Tết đến, nhớ món cơm rượu
Ông ngoại tôi lúc còn sống rất thích cơm rượu. Vì thế, trong dịp lễ Tết, dù gia đình bận rộn đến đâu cũng phải làm cho được món cơm rượu.
Nhìn chén cơm rượu trắng phau, mùi thơm hấp dẫn, tôi nhớ về hình ảnh ông mỗi khi ăn cơm xong có thói quen tráng miệng bằng chén cơm rượu, và sau đó khoan thai ngồi vào bàn uống một tách trà thật sảng khoái.
Ngày ấy, nhà ngoại rất xa chợ huyện, cả tháng bà ngoại mới đi chợ một lần. Muốn làm món cơm rượu, bà phải đi chợ thật sớm mua những nguyên liệu cần thiết. Theo ngoại, có 2 món cơ bản quyết định chất lượng cơm rượu, đó là nếp và men. Nếp phải là nếp rặt (không lẫn gạo hay tạp chất khác), thường là nếp mù u hạt nhỏ, đều rất ngon; còn men là loại men ngọt (men viên nhỏ, chỉ dùng cho cơm rượu) vàtìm đúng địa chỉ nơi quen biết từ trước để làm cơm rượu không bị hư.
Sau khi có đầy đủ nguyên liệu, ngoại chuẩn bị sẵn các thứ như: men cà nhuyễn để ra chén (nhiều hay ít tùy số lượng nếp), lá chuối xé thành từng miếng nhỏ (kích cỡ bằng viên cơm rượu định làm), nước muối thật mặn (độ mặn khi bỏ hạt cơm nguội phải nổi lên), vôi cục (cỡ ngón tay cái) nướng chín bỏ vào nước muối chờ hòa tan, gạn lấy nước trong.
Trước tiên, ngoại cho khoảng 1 lít nếp (800 gram nếp, tương đương 3 lon sữa bò) vào thau ngâm với hỗn hợp nước muối vôi khoảng 6 tiếng (2/3 chén nước muối, vôi). Kế đến, ngoại vớt nếp ra để ráo, và đổ nếp vào nồi xôi (2 lần). Và ngoại nói rõ bí quyết nấu xôi như sau: Xôi lần thứ1, nếp vừa chín tới đem ra xả nước lạnh, rồi mới xôi tiếp lần thứ 2 cho chín hẳn.
Tiếp theo, ngoại đổ nếp ra mâm san phẳng (hay vào khuôn cũng được). Chờ nếp hơi nguội, rắc đều men lên bề mặt nếp, cho tay thấm vào nước muối vò viên (hay cắt thành từng cục lớn, nhỏ tùy ý). Và ngoại dùng tay lấy từng viên nếp quấn với lá chuối xếp khít vào thau (chừa một lỗ ở giữa thau như cù lao để lấy nước cơm rượu), dùng nắp đậy lại, bỏ vào thùng giấy ủ kín 2 đêm. Sau 2 đêm, ngoại dỡ ra thăm, và đây là giây phút hồi hộp nhất để khẳng định thành quả của chính mình.
Video đang HOT
Nhìn nét mặt vui mừng rạng rỡ của ngoại khi thấy thau cơm rượu ngập xâm xấp nước, viên cơm rượu trắng phau, mùi cơm rượu thơm lừng xộc vào mũi, làm tôi càng vui lây. Thế là, ngoại dùng vá múc bớt nước cơm rượu ra đổ vào “chai xị”. Thấy tôi ngạc nhiên, ngoại cho biết lấy bớt nước cơm rượu ra để dành trong nhà phòng khi ăn không tiêu, đau bụng uống rất hay, hoặc cho vào ly uống với nước đá rất tuyệt! Cuối cùng, ngoại gỡ lá chuối, cho những viên cơm rượu vào thố (hay keo), để ngày hôm sau dùng. Và, ngoại còn nói thêm: “Cơm rượu muốn để được lâu không bị chua, nên cho vào ngăn lạnh. Món này ăn kèm với xôi vò rất ngon!”…
Dùng muỗng múc một viên cơm rượu đưa vào miệng nhai chậm rãi. Vị ngọt mềm, béo của nếp hòa lẫn mùi thơm nồng đặc trưng của men rượu xông lên tận mũi khiến ta có cảm giác lâng lâng, thật khó tả…
Theo LĐO
Thơm ngọt cơm rượu nếp tháng 5
Qua tết Hàn thực 3-3, tôi lại háo hức chờ tới tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng 5. Ngày ấy còn nhỏ cũng không hiểu lắm về ý nghĩa của ngày tết, chỉ nghe bà và mẹ nói nó là tết giết sâu bọ.
Tháng tư đong đậu nấu chè
Ăn Tết Đoan ngọ trở về tháng năm.
Vào ngày ấy tôi được ăn món chè đậu đen, cơm rượu nếp do tay mẹ nấu và nhiều thứ hoa quả.
Món chè đơn giản nhưng ngọt ngào và mang hương vị riêng. Chỉ cần đậu đen, đậu xanh, bột trân châu, đường trắng là có thể nấu được món chè cho ngày tết. Khi ăn cần thêm một chút dầu chuối thơm, vài cọng dừa khô và đá là có thể giải tỏa cơn khát trong cái nóng nực của mùa hè.
Không chỉ món chè đậu đen, cơm rượu nếp cũng là một món đặc biệt được người dân quê tôi làm vào ngày tết Đoan Ngọ. Đây là món dễ làm nhưng để làm được ngon và ngọt đòi hỏi người làm phải có kinh nghiệm. Thông thường họ sẽ phải làm từ ngày mồng 3, tới ngày mồng 5 thì cơm rượu mới ngấu và ăn được.
Mỗi vụ mùa, nhà nào cũng cấy lúa nếp (hoặc nếp tẻ) để lấy gạo nấu xôi, làm bánh dợm và làm cơm rượu nếp vào ngày này. Để làm cơm rượu nếp tốt nhất là nên dùng gạo nếp thơm (nếp cái hoa vàng) và nhất thiết phải xay chứ không sát ra như gạo bình thường.
Gạo xay nấu lên, sau đó đổ ra lia và dàn ra cho cơm nguội. Lấy những quả men rượu đã mua ở chợ về, cạo sạch lớp chấu trên bề mặt và giã nhỏ thành bột màu trắng.
Cơm rượu nếp là món không thể thiếu trong ngày tết Đoan Ngọ.
Khi cơm đã nguội thì lấy rá, lót 1 lớp lá chuối tươi đã khía ở đáy để nước rượu chảy xuống. Cho từng lượt cơm vào rá, rồi rắc một lượt men lên, đan xen với nhau, rắc hết thì đậy kín miệng rá bằng lá chuối. Sau đó để rá cơm rượu lên 1 chiếc bát trong khoảng 2 ngày.
Khi ấy, men rượu sẽ ngấm vào cơm làm cho những hạt cơm căng mọng, hơi men kết hợp với cái nóng của cơm nếp đang ủ sẽ tạo ra những giọt rượu nguyên chất chảy xuống chiếc bát phía dưới rá.
Cơm rượu nếp để 2 ngày sẽ ngấu, dừ và ăn được. Khi ăn thì trộn đều với đường trắng (nước đường). Nước rượu nguyên chất (dung dịch rượu vữa có mùi thơm lừng) có thể chắt vào chai dành để uống như rượu bình thường. Món cơm rượu sẽ có hơi men, vị cay của rượu, vị ngọt của nước đường và cơm nếp.
Khi ăn, múc ra chén cả nước cả xác rượu (hoặc chỉ múc xác ra lá sen cho có hương thơm của sen), ăn vừa ngọt vừa cay như rượu nhẹ. Ăn cơm rượu nhiều có thể say (vì khi ăn có vị ngọt nên sẽ muốn ăn tiếp), thường sau khi ăn cơm rượu sẽ ăn một ít trái cây.
Nếu để quá lâu, món cơm rượu sẽ ngấm men và thành rượu rất cay. Khi ấy, họ có thể cho vào 1 chiếc bình, cho thêm trứng gà con so và đậy kín nắp chôn dưới lòng đất 100 ngày làm rượu bách nhật.
Vào sáng ngày mồng 5 tháng 5, mọi người thường tắm nước lá mùi cho sảng khoái, hái lá "mồng năm", bôi vôi vào cổ... và một số tục như đeo bùa ngũ sắc hoặc bùa cho trẻ con để trừ tà ma, ngăn cản sâu bọ bệnh tật xâm nhập vào người.
Sau khi tắm và làm các thủ tục, mọi người sẽ cùng nhau thưởng thức món cơm rượu nếp đặc trưng, ăn hoa quả và chè đậu đen.
Theo Lao động
Tráng miệng thật ngon với lê sốt vỏ cam Chuẩn bị những nguyên liệu sau: - 3 quả lê - 300ml nước cam - 300ml nước lọc - 50gr đường - Một nhánh quế (nếu không thích quế thì dùng vani nhé) Đến phần hành động này:>:D Bước 1: - Trước tiên là vắt nước cam đã nào! Bước 2: - Gọt lấy vỏ cam rùi vặn lại để vỏ cam...