Tết Hàn Thực – Tết món nguội mà ấm tình thân
Đã bao giờ bạn thắc mắc, những chiếc bánh trôi, bánh chay trong Tết Hàn thực từ đâu mà có?
Đã từ lâu, cứ mỗi độ đầu tháng 3 âm lịch, khi những cánh hoa gạo bắt đầu rụng xuống thì ấy cũng là thời điểm người Việt chuẩn bị đón Tết Hàn thực bằng những món bánh trôi ngon mịn, trắng ngần. Tuy nhiên, Tết Hàn thực do đâu mà có, ý nghĩa như thế nào thì không phải ai cũng biết!
Ý nghĩa của Tết Hàn thực
Phần lớn nhiều Tết ở Việt Nam đều có nguồn gốc xa xưa từ Trung Quốc do ảnh hưởng văn hóa khi là nước láng giềng, Tết Hàn thực cũng vậy. Tương truyền, đời Xuân Thu ở Trung Hoa, vua Tấn Văn Công, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong. Ông được Giới Tử Thôi phò giúp nên giành lại được ngôi báu. Tuy nhiên, khi phong thưởng cho người có công, ông lại quên Giới Tử Thôi. Khi ấy, Tử Thôi đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Khi nhớ ra, Tấn Văn Công cho người đi tìm nhưng Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng. Vua hạ lệnh đốt rừng để ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh khiến cả hai mẹ con đều chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3.3 đến mồng 5.3 âm lịch hàng năm).
Từ đó ngày mùng 3.3 âm lịch hằng năm được coi là ngày Tết Hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.
Tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc xa xưa như vậy nhưng khi về Việt Nam, Tết Hàn thực đã biến đổi và phù hợp với bản sắc văn hóa của người Việt. Tết Hàn thực người Việt không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn được thực hiện, chỉ có điều người Việt dùng bánh trôi – bánh chay cho tết Hàn thực với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội – hàn thực.
Tết Hàn thực của người Việt không liên hệ tới Giới Tử Thôi mà những món ăn ngày này làm ra đều được cúng gia tiên với ý nghĩa con cháu đều hướng về tổ tiên, nguồn cội. Và cũng trong dịp này, dù ai đi đâu, ở đâu đến ngày mùng 3.3 âm lịch cũng cố gắng về với gia đình để được đi tảo mộ, để cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình.
Bánh trôi, bánh chay
Nhiều sự tích cũng cho rằng, nguồn gốc của bánh trôi, bánh chay có từ thời Hùng Vương và tục làm hai thứ bánh này để nhắc nhớ về sự tích “bọc trăm trứng” của Âu Cơ. Những chiếc bánh trôi tròn trịa ngắn ngần đầy đặn, mịn màng như làn da người thiếu nữ đã trở thành hình ảnh quen thuộc ăn sâu trong tâm tưởng của người Việt.
Món bánh trôi, bánh chay truyền thống được làm từ thứ bột nước của gạo nếp lẫn gạo tẻ, đậu xanh, vừng, đường mật dạng phên, đường kính… Mỗi nguyên liệu cần chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng mới có thể cho ra đời những chiếc bánh thơm ngon như ý muốn.
Bột gạo nước sau khi xay xong sẽ được làm khô, viên lại thành những viên tròn. Sau đó, để làm bánh trôi, người ta sẽ nhồi nhân đường mật sau đó viên tròn lại. Còn bánh chay sẽ được nhồi nhân đỗ xanh đã được nấu chín, rồi ấn dẹt như những chiếc bánh rán.
Video đang HOT
Bánh trôi được nhồi nhân đường mật
Ngay lúc ấy, một nồi nước sôi được chuẩn bị sẵn trên bếp, bánh sau khi làm xong chỉ việc thả vào nồi, khi nào bánh nổi lên là được. Bánh được vớt ra, chuyển sang bát nước lạnh, sau đó sắp bánh ra đĩa. Lúc này người ta rắc lên bánh trôi ít dừa nạo và vừng. Còn những chiếc bánh chay được làm thêm nước dùng từ đường, bột sắn dây… để ăn kèm.
Bánh trôi bánh chay ăn ngon nhất khi bánh nguội. Cắn những chiếc bánh trắng, mềm, dẻo rồi từ từ nhai chậm rãi, vị ngọt của đường, của nhân lan ra khiến bánh ngon hơn bao giờ hết.
Ở một số vùng, người ta làm thêm món bánh nhót, cách làm tương tự bánh chay nhưng chỉ khác hình dáng được người dân nơi đây nặn giống như trái nhót lạ mắt.
Bánh nhót (Ảnh: Internet)
Ngày nay, để Tết Hàn thực thêm phong phú, nhiều chị em thích nặn bánh trôi, bánh chay với nhiều màu sắc lạ mắt như màu xanh, cam, vàng, tím,…nhưng cách pha chế màu hoàn toàn tự nhiên từ lá dứa, từ gấc, bắp cải tím, cà rốt… Để làm được những bánh này, đòi hỏi chị em phải có thời gian và sự kỳ công, tỉ mỉ.
Ngoài ra, trong Tết Hàn thực, xôi chè cũng là món được nhiều người lựa chọn.
Ẩm thực trong ngày Tết Hàn thực tuy không phong phú về chủng loại nhưng nhờ có sự sáng tạo của nhiều chị em nội trợ mà bánh trôi, bánh chay ngày này lại trở nên đa sắc và sặc sỡ.
Theo Eva
[Chế biến] - Bánh trôi ngũ sắc
Tết Hàn Thực này hãy làm cả nhà bất ngờ bằng mâm bánh trôi đầy màu sắc đẹp mắt và ngon miệng nhé.
1. Phần vỏ bánh
* Bánh trôi gấc: vỏ bột màu đỏ
- Nguyên liệu: 100g cơm gấc, 100g bột nếp, 30g bột năng, 2g muối, 1 thìa nhỏ dầu ăn
- Cách làm: Cho chút rượu vào bóp kỹ lấy phần cơm gấc, bỏ hạt. Trộn bột nếp, bột năng, cơm gấc, muối, dầu ăn, đổ nước nóng vào từ từ, nhồi bột đến khi mịn dẻo (lượng nước không cố định vì tùy độ hút nước của mỗi loại bột mà điều chỉnh lượng nước cho phù hợp), gói kín bột, để bột nghỉ 30 phút cho bột nở.
* Bánh trôi lá dứa: vỏ bột màu xanh
- Nguyên liệu: 100g lá dứa, 50ml sữa tươi 100g bột nếp, 30g bột băng, 2 g muối, 1 thìa nhỏ dầu ăn.
- Cách làm: Lá dứa rửa sạch, chần qua nước sôi, cắt nhỏ, xay nhuyễn với một chút nước, vắt lấy nước cốt, hòa cùng với 50ml sữa tươi, đun nóng khoảng 70 độ C. Trộn bột nếp, bột năng, muối, cho nước cốt lá dừa từ từ vào nhồi đều, thêm dầu ăn cho bột dẻo mịn, gói kín bột để nghỉ 30 phút (sữa sẽ làm cho vỏ bánh mềm, có thể để 1-2 ngày vỏ bánh không bị cứng).
* Bánh trôi bí ngô: vỏ bột màu cam
- Nguyên liệu: 100g bí ngô, 100g bột nếp, 2g muối, 1 thìa nhỏ dầu ăn.
- Cách làm: Bí ngô gọt vỏ, hấp chín, tán nhuyễn trộn đều với bột nếp, muối, dầu ăn, rồi từ từ thêm nước nóng vào nhào đến khi dẻo mịn, gói kín, để bột nghỉ 30 phút.
* Bánh trôi khoai lang tím: vỏ bột màu tím
- Nguyên liệu: 100g khoai lang tím, 100g bột nếp, 2g muối, 1 thìa nhỏ dầu ăn.
- Cách làm: Khoai lang gọt vỏ, hấp chín, tán nhuyễn trộn đều với bột nếp, muối, dầu ăn, rồi từ từ thêm nước nóng vào nhào đến khi dẻo mịn, gói kín, để bột nghỉ 30 phút.
* Bánh trôi khoai lang vàng: vỏ bột màu vàng
- Nguyên liệu: 100g khoai lang vàng (nghệ), 100g bột nếp, 2g muối, 1 thìa nhỏ dầu ăn.
- Cách làm: Khoai lang gọt vỏ, hấp chín, tán nhuyễn trộn đều với bột nếp, muối, dầu ăn, rồi từ từ thêm nước nóng vào nhào đến khi dẻo mịn, gói kín, để bột nghỉ 30 phút.
Phần bột vỏ bánh ủ khoảng 30 phút trước khi nặn. Đường phên thái hạt lựu.
2. Phần nhân bánh
- Đường phên cắt nhỏ như hạt lựu.
3. Nặn bánh
- Sau khi bột đã ủ xong, lấy ra lăn bột thành thanh tròn dài, sau đó ngắt từng viên bột nhỏ như đầu ngón tay cái rồi ấn viên đường phên vào giữa, vo tròn lại, cứ thế làm cho đến hết.
Ngắt bột thành từng viên nhỏ, cho nhân đường vào giữa, vo tròn kín lại.
4. Luộc bánh
- Đun nồi nước thật sôi, hạ lửa vừa rồi thả bánh vào luộc tới khi bánh chín nổi lên trên, vớt ra cho vào tô nước sôi để nguội khoảng 5 phút vớt ra đĩa, rắc chút vừng rang lên từng viên bánh, thêm chút dừa nạo.
Theo PNO
[Chế biến] - Phù trúc chay xào rau củ Món phù trúc chay vừa ngon lại dễ nấu, chị em hãy thử nhé! Nguyên liệu: - Phù trúc: 50gr (phù trúc hay còn được gọi là tàu hũ ky, hoặc váng đậu là một chế phẩm từ sữa đậu nành, là lớp váng nỗi trên mặt sữa được làm khô. Phù trúc rất giàu chất dinh dưỡng, thơm ngon và là nguyên...