm. Nhưng mẹ chồng em rất tâm lý. Buổi sáng, bà luôn là người dậy sớm nhất nhà để chuẩn bị bữa ăn. Nhiều hôm em quên cơm trưa, mẹ chồng còn mang đến tận công ty cho em nữa.
2 năm sau khi cưới, vợ chồng em vẫn chưa có con. Thực ra bọn em rất mong, nhưng không hiểu sao mãi chẳng có tin vui. Dần dần, mọi người bắt đầu bàn tán và nói những lời không hay về em. Hôm ấy em bị ốm nên nghỉ ở nhà, mẹ chồng em cũng không hề biết. Nằm trong phòng, em nghe bác hàng xóm nói:
"Có khi nào con dâu bác nó bị vô sinh không? Giờ nhiều đứa phá thai trước khi cưới, cho nên lấy chồng rồi vẫn không chửa được đấy".
"Cái cô này. Con dâu tôi nó ngoan ngoãn hiền lành, ai bảo cô như thế? Là chúng nó đang lo làm ăn kinh tế, con thì lúc nào muốn chẳng được".
Em cứ để ý xem mẹ chồng có hằn học mình chuyện con cái không. Thế mà đúng thật, bà chưa bao giờ trách móc em nửa lời các chị ạ.
Gần 50 tuổi rồi mà bà còn đi học lớp nấu ăn để tẩm bổ cho con dâu bầu. Ảnh minh họa: Internet
May mắn là đầu năm nay, em đã có thai. Biết tin mình sắp có cháu nội, mẹ chồng em mừng lắm. Gần 50 tuổi rồi mà bà còn đi học lớp nấu ăn để tẩm bổ cho con dâu bầu. Em bảo mẹ chồng cứ ở nhà thì bà nói:
"Mẹ học nấu thêm món, sau này con ở cữ còn đổi bữa cho lạ miệng. Như thế mới nhiều sữa".
Có lẽ hiếm ai như mẹ chồng em. Mỗi lần con dâu đi khám thai, bà lại đi cùng rồi dùng điện thoại quay lại tất cả. Những ngày sau đó, hôm nào mẹ chồng em cũng mở ra để xem rồi cười tủm tỉm cả buổi.
Chuyện đáng nhớ nhất vẫn là ngày em sinh con. Khi bác sĩ lấy con em ra khỏi bụng, em được nhìn con thoáng qua rồi bác sĩ đẩy em vào phòng hồi sức. Lúc về phòng bệnh, em cố gắng tìm chồng nhưng chẳng thấy anh đâu. Đến buổi chiều, chồng em vào thăm vợ, anh ngồi thừ xuống:
"Em nói đi, nó là con ai".
Vết mổ còn chưa hết tê, em đã phải chịu sự nghi ngờ từ chồng vậy đấy. Ảnh minh họa: Internet
Vết mổ còn chưa hết tê, em đã phải chịu sự nghi ngờ từ chồng vậy đấy. Vì buồn quá, em nằm quay mặt vào tường, nước mắt rơi lã chã. Đúng lúc ấy, mẹ chồng em bế cháu vào. Bà đặt con nằm xuống cạnh em. Nhìn kỹ con, em giật mình nhận ra con mình không có một bên vành tai. Có lẽ đó là nguyên nhân mà chồng em nghi ngờ vợ.
Thấy con trai hậm hực, mẹ chồng em gằn giọng:
"Thôi ngay đi, đừng có ngờ vực lung tung nữa. Không phải xét nghiệm gì hết, như thế mới là cháu nhà này. Ông cố nội nó ngày xưa cũng như thế, có gì lạ đâu".
Thế là chồng em mới im lặng đấy. Em không biết sau khi nghe mẹ nói vậy, chồng em có nung nấu ý định đưa con đi xét nghiệm không. Nhưng nếu anh vẫn còn lo bị vợ cắm sừng, em sẵn sàng để chồng đưa con đi xét nghiệm, dù sao đó cũng là máu mủ của anh mà.
Ngọc Trinh
Theo phunusuckhoe.vn
Ngày cưới được trao đến 5 cây vàng, cô dâu hạnh phúc vì nghĩ nhà chồng coi trọng nhưng sau lại chết điếng "Đêm đó chồng em nhắn tin, dọa dẫm bảo em về. Em nhắn lại đanh thép lắm đòi chia tay vì không chịu nổi nữa. Anh ta gọi điện qua, bố em nghe máy", cô vợ kể. Đúng là trong cuộc sống điều gì cũng có thể xảy đến. Đôi khi thứ mình thấy trước mắt chẳng nói lên điều gì cả. Cái...