Tết là để thứ tha
Anh đã biết sai, biết trân trọng gia đình, biết thành thật với chị và biết kiên trì hàn gắn trong bao nhiêu lâu nay. Vậy thì hà cớ gì chị lại cứ mãi đẩy người mình yêu đi xa hơn?
Dù có những vết thương lòng đã lành lại qua tháng năm nhưng dường như người ta vẫn luôn chờ đợi một dịp thích hợp để có thể nói ra lời tha thứ. Còn nhớ cách đây 3 năm, chị từng đau tưởng chừng chết đi sống lại khi nhận được bức ảnh anh chụp cùng một cô gái khác dưới cây thông Noel. Nhìn nụ hôn cô gái đó đặt lên má anh, chị hiểu sự xa cách vợ chồng bao lâu nay là có lý do. Rồi khi anh thú nhận sự thật đang bị vướng vào cơn say nắng, chị không nói không rằng liền xách vali anh đặt trước cửa.
Anh níu kéo, xin tha thứ không được, đành phải chấp nhận lặng lẽ rời đi. Cũng từ đấy, chị một mình nuôi con, chỉ cho anh cuối tuần qua nhà thăm con. Cơn say nắng của anh hình như đã hết khi anh nhắn tin cho chị, mong muốn một cơ hội được quay trở về làm chồng, làm bố trong gia đình. Thế nhưng lòng chị vẫn không thể nguôi đi được sự ám ảnh từ nụ hôn trong bức ảnh ấy. Để rồi liên tục 3 năm liền, chị dắt con về nhà ngoại ăn tết, còn anh lủi thủi trong nhà nội. Ông bà hai bên liên tục khuyên nhủ hàn gắn, nhưng chị chỉ lạnh lùng im lặng.
Ảnh minh họa.
Một cái tết nữa lại về. Chị ngồi một mình, thành thật đối diện với nỗi đau của quá khứ mà trước đây cứ trỗi dậy là lại bị chị cố tình dập tắt. Chị cố gắng vùi đầu vào công việc, vào việc dạy con học, vun đắp những mối quan hệ bên ngoài nhưng tuyệt nhiên đóng hết mọi cách cửa lại trước mặt anh. Chị chưa từng cho anh nhắc lại sự việc năm xưa hay không cần bất cứ lời giải thích nào. Bởi chị cho rằng cơn say nắng của anh là hoàn toàn không chấp nhận được, nó chính thức chấm dứt tình yêu của hai người. Chị nói chị đã hết yêu anh.
Nhưng nay chị tự vấn mình, những sự rung động mà chị vẫn còn có khi ở bên anh là gì? Bởi chỉ cần thấy anh nhắn tin bảo tối sẽ qua là chị lâng lâng mong chờ, thấy anh bảo bận việc không đến được là chị hụt hẫng buồn rầu, đến mức thằng Bi còn nhạy cảm hỏi mẹ: “Mẹ buồn vì bố không đến à?”. Trẻ con đôi khi còn tinh hơn cả người lớn là thế. Chị không thừa nhận nỗi nhớ của mình. Chị thậm chí không đồng ý cho việc bắt gặp một ánh mắt của anh nhìn chị, một cái chạm tay vô tình mà khiến lòng mình rung lên như mới đang yêu.
Video đang HOT
Cuối cùng khi anh nói rằng: “Anh không muốn làm phiền em nữa. Nếu em không tha thứ, không còn tình cảm với anh, thì em nên mở lòng mình ra để tìm một người mới. Anh sẽ nhận nuôi Bi, được không?”. Không hiểu sao khi thấy anh nói câu đó, chị lại thấy đau và hụt hẫng, lo sợ đến lạ. Bởi hình như chị sợ mất anh, chị sợ sự ngoan cố của mình sẽ khiến anh đi mất. Bao lâu nay, chị vẫn đang thách thức và cố đợi xem anh cố gắng được đến mức nào. Về phía mình, chị cứ cố tình dùng một tấm bạt che đậy tất cả những cảm xúc dành cho anh.
Ảnh minh họa.
Nhưng hóa ra tự khi nào, chị đã ngầm tha thứ cho anh mà không nói ra. Chị còn tự thừa nhận sai lầm về sự vô tâm của mình trước đây. Rằng chị đã mải mê chinh chiến sự nghiệp bên ngoài, mặc kệ anh chới với một mình khi thất bại trong công việc. Chị chẳng hề đồng điệu hay có chút ý thức nào về việc chăm chút cho tổ ấm hay lãng mạn hóa mối quan hệ lâu năm. Vì vậy, anh say nắng là điều tất nhiên. Nhưng anh đã biết sai, biết trân trọng gia đình, biết thành thật với chị và biết kiên trì hàn gắn trong bao nhiêu lâu nay. Vậy thì hà cớ gì chị lại cứ mãi đẩy người mình yêu đi xa hơn?
Chị nay đã hiểu, một lời tha thứ nhẹ nhàng từ chị nhưng lại có thể mang đến hạnh phúc vẹn tròn cho rất nhiều người. Năm mới đã đến, chị thực lòng muốn cả gia đình được đoàn tụ, sống những ngày tháng hạnh phúc, bình yên bên nhau. Nhìn vào mắt anh, chị chậm rãi nói ra một lời mà mình đã cất giấu từ lâu: “Anh đừng nói thế. Anh chuyển về sống cùng mẹ con em nhé! Năm mới rồi, cả nhà mình cùng xây lại từ đầu”. Anh sung sướng ôm chầm chị vào lòng. Hóa ra, tết là để thứ tha, để sum vầy bên nhau.
Cát Tường
Theo phunuonline.com.vn
Chồng dứt khoát KHÔNG CHO VỀ ĂN TẾT NHÀ NGOẠI và đây là cách xử lý dứt khoát của chị vợ khiến CHỒNG KHIẾP VÍA
Hôm sau, tôi chốt lịch về ngoại thì chồng tôi nói: "Năm nay phải ở nhà đến hết mùng 2 đi bà con, anh em xong mới về nhà ngoại được!". Tôi ngạc nhiên hỏi lại thì anh ấy chốt: "Bảo thế thì cứ thế mà làm, cô hỏi làm gì lắm!".
Tôi năm nay 32 tuổi, lấy chồng được 6 năm rồi. Mọi năm, cứ cách 1 năm thì vợ chồng con cái tôi lại được về nhà ngoại ăn tết 1 lần. Bởi bố mẹ tôi chỉ có 2 cô con gái nên chị em tội bàn với chồng cứ luân phiên về ngoại ăn tết để ông bà đỡ buồn.
Nhà chồng tôi ở Đông Anh còn nhà bố mẹ đẻ tôi ở Đan Phượng. Mọi năm cứ đến lịch về ăn Tết nhà ngoại là chồng tôi sốt sắng lắm. Cả xóm khen bố mẹ tôi sướng vì kén được 2 chàng rể tuyệt vời và tâm lý với bố mẹ vợ. Có người còn bảo: "Sinh con một bề mà được như nhà ông bà thì ai chẳng muốn!". Nghe được những lời vậy, chị em tôi lại càng cố gắng hơn nữa để bố mẹ không chịu thiệt thòi khi về già vì không có con trai ở cùng đặc biệt là những dịp lễ tết.
Mọi năm là vậy mà năm nay khi nói đến chuyện về ngoại ăn Tết thì anh chồng tôi lại cứ lờ đi. Đến tận hôm vừa rồi, tôi nhắc lai tôi đi mua ít đồ Tết cho ông bà nội và mang về nhà ông bà ngoại thì chồng tôi gắt lên: "Còn lâu mới tết mà cứ cuống lên!". Tôi cũng thấy bực mình với sự cáu bẳn vô lý của chồng nhưng cũng kệ không nói gì thêm.
Chồng dứt khoát không cho về ăn tết nhà ngoại và đây là cách xử lý dứt khoát của chị vợ khiến chồng ngỡ ngàng (ảnh minh họa)
Hôm sau, tôi chốt lịch về ngoại thì chồng tôi nói: "Năm nay phải ở nhà đến hết mùng 2 đi bà con, anh em xong mới về nhà ngoại được!". Tôi ngạc nhiên hỏi lại thì anh ấy chốt: "Bảo thế thì cứ thế mà làm, cô hỏi làm gì lắm!".
Nghĩ cảnh bố mẹ già cô đơn, 2 thân già với nhau, tết nhất nhìn nhà người ta con đàn cháu đống, còn nhà mình thì vắng heo hắt mà thương bố mẹ quá. Lúc thấy chồng làm căng lên, tôi cũng định nghe theo rồi gọi điện cho chị gái sắp xếp về tết với bố mẹ. Nhưng tôi lại nghĩ, năm ngoái cả nhà chị ấy đã về từ 28 tết rồi, năm nay cũng phải ở nhà nội lo tết cùng ông bà chứ.
Vậy là tôi quyết định đưa ra ý kiến của mình: "Anh không về thì thôi, em không thể để bố mẹ em ở một mình như thế được, đã thống nhất và được ông bà nội đồng ý rồi thì cứ thế mà làm, không thay đổi!". Anh chồng ích kỉ của tôi phừng phừng cao giọng: "Cô đi luôn đi, còn để 2 đứa nhỏ ở nhà, khi nào tôi cho về thì về!".
Tôi cũng chẳng sợ mà dõng dạc nói: "Vâng, thế giờ tôi lên xin phép ông bà nội rồi mai về ngoại luôn, anh ở nhà lo tết cho ông bà nội và 2 đứa. Năm nay nghỉ dài, tôi cũng chỉ về trước 1 ngày để đi làm lại thôi. Tôi báo để anh biết!".
Tôi nói là làm, một mạch sang nhà ông bà nội xin phép. Và hôm sau về với bố mẹ theo đúng kế hoạch. 2 đứa nhỏ cứ đòi về ông bà ngoại với mẹ nhưng bố chúng không đồng ý nên tôi cũng cố nén lòng làm lơ.
Suốt dọc đường đi, tôi nghĩ mà ức, nước mắt cứ trào ra. Tôi biết mình đang làm đúng chứ không sai. Có dứt khoát như vậy thì lần sau anh ta mới không dám bắt khoan bắt nhạt. Anh ấy có bố mẹ, có gia đình thì tôi cũng vậy. Ngày tết, nhà anh ấy đông con đông cháu mà không nghĩ đến cảnh bố mẹ tôi không có ai ở bên. Cái thói ích kỉ ấy phải được triệt tận gốc, tôi đoán chắc chỉ mùng 1 thôi là 3 bố con lại dắt díu nhau về ngoại thôi. Tôi đố anh ta lo được cho 2 đứa qua được 2 ngày đó!
Theo emdep.vn
Tôi đã kéo chồng ra khỏi cơn 'say nắng' như thế này! Tôi rất vui vì đã kéo chồng ra khỏi cơn "say nắng" như thế. Bởi vậy, hôm nay biết mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi cơn "say nắng" mỗi khác nhưng tôi cứ chia sẻ vài "bí kíp" của mình. Biết đâu có chị em nào đó có thể sử dụng được Thời gian gần đây, tôi thấy có rất nhiều chị em chia...