Tết Đinh Dậu đi xem chọi gà nghệ thuật ở cù lao An Bình
Trong văn hóa của người Việt từ xưa, chọi gà (đá gà) là một thú vui dân gian tao nhã của người dân, là bộ môn không thể thiếu trong các hội làng xưa. Nhiều bật cao niên còn ví von đây là một loại hình nghệ thuật, thể hiện sự kỳ công huấn luyện của những nghệ nhân để có được những con “gà chiến” dũng mãnh.
Xa xưa, chọi gà đi vào đời sống tinh thần người Việt như một tín ngưỡng. Những năm gần đây, tại các tỉnh miền Tây, nhiều nơi đang phục hồi lại loại hình dân gian này với hình thức biểu diễn tại các điểm sinh hoạt cộng đồng hay các khu du lịch, nhất là trong những ngày lễ, Tết.
Trong cái nắng ấm áp của những ngày đầu xuân, đến TP.Vĩnh Long (Vĩnh Long) rồi đi qua một chuyến phà để cập bến cù lao An Bình (xã An Bình, huyện Long Hồ), du khách sẽ được tận hưởng không khí mát mẻ, hòa mình cùng bóng mát của những hàng cây ăn trái dọc đường đi. Đặc biệt, trong dịp Tết Đinh Dậu năm nay, du khách khắp nơi sẽ có thêm một thú vui trong những ngày du xuân khi đến với khu du lịch Vinh Sang, nơi tổ chức biểu diễn chọi gà nghệ thuật nhân dịp xuân về.
Chọi gà nghệ thuật là một thú vui tao nhã của người dân Việt mỗi dịp xuân về.
Hòa trong sự hò reo của khán giả, khi vào cuộc, hai chú gà sẽ lao vào nhau để mổ, đá móc vào nách, cổ họng, ức đối phương hay ghì nhau, đè cánh… Những trận gà sôi nổi, cuồng nhiệt của hai chú gà sẽ khiến người xem xung quanh bàn luận, tranh cãi rôm rả.
Ông Bùi Văn Lượm, người có nhiều năm kinh nghiệm chăm sóc gà chọi tại xã An Bình chia sẻ: Thức ăn ngoài lúa còn phải có chất béo, đạm động vật. Trước ngày “lâm trận” phải om bó, tẩm bổ bằng cách cho gà ăn những động vật có chứa nhiều chất đạm như lươn, tôm, cá… sống để tăng sức dẻo dai.
Du khách Bùi Thị Lệ (TP.Hồ Chí Minh) vừa dắt tay đứa con gái nhỏ tầm 8 tuổi, vừa hào hứng cổ vũ cho 2 con gà chọi trong sân đấu cùng tiếng reo hò của hàng trăm khách du lịch xung quanh. Chị Lệ bộc bạch: “Lần đầu tôi được xem chọi gà, đúng là vui thật. Nhiều người nói chọi gà chỉ dành cho đàn ông, tôi thì không nghĩ vậy, có được xem tận mắt những trận đấu sôi nổi như thế này tôi mới hiểu chọi gà đúng là một loại hình nghệ thuật nếu mình gạt bỏ yếu tố ăn thua, nêu cao tinh thần thượng võ. Sau một năm lao động mệt mỏi, chúng tôi được quây quần bên gia đình cùng xem một trận đấu gà với những tràn cười thả ga thì còn gì bằng”.
Nhiều người quan niệm gà trống biểu trưng cho sự dũng mãnh, điều này thể hiện qua dáng điệu uy nghi, sự hăng hái không sợ đối thủ khi xung trận.
Du khách được hòa mình trong khí khí lễ hội tại các buổi chọi gà nghệ thuật ở miền Tây.
Thú vui chọi gà vào những ngày đầu xuân được xem là để thể hiện sức mạnh, xua đuổi vận rủi, cầu mong cuộc sống bình yên.
Video đang HOT
Một chú gà chọi được chăm sóc kỹ trước khi “lâm trận”.
Vì để phục vụ cho chọi gà nghệ thuật nên những con gà khi vào trận sẽ không được gắn cựa sắt và phải được cắt hết cựa trước đó từ 5-7 ngày.
Những con gà chọi phải được cho ăn, uống riêng và một chế độ chăm sóc đặc biệt để tăng sức dẻo dai khi “lâm trận”.
Trong những trận chọi gà nghệ thuật thường sẽ không để gà chết, khi con gà mệt hoặc bị thương sẽ được thay ngay bằng con khác.
Sự dũng mạnh không e sợ “đối thủ” của những chú gà biểu trưng cho tinh thần thượng võ.
Tại miền Tây chọi gà nghệ thuật dành cho nhiều lứa tuổi, giới tính, các buổi chọi gà sẽ càng nhộn nhịp hơn vào những ngày Tết.
Theo Danviet
Sắc đỏ rực khắp Trung Quốc chào đón Tết Đinh Dậu
Giống Việt Nam, sắc đỏ cũng đang tràn ngập khắp nơi ở Trung Quốc khi Tết Đinh Dậu đang gần kề
Hôm nay đã là ngày 28.12 âm lịch và không khí Tết đang len lỏi vào từng căn nhà góc phố ở Việt Nam.
Tại Trung Quốc cũng vậy, người dân đang tưng bừng náo nhiệt trong các hoạt động chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, hay còn gọi là Lễ hội Mùa xuân ở Trung Quốc. Các địa điểm công cộng được trang trí với đèn lồng rực rỡ. Trẻ em được sắm sửa trang phục màu đỏ rực. Người lao động hối hả hoàn thành công việc để có thể lên đường trở về đoàn tụ với gia đình.
Hôm nay, tờ China Daily đăng tải một chùm ảnh chụp lại những khoảnh khắc chờ đón Tết trên khắp Trung Quốc.
Trẻ em Trung Quốc mặc trang phục gà trong chuyến đi tặng quà cho người cao tuổi tại tỉnh An Huy, phía đông Trung Quốc, ngày 24.1.
Gao Yiyue và bố mẹ chụp ảnh trước câu đối và đèn lồng được treo tại một công viên trải nghiệm nông nghiệp ở Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, ngày 20.1.
Gao Yiyue xem viết thư pháp tại công viên ngày 20.1.
Các vũ công biểu diễn tại một chương trình văn hóa ở Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc ngày 22.1
Một nông dân đang treo đèn lồng chào đón năm mới ở Giang Tân, tỉnh Trùng Khánh ngày 24.1.
Các câu đối Tết được bán tại Hồng Kông.
Nhân viên treo đèn lồng đỏ trên cầu ở Quảng Tây, phía nam Trung Quốc ngày 23.1.
Các nghệ sĩ dân gian biểu diễn tại một quảng trường ở tỉnh Giang Tô, phía đông Trung Quốc vào ngày 24.1.
Nhân viên treo đèn lồng trên đường phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc.
Người dân mua sắm đồ trang trí Tết ở Macao ngày 24.1.
Ảnh được chụp vào ngày 24.1 cho thấy trang trí Tết ở Lhasa, thủ phủ của khu tự trị Tây Tạng.
Đèn lồng tỏa sáng tại Oriental Plaza ở Bắc Kinh trước thềm năm mới.
Theo danviet
Còn bao nhiêu vé tàu xe, máy bay Tết Đinh Dậu từ TP.HCM đi các tỉnh? Hiện nay, vé tàu, xe, máy bay từ TP.HCM đi các tỉnh vẫn còn. Tuy nhiên, giá vé xe đã tăng tới... 60% so với ngày thường Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn cho biết, hiện công ty vẫn còn vé tàu Tết 2017 đi các tỉnh từ ngày 21 - 26/1 (tức 24 - 29 AL). Tuy nhiên,...