Tết đến coi chừng ê răng
Tết có bao nhiêu món ngon tuyệt đang chờ bạn thưởng thức. Tuy nhiên, đừng nên quá vui vẻ mà quên đi mất việc chăm sóc và bảo vệ cho hàm răng. Bởi khi răng miệng có vấn đề, thì niềm vui ngày Tết cũng bị “xén” đi một nửa rồi!
1. Ăn hạnh đào, bổ thận ích răng
Các chuyên gia cho rằng sức khỏe của thận ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Nếu thận khí không đủ sẽ ảnh hưởng tới lõi răng, răng lung lay, co lợi. Vì thế, bạn hãy tăng cường sức khỏe cho thận bằng cách bổ sung thêm mật ong hoặc ăn quả hạnh đào. Không những tốt cho tiêu hóa, các thực phẩm này còn giúp phòng các bệnh về răng miệng và làm răng chắc khỏe.
2. Không ăn quá nóng, không quá lạnh
Chúng ta hay có thói quen ăn các món nóng uống kèm trà đá hay nước ngọt có đá lạnh. Tuy nhiên, từ nay, bạn nên hạn chế ăn những món quá nóng hay quá lạnh cùng một lúc. Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, men răng sẽ bị nứt hoặc bị bào mòn, làm lộ ngà, gây ra hiện tượng răng ê buốt và răng bạn sẽ luôn có cảm giác ê buốt khi ăn những món ăn nóng, lạnh, chua, cay, gây bất tiện trong ăn uống.
Video đang HOT
3. Hạn chế thức ăn cứng, hoặc nhiều axit
Dưa chua, cải chua, bánh kẹo, các loại hạt… là những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều các món ăn này thì men răng cũng sẽ bị bào mòn, dẫn đến lộ ngà, gây ra hiện tượng răng ê buốt như trên. Vì thế, để được thưởng thức các món ăn yêu thích mà không bị ê buốt làm phiền thì nên hạn chế lượng thức ăn cứng, nhiều acid trong thực đơn hàng ngày.
4. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Để phòng tránh các bệnh về răng miệng thì cách đơn giản và hiệu quả nhất là thường xuyên đánh răng 2-3 lần/ngày. Nếu không may bạn gặp phải hiện tượng răng ê buốt như trên, thì cần phải chăm sóc đặc biệt hơn bằng cách sử dụng đúng kem đánh răng dành riêng cho răng ê buốt, và bàn chải lông mềm để không mài mòn men răng.
Theo PNO
Thời điểm 'nhạy cảm' về răng miệng của chị em
Do ảnh hưởng của hormone giới tính nữ, sức khỏe răng miệng ở một số giai đoạn trong cuộc đời người phụ nữ sẽ "xuống cấp" nghiêm trọng.
Thời kỳ nguyệt san
Trước hoặc trong giai đoạn nguyệt san, một số chị em thấy nướu lợi sưng nề và chảy máu, số khác lại có hiện tượng loét và đau nhức đến thấu xương hay chảy máu không cầm sau khi điều trị bệnh răng miệng (đây là nguyên nhân vì sao các nha sĩ thường không điều trị cho chị em đang "đến tháng"). Các triệu chứng này cũng thường biến mất sau khi chu kỳ nguyệt san kết thúc.
Thời kỳ bầu bí
Theo nhiên cứu, có 75% thai phụ bị viêm nướu. Nguyên nhân do sự thay đổi nội tiết tố. Biểu hiện thường thấy là sưng, chảy máu, đỏ hoặc đau ở các mô nướu, hơi thở nặng mùi.
Thời kỳ uống thuốc tránh thai
Một trong những vấn đề thường gặp nhất ở những chị em dùng thuốc tránh thai là viêm nướu lợi. Nguyên nhân là do hormone progesterone có trong thuốc tránh thai làm cho mô nướu răng trở nên nhạy cảm với các chất kích thích từ thực phẩm hoặc các mảng bám. Nếu có biểu hiện của viêm nướu khi uống thuốc tránh thai, hãy trao đổi với nha sĩ.
Một trong những vấn đề thường gặp nhất ở những chị em dùng thuốc tránh thai là viêm nướu lợi (anh minh hoa)
Thời kỳ mãn kinh
Giai đoạn chuyển tiếp này thường xảy ra ở độ tuổi 50, được coi là một bước chuyển quan trọng trong cuộc đời người phụ nữ.
Biểu hiện của giai đoạn này có thể là các vấn đề về răng miệng như đau răng miệng hoặc khó chịu, đỏ hay viêm nướu răng, không có cảm giác trong miệng, vị giác thay đổi cảm giác (mặn, cay, chua), khô miệng (xerostomia)...
Những thay đổi liên quan đến tuổi mãn kinh có thể là do sự thay đổi nội tiết, thiếu hụt canxi và vitamin. Ngoài ra phải kể tới những điều kiện y tế khác nhau và một số thuốc men cũng không loại trừ.
Chăm soc sưc khoe răng miêng trong nhưng thơi điêm "nhay cam" cua phu nư (anh minh hoa)
Thời kỳ loãng xương
Đây là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng tới phần lớn phụ nữ do bị giảm rõ rệt lượng canxi ở xương gây ra tình trạng loãng xương. Một số nghiên cứu đã nghiên cứu thành công mối liên quan giữa bệnh loãng xương và rụng răng quai hàm do có thể mật độ xương răng giảm.
Loãng xương, khi kết hợp với các vi khuẩn làm tăng lây nhiễm của bệnh nướu răng, tăng quá trình mất xương quanh răng, tăng nguy cơ rụng răng.
(Theo Dân trí)
Không phải cứ tẩy trắng răng là tốt Chuyện hoang đường? Bạn có thể đã nghe rằng đánh răng bằng nước chanh có thể làm răng trắng hơn. Điều này đúng, tuy nhiên, nó được khuyến khích không nên làm như vậy vì nước chanh làm suy yếu men răng vì độ axit cao của nó. Hàm răng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giao tiếp hàng ngày của...