Tết đến… ngoảnh mặt làm ngơ
Thật trớ trêu, cùng một lúc rét đậm, rét hại ập xuống khi cái Tết Âm lịch tiến sát từng ngày.
Ảnh minh họa
Sự ngẫu nhiên trùng lặp này, oái oăm thay lại là thời điểm người lao động, người thu nhập thấp, người nghèo méo mặt lo cái mặc, cái ăn và lo Tết nhất.
- Càng giá rét thì càng bộc lộ tình cảnh thiếu mặc, thiếu ăn. Càng đến Tết càng lộ rõ cái sự thiếu thốn, chênh lệch giàu nghèo.
- Chẳng cứ gì những người chạy vạy lo miếng cơm, manh áo hàng ngày, ngay cả nhân viên ngân hàng cổ phần cũng than thở rằng:
‘Chán lắm, có Tết đâu mà thưởng, có thưởng đâu mà Tết’.
Video đang HOT
- Kể ra ngày nào cũng đếm tiền cho khách hàng, chạm tay vào đồng tiền mà trong túi tiền thưởng vẫn… nguội lạnh thì nghĩ cũng cám cảnh thật.
Nhưng vẫn còn hơn chán vạn người không được doanh nghiệp ký lại hợp đồng đúng vào dịp cận Tết.
- Thôi thì cũng phải ‘đồng cam cộng khổ’. Doanh nghiệp mà không sống được, không có lợi nhuận thì nói gì đến thưởng Tết, lo đủ trả lương cũng bạc mặt rồi.
- Ông cứ lấy triết lý cũ ra áp dụng vào thời nay thì thật là… nghịch cảnh. Cái sự nghịch cảnh thật khó mà ngoảnh mặt làm ngơ.
- Xã hội nào mà chẳng tồn tại nghịch cảnh. Hôm nọ tôi vô tình ngó vào cửa hàng đồng hồ hiệu Cartier cao cấp.
Chiếc rẻ nhất có giá 60 triệu đồng, cao nhất tới hơn 1,8 tỷ đồng.
- Ăn thua gì! Một cửa hàng còn khuyến mãi một cân yến sào huyết bán 210 triệu đồng, kèm theo 1 lạng yến sào khô đóng trong hộp giá 8 triệu đồng.
- Phải có người thừa tiền mua thì họ mới bán chứ. ‘Người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra’ chỉ là một trong vô số nghịch cảnh đang diễn ra.
- Cái đáng nói là ai dám nhìn thẳng vào nghịch cảnh hay vẫn ngoảnh mặt, xoay lưng, vô cảm?
Theo Datviet
Ngậm ngùi nhớ Tết quê hương
Lấy chồng xa xứ, mỗi lần Tết đến xuân về, tôi lại đau đáu nhớ thương gia đình, quê hương yêu dấu.
Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo Bắc Bộ. Bố mẹ tôi vất vả "một nắng hai sương" nuôi năm người con ăn học. Tôi là chị cả trong gia đình, học hết cấp III, tôi theo một chị hàng xóm lên Hà Nội xin việc. May mắn, tôi được nhận vào một công ty liên doanh với Nhật. Vốn có chút thông minh, công việc đôi lúc lại có chuyên gia Nhật kiểm tra, tôi đã nhanh chóng học lỏm được một chút tiếng Nhật.
Nhờ có sự chăm chỉ trong công việc, lại biết một chút tiếng, tôi được một kĩ sư Nhật để ý và muốn tôi trở thành bạn gái của anh. Tôi vừa mừng, vừa lo sợ bởi tôi sợ bất đồng ngôn ngữ, sợ anh sẽ chê tôi chỉ là một cô công nhân bình thường. Thế nhưng, anh đã giúp tôi thoát khỏi nỗi sợ hãi bằng việc dạy tôi tiếng Nhật, bù lại tôi cũng giảng giải cho anh hiểu biết sơ cấp về tiếng Việt.
Những buổi học chung, trò chuyện, chúng tôi đã có tình cảm thực sự và anh quyết định cầu hôn tôi bởi thời gian làm việc ở Việt Nam của anh cũng không còn nhiều. Phần vì yêu anh, phần vì gia đình vẫn còn khó khăn, sau những tháng ngày suy nghĩ, tôi đã chấp nhận làm dâu đất nước "mặt trời mọc".
Cuộc sống ở bên Nhật thực sự khiến tôi choáng ngợp bởi vẻ hiện đại xen lẫn những khung cảnh yên bình, thơ mộng. Tuy nhiên, người Nhật vô cùng coi trọng nề nếp và lễ nghi nên những ngày đầu mới sang đây, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn.
Tôi còn nhớ lần đầu tiên sang đất Nhật, tôi không thể nào ăn nổi những món ăn với vị rong biển tanh, những miếng sushi làm từ cá sống. Tôi đã sợ đến mức xin gia đình nhà chồng cho ăn mỳ tôm để làm quen dần dần với đồ ăn Nhật.
Đã hai năm tôi không được về ăn Tết với gia đình (Ảnh minh họa)
Thế nhưng, điều mà tôi sợ hãi hơn cả là nỗi cô đơn khi phải xa nhà vào dịp Tết. Tôi sang Nhật làm dâu cận kề những ngày giáp Tết. Mỗi lần trò chuyện với gia đình qua internet, tôi lại khóc vì nhớ mọi người. Tôi nhớ lại những ngày được cùng bố háo hức chẻ củi chuẩn bị lửa nấu bánh chưng. Mẹ dạy dỗ từng li từng tí cách rửa lá dong, gói bánh sao cho vuông vức, rồi cả gia đình quây quần trông nồi bánh chưng Tết trong niềm vui hân hoan.
Sáng sớm, tôi lại cùng bố đi chợ huyện sắm sửa cây quất ngày Tết cho cả gia đình, trang trí đèn màu rực rỡ đón Tết. Tết về cũng là lúc những kí ức trong gia đình tôi ùa về xô những dòng nước mắt lăn dài trên hai má. Tôi lại nghe tiếng mẹ nghẹn ngào động viên: "Cố gắng ngoan ngoãn rồi năm tới về ăn Tết với gia đình con nhé!". Những lúc nghe mẹ dặn dò, tôi lại nghẹn ngào không nói lên lời.
Đã hai năm tôi không được về ăn Tết với gia đình. Cuộc sống của tôi tuy có sung túc hơn, bố mẹ tôi ở nhà cũng đã bớt vất vả, thế nhưng Tết truyền thống ở quê vẫn gợi lại cho tôi nhiều những cảm xúc nhất. Tôi yêu những còn đường làng thẳng tắp với những bóng cây râm mát ven đường, yêu mùi khói bếp, yêu bếp lửa mỗi đêm trông bánh chưng, yêu những củ hành, củ kiệu mẹ muối ngày Tết. Tôi yêu sư ấm cúng của tình người, của cái Tết đoàn viên ở Việt Nam.
Sống ở phương trời xa lạ, khác về văn hóa, khác về ẩm thực, tâm hồn tôi luôn hướng về nơi "chôn nhau cắt rốn", nơi tôi đã sinh ra và lớn lên. Để mỗi độ Tết về, tôi lại xao xuyến trong lòng, lại nhớ về bài thơ: "Ông đồ" với những câu thơ đau đáu: "Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?"
Theo VNE
Tết đến, sếp to lo hết chỗ... cất quà Người có chức quyền thì "lo" người khác "đi" Tết mình. "Lo" đến nỗi "sợ" không có chỗ mà cất quà, rồi thì biếu người thân không hết, đành phải cho con em mang ra các đại lý để... bán lại. Đón Tết hay mừng năm mới là thời khắc chắp nối cho biết bao ước mơ và khát vọng của con người....