Tết làm điều này, ai cũng thấy vui
Với tôi, Tết cần được xả hơi, làm những gì mình thích chứ không bị cuốn vào guồng đua tít mù của mua sắm, làm đẹp, dọn dẹp và nấu nướng.
Tết, có nhiều người căng thẳng vì ví mỏng, vì một năm trôi qua không có gì mới. Mạng xã hội vô tình như bào vào gan ruột một nỗi ấm ức, ghen tị: Đứa bạn khoe khéo căn biệt thự với cây bưởi sai trĩu quả; đứa khoe xế hộp sang; đứa đăng ảnh vợ chồng với giấy khen, bằng khen trong tiệc vinh danh cuối năm.
Thế mà mình còn vạ vật thuê nhà hay nhà xấu bền vững, vợ chồng chỉ công nhân quèn… Đi chúc Tết phải nghe bao câu hỏi đau đầu về lương thưởng, xây nhà, mua xe hay cưới hỏi, con cái.
Không hiểu người hỏi quan tâm thực sự hay hỏi để thỏa mãn tò mò, đố kị?
Vậy có cách nào để Tết thực sự nhẹ nhàng, vui vẻ không? Tôi nghĩ đơn giản lắm.
Với tôi, Tết cần được xả hơi, làm những gì mình thích chứ không bị cuốn vào guồng đua tít mù của mua sắm, làm đẹp, dọn dẹp và nấu nướng.
Ảnh: VietNamNet
Tết, tôi tranh thủ dọn dẹp lặt vặt trước nửa tháng, kêu gọi chồng con phụ giúp. Những ngày sát Tết, nhà cửa về cơ bản đã dọn xong, tôi dành thời gian đi chợ hoa, chơi là chính và mua vừa đủ.
Video đang HOT
Nhà tôi chật chội nên chỉ cần cắm một lọ đào dăm cũng thấy phơi phới mùa xuân. Mấy ngày Tết về 2 quê nên thực phẩm mua sắm dự trữ không cần nhiều. Kẹo bánh tôi mua rất ít, chỉ cần vài quả bưởi, 2 kg táo ngọt là đủ rôm rả mời khách.
3 ngày Tết, bàn thờ nhà tôi chỉ có mâm ngũ quả, cặp bánh chưng, ít vàng mã, bánh kẹo thắp hương cho đến ngày mồng 4 – mồng 5 thì hóa vàng thật gọn nhẹ.
Quà Tết biếu nội ngoại thì linh hoạt tùy năm, khi tôi mua sắm hoa quả bánh kẹo, khi thì biếu ông bà tiền. Mẹ chồng tôi năm nào cũng kể lể so bì tôi với các nàng dâu trong xóm, có ý chê bai nhưng tôi không để ý.
Tôi tâm sự với bà về công việc khó khăn, các cháu đi học tốn kém.
Bà nhiều lần chê tôi yếu ớt, vụng về, chậm chạp, tôi nhận hết. Về quê, bà con hay bạn bè hỏi Tết được thưởng nhiều không, xây nhà mới chưa? Tôi trả lời tỉnh bơ: “Tiền thưởng đủ ăn Tết, nhà sắp xây còn chờ tuổi đẹp”.
Tết nhà tôi cứ chia lịch mà về quê: Quê nội gần về 1-2 ngày, quê ngoại xa về 2-3 ngày. Vợ chồng tôi còn quy định ngầm sau nhiều lần cãi vã vì tiền nong: Chồng lo biếu Tết bên nội, vợ lo biếu Tết bên ngoại…
Tôi thấy nhiều người quá lãng phí và chi tiêu cầu kỳ cho Tết. Với tôi, Tết quan trọng nhất là bản thân mỗi người thư thái, không so bì, đố kị với mọi người xung quanh, và cũng đừng cố công chạy đua ăn chơi ngày Tết giống người này, người kia.
Tết nên đi chơi nhiều hơn, trò chuyện với nhau nhiều hơn và quan trọng nhất là đừng ăn Tết trên mạng xã hội.
Theo vietnamnet.vn
Câu nói ám ảnh của mẹ chồng khiến tôi cả năm làm dâu không được bình yên, đến Tết càng buồn hơn
Mỗi lần tôi không làm theo ý bà, bà lại bắt đầu nói câu này...
Ngày tôi lấy chồng, cha mẹ, bạn bè và anh em đều vui mừng chúc tụng. Bởi lẽ, tôi lấy chồng chỉ cách nhà 3km. Mẹ tôi đã sống cảnh lấy chồng xa cả trăm km, mỗi năm chỉ được về quê vài lần, đi lại vất vả nên bà muốn tôi lấy chồng gần.
Bố chồng tôi mất sớm, mẹ chồng một tay chăm chỉ làm việc nuôi chồng tôi lớn khôn. Vì con trai, bà không đi bước nữa, vậy nên mẹ tôi luôn dành hết tình cảm cho chồng tôi và cũng đòi hỏi ở chúng tôi sự quan tâm đặc biệt.
Tôi vốn khéo léo, nấu ăn khá ngon và đảm đang. Vậy mà về ở với mẹ chồng bị dạy lại hết. Thời buổi hiện đại, nhà tôi lại gần chợ nên gà, cá, chim không bao giờ tự mổ mà luôn đặt mổ ở hàng cho sạch sẽ, về nhà chỉ cần rửa sạch và chế biến ngon miệng là được. Mẹ chồng tôi thấy tôi xách gà từ chợ về thì sa sầm mặt, quát luôn: "Trời ơi, ai cho con mua gà làm sẵn, như mẹ đây này, lúc nào mẹ cũng tự làm từ đầu đến cuối. Từ sau, cấm con không được mua đồ làm sẵn như vậy nữa". Tôi choáng váng, thôi thì nhập gia tùy tục, đành theo ý mẹ chồng.
Tôi làm gì bà cũng không hài lòng. (Ảnh minh họa)
Cưới xong chúng tôi về thăm bà con hai bên, mẹ chồng yêu cầu tôi mua quà chu đáo, chất đầy xe máy. Chúng tôi cũng mới đi làm nên không dư dả gì, thấy chồng tôi tỏ ý ái ngại muốn giảm bớt quà cáp, bà lại cáu: "Đừng có cãi, như mẹ đây này, quà cáp bà con không bao giờ thiếu, đặc biệt là bên nội. Bao nhiêu năm mẹ nuôi con mẹ có than thiếu thốn bao giờ không. Dù mẹ ăn không đủ no cũng không được kém lễ tiết".
Dường như trong giấc ngủ, tôi cũng bị ám ảnh bởi câu " Như mẹ đây này". Mẹ chồng đòi hỏi tôi phải chu toàn, cẩn thận, đảm đang, dành mọi thời gian chăm sóc cho gia đình như bà. Tôi gồng mình thay đổi để mong làm bà vui, chồng tôi cũng đỡ phải dỗ dành bên mẹ bên vợ.
" Như mẹ đây này, mẹ không bao giờ may quá 5 bộ quần áo mới mỗi năm đâu, con phung phí quá".
" Như mẹ đây này, có bao giờ tiện đường về thăm nhà mẹ đẻ, lúc nào cũng nhanh chóng về với chồng con".
" Như mẹ đây này..."
Tết năm ngoái, tôi phục vụ cơm nước cúng bái suốt từ chiều 30 cho đến hết mùng 2 Tết, mỗi ngày 3 mâm cỗ sáng trưa chiều. Nhìn người ta xúng xính quần áo đẹp đi chúc Tết, tôi mặc bộ đồ ở nhà lem nhem mùi thức ăn, tôi vừa ngủ vừa khóc thầm.
Trưa ngày mùng 3 chồng tôi mới dám xin phép cho chúng tôi về bên ngoại chúc Tết, vậy mà mới đi được vài tiếng mẹ chồng tôi đã gọi lên chúc Tết bố mẹ tôi, tiện thể nhắn luôn: "Ông bà bảo giúp chúng nó về sớm còn lo cơm nước tiễn ông bà ông vải, như tôi đây này, từ khi lấy chồng không bao giờ về ngủ lại nhà mẹ đẻ đâu. Ông bà đừng chiều hư cháu". Bố tôi thờ dài rồi bảo chúng tôi nhanh chóng quay về cho nhà cửa yên ấm. Mẹ tôi thì vừa cầm tay tôi vừa rơi nước mắt.
Tôi thực sự thấy ngày Tết là ngày buồn nhất trong năm. (Ảnh minh họa)
Thấm thoắt đã trôi qua một năm. Câu nói ám ảnh của mẹ chồng đã giảm tần suất. Dần dần, cuộc sống hàng ngày đã đỡ căng thẳng, tôi cũng không còn buồn mỗi khi bà chê trách. Nhưng chắc không ai tưởng tượng được, tôi lấy chồng gần nhà mà thời gian được về thăm bố mẹ rất hiếm hoi. Đi làm qua nhà, tôi chỉ dám vào thăm mẹ vài phút lại đi ngay. Chỉ cần tôi về muộn, mẹ chồng lại nhìn đồng hồ tỏ ý không hài lòng.
Tết năm nay, tôi biết mình vẫn khó có một cái Tết sum vầy cùng gia đình mẹ đẻ. Tôi thực sự thấy ngày Tết là ngày buồn nhất trong năm.
Bà đã mất cả một cuộc đời để hy sinh cho gia đình bên nội, vậy chẳng lẽ bà cũng đòi hỏi tôi cũng phải dành cả cuộc đời làm theo tấm gương của bà để giữ gia phong nề nếp?
Theo afamily.vn
Nhận thưởng Tết, chồng biếu nhà nội 18 triệu nhưng chỉ biếu nhà ngoại 500 nghìn Tôi không dám mong chồng đối xử hai bên công bằng nhưng cũng đừng quá bất công như vậy. Đây là cái Tết đầu tiên tôi làm dâu, chẳng ngờ lại lắm nỗi niềm đến thế. Tôi quê Hải Dương, là kế toán cho một công ty nhỏ. Chồng quê Vĩnh Phúc, quản lý kỹ thuật thông tin cho một tập đoàn. Ai...