Tết không đào, không quất của cặp vợ chồng “chú cháu”
“Chạy ăn từng bữa cho những đứa trẻ đã vất vả, lấy tiền đâu mua quất, mua hoa, nhà có gì ăn đấy, ngày Tết cũng như ngày thường”, người chồng 79 tuổi tâm sự.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán, tổ ấm đơn sơ của cặp vợ chồng chênh lệnh 43 tuổi cùng 3 con nhỏ ở Hà Nam vô cùng khó khăn. Họ phải chạy ăn từng bữa cho những đứa trẻ. Tết đến với gia đình họ cũng như ngày thường và có phần lo toan hơn.
Ông Nguyễn Thanh Học (79 tuổi, ở thôn Ngô Khêm, xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục, Hà Nam) cùng người vợ kém 43 tuổi bận rộn chăm sóc những đứa trẻ trong những ngày cận Tết Nguyên đán. Đám cưới của họ từng gây xôn xao dư luận một thời. Năm 2010, cô dâu lúc đó mới 29 tuổi còn chú rể thì đã 72 tuổi. Đến nay, chuyện tình “chú – cháu” này vẫn khiến dân làng bàn ra tán vào.
Sau gần 10 năm về chung một mái nhà, đôi uyên ương “chú – cháu” đã có với nhau 3 mặt con. Năm 2013, chị Bích mang thai và sinh được cặp sinh đôi (một trai, một gái), tới năm 2016, chị Bích lỡ mang bầu lần 2.
Ở cái tuổi thất thập, mắt mờ chân yếu, lại hay ốm đau, việc chăm sóc hàng ngày cho những đứa con nhỏ cũng khó khăn với ông Học. “Cuộc sống ngày thường đã chật vật rồi. Tết cũng như ngày thường thôi, có Tết con gái lớn đòi mua quất, mua hoa. tôi bảo họ bán hết rồi, nó bảo họ bán đầy đường, hết đâu mà hết. Nghe con nói mà nhói lòng”, ông Học tâm sự.
Video đang HOT
Suốt ngày lo chăm con, chăm chồng ốm đau bệnh tệt khiến chị Bích đôi lúc cảm thấy mệt mỏi: “Mới lấy nhau, sinh con thấy hạnh phúc nhưng những đứa trẻ lớn lên, cuộc sống đầy mối lo toan”.
Sớm mất bố, chị ở cùng với người mẹ tàn tật, tháng hưởng mức trợ cấp 300 ngàn đồng, bản thân chị cũng bị dị tật ở chân, từ nhỏ sống trong cảnh nghèo khổ. Cuộc sống của chị giờ vẫn khó khăn như ngày trước, thế nhưng nỗi lo về tương lai của 3 người con sẽ như thế nào càng khiến chị thêm buồn.
Hiện tại, ông Học không thể đi lượm ve chai như trước, ông ở nhà làm những việc lặt vặt trong nhà. Cả gia đình 5 miệng ăn sống nhờ số tiền trợ cấp 1,6 triệu đồng/tháng của ông.
Ông Học kể, thời trai trẻ ông từng tham gia chiến trường Quảng Bình, Quảng Trị, sau đó lang bạt khắp các tỉnh phía Nam. Những năm 1990 ông quay trở về quê nhà và sống trong căn nhà lá lụp xụp cha mẹ để lại.
Chị Bích cho biết, thời gian qua hàng xóm thương tình giúp đỡ gia đình. Lễ, Tết chính quyền địa phương hỗ trợ một ít gạo, cân thịt nên ngày Tết các con đỡ tủi thân. Các con thì mặc quần áo cũ được mọi người cho chứ vợ chồng ông cũng không có điều kiện để sắm sửa.
Nỗi lo lắng lớn nhất của chị Bích là khi chồng qua đời chị có lo cho con khôn lớn thành người được không.
Ông Học tâm sự: “Giờ gần hết đời rồi tôi sống sao cũng được chỉ sợ một ngày khi mình không còn nữa không biết vợ con sẽ ra sao”.
Vợ chồng ông Học mong muốn có một tương lai tươi sáng hơn, để những cái Tết no đủ hơn nhưng chồng già yếu, vợ bận chăm con nhỏ không đi làm được khiến cuộc sống càng trở nên khó khăn. Lại một cái Tết không đào, không quất của cặp vợ chồng “chú – cháu”.
Theo Danviet
Cả làng cả xã ở đây trồng cau không phải làm giàu mà để cho đẹp
Về xã Bình Nghĩa, đi đến làng nào, xóm nào, nhà nào hình ảnh ấn tượng bạn bắt gặp đầu tiên đó chính là những cây cau thẳng tắp vút lên cao. Cau được người dân nơi đây trồng trong vườn, bên cổng, ở các đình, chùa...Việc trồng cau ở đây đã có hàng trăm năm, người dân trồng cau không phải làm giàu mà chủ yếu để cho...đẹp
Từ xưa đến nay, cau là loài cây quen thuộc được nhiều gia đình ở nông thôn chọn trồng trước hiên và trong vườn nhà. Nhưng, cả làng, cả xã, nhà nào cũng trồng cau có lẽ chỉ có ở xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục (Hà Nam). Bao năm qua, những hàng cau, những vườn cau thẳng tắp được trồng khắp các xóm thuộc hai miền Cát Lại và Ngô Khê của xã đã tạo nên nét độc đáo cho làng quê này...
Người dân xã Bình Nghĩa trồng cau tạo cảnh quan cho ngôi nhà của mình, góp phần tạo nên nét đẹp đặc sắc cho cả làng, cả xã.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, cây cau gắn bó với mảnh đất này từ thuở khai làng lập ấp. Giống bao miền quê khác, cau được người dân Bình Nghĩa dùng để thắp hương tưởng nhớ tổ tiên vào các ngày cúng giỗ của gia đình, dòng tộc; dùng để đi lễ đình, chùa vào ngày mùng một, mười rằm... Trong sinh hoạt hàng ngày, trước kia, cau được dùng để ăn (cùng với lá trầu, vôi, vỏ cây chay), để tiếp khách (các cụ xưa có câu "miếng trầu là đầu câu chuyện").
Đặc biệt, theo phong tục của Việt Nam (phong tục này được duy trì đến ngày nay), buồng cau là sính lễ đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong tráp nhà trai mang tới nhà gái trong đám hỏi, đám cưới. Ở nông thôn, nhà có đám hỷ, đám hiếu trên bàn bao giờ cũng có chén nước, đĩa trầu mời khách khi mọi người đến chung vui hay chia buồn cùng thân chủ...
Không những vậy, đất Bình Nghĩa phù hợp với cây cau, cau trồng phát triển nhanh, buồng quả đẹp, ngon; trồng cau lại ít sâu bệnh, tốn ít đất, không tỏa rợp bóng nên có thể trồng thêm các loại cây khác trong vườn... Chính vì vậy, người dân nơi đây nhà nào cũng trồng cau, có nhà trồng cả vườn cau lên tới hàng chục, hàng trăm cây.
Nói về cây cau, anh Trần Văn Hoan, cán bộ văn hóa xã Bình Nghĩa cho biết thêm: Trước đây, người dân xã Bình Nghĩa trồng cau chủ yếu là để tạo cảnh quan, phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày như ăn trầu, đi lễ, cưới hỏi...
Hiện 100% hộ dân trong xã (khoảng trên 4.000 hộ) vẫn giữ được nếp xưa, trồng cau bên ngõ, trước hiên và trong vườn nhà. Những năm qua, khi nhu cầu về mặt hàng cau trên thị trường tăng, giá cau có thời điểm lên cao, nhờ vậy, trồng cau cũng đem lại nguồn lợi kinh tế (tuy không cao) cho các hộ gia đình...
Về Bình Nghĩa, theo những con đường làng quanh co được bê tông phẳng nhẵn, rộng rãi, đi tới nhà nào, xóm nào cũng nhìn thấy những cây cau, những hàng cau, những vườn cau thẳng tắp với những tầu lá xanh biếc vươn cao tạo nên nép đẹp gần gũi, thân thiết mà riêng biệt của làng quê nơi đây.
Những cây cau thẳng tắp gợi nhớ về câu chuyện cổ tích "Sự tích trầu cau" mà người dân Việt Nam ai ai cũng biết. Câu chuyện ngợi ca tình cảm anh em, tình cảm vợ chồng, tình cảm gia đình mộc mạc nhưng đậm đà, sâu sắc, thủy chung, giàu đức hy sinh.
Trên đất Bình Nghĩa hôm nay, cây cau - hình ảnh tượng trưng cho tấm lòng ngay thẳng, vững vàng, đầy tình yêu thương trong sự tích xưa được người dân nơi đây ngày ngày ươm trồng, chăm sóc, gìn giữ như gìn giữ và phát triển nét đẹp văn hóa gia đình truyền thống: Đoàn kết, yêu thương, sẻ chia... trong cuộc sống hằng ngày.
Theo Phạm Hiền (Báo Hà Nam)
Nhiều gia đình làm đơn xin nhận nuôi bé gái xinh xắn bị bỏ rơi bên đường Mỗi ngày, chính quyền địa phương tiếp hàng chục hộ gia đình trực tiếp tới xã hoặc điện thoại bày tỏ nguyện vọng xin được đưa cháu bé 2 tháng tuổi bị mẹ bỏ rơi bên đường về nuôi. Ngày 16/1, thông tin từ UBND xã Mỹ Thọ, huyện Bình Lục (Hà Nam) cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin người...