Tết đầu tiên của nàng dâu mới: Giao thừa nhà chồng quây quần, riêng dâu đóng cửa trong phòng khóc thầm vì nhớ nhà
Câu chuyện năm đầu tiên ăn Tết nhà chồng, nghĩ cảnh chỉ có mỗi mẹ đẻ ở nhà mà thương mẹ và tủi thân rơi nước mắt của nàng dâu trẻ đang hút sự chú ý của dân mạng.
Tết đến là sum vầy, là mong ước được trở về nhà đoàn tụ cùng gia đình. Và mong ước của nàng dâu trẻ năm đầu tiên ăn Tết nhà chồng như cô gái trẻ Hoàng Linh là một ví dụ.
Cụ thể, trong thời điểm cận Tết này Hoàng Linh chia sẻ:
“Buồn quá nên em lên đây trải lòng một xíu ạ.
Em vừa mới lấy chồng được vài hôm. Mà hôm nay khó ngủ nằm nghĩ vẩn vơ tự nhiên thấy buồn quá các mom ạ.
Em cũng còn khá trẻ mới 23 tuổi, vừa học đại học xong. Chẳng may có em bé nên làm đám cưới luôn.
Tự nhiên lấy chồng xong thấy tiếc quãng thời gian tự do quá. Nhà em thì ít người, bố mẹ chỉ có 2 anh em. Anh trai thì đi làm xa nhà tháng mới về được 1,2 hôm. Trước em đi học thì cũng vậy. Ở nhà chỉ có bố mẹ.
Nghĩ cảnh chỉ có mỗi mình mẹ ở nhà mà thương mẹ tủi thân rơi nước mắt. Ảnh minh họa.
Mọi năm tầm này là đã rậm rịch chuẩn bị đồ dần về quê ăn Tết sớm với bố mẹ rồi. Mà năm nay lại đi lấy chồng cứ thấy thương bố mẹ thế nào ấy.
Tối giao thừa nào anh trai cũng đi tất niên với bạn bè rồi đi xem bắn pháo hoa. Bố em thì đi vào các bác các chú chơi. Có mỗi hai mẹ con ở nhà làm cơm xong thì ngồi xem Táo quân đợi mọi người về.
Năm nay giao thừa lại phải đón tết nhà chồng. Nghĩ cảnh chỉ có mỗi mình mẹ ở nhà mà thương mẹ tủi thân rơi nước mắt. Ở nhà Tết sáng dậy mẹ đã làm hết rồi cả nhà ngồi ăn cơm, rồi đi chúc tết. Xong rồi lại đi chơi với bạn bè, chẳng phải lo lắng gì
Năm nay tết đầu không ở nhà. Cứ nghĩ cảnh không được đón năm mới với mẹ, nghĩ chỉ có mỗi mình mẹ tối giao thừa ở nhà mà nước mắt em cứ trào ra.
Video đang HOT
Không biết phải làm thế nào. Ngày nào em cũng chỉ có nghĩ như vậy rồi buồn cả ngày. Chưa báo hiếu đền đáp gì được cho gia đình mà đã phải cắp mông đi lo cho nhà chồng rồi. Tự nhiên em thấy em bất hiếu quá”.
Nỗi lòng nàng dâu mới ăn Tết nhà chồng vẫn chạnh lòng nhớ nhà, nhớ mẹ đẻ đã thu hút sự chú ý đông đảo của dân mạng những ngày cận Tết. Nhất là những chị em lấy chồng xa quê.
Nắng Trong Đêm kể lại: “Năm đầu Tết ở nhà chồng, giao thừa cả nhà người ta quây quần vui vẻ. Mình thì đóng cửa trong phòng khóc thầm. Đúng là phải đi lấy chồng rồi mới biết thương bố mẹ, lúc trước chưa từng nghĩ đến điều này”.
Vân Mít cũng chạnh lòng: “Các mom còn đỡ, nhà em mẹ mới sinh 3 tháng, em gái đi làm tháng về 1 lần. Bố thì không ở nhà. Em khóc suốt cả năm trời. Đi làm gần nhà nên ở với mẹ.
Khi em trai 8 tháng là mẹ em sinh. Lúc ấy em lại khóc nhớ mẹ, nhớ em. Khi bản thân em ở cữ, em cứ ngóng mẹ. Mẹ chuẩn bị lên là ra cửa ngồi. Mẹ về em còn cười tươi lắm. Nhưng mẹ về khuất ngõ em khóc cả tiếng. 3 năm đầu cứ mỗi lần về nhà là khóc. Em nghĩ hận bản thân mình quá, cả đời nợ mẹ nợ em. Nghĩ đến lại rơi nước mắt”.
Rất nhiều chị em an ủi: “Thôi giao thừa call video về nói chuyện với mẹ”, “Mới lấy chồng nên nhớ vậy, về sau sẽ quen dần”.
Thúy Phạm thì kể về bản thân mình: “Mấy năm nay năm nào gần giao thừa cũng ôm gối khóc sưng mắt. Không dám gọi về cho bố mẹ chúc tết cơ. Nhà lại 2 chị em gái nữa”.
Năm nào đến tết cũng khóc vì nhớ bố mẹ. Ảnh minh họa.
“Giống mình. Mình sinh năm 95 mới lấy chồng xong. Lấy chồng xa cách 100 km. Tết năm nay cũng không được ở nhà đón tết. Nhà có hai bố mẹ. Bố mình lại là người vô tâm cục cằn, mẹ là ng hiền lành tần tảo thương con thương cháu. Nghĩ mà buồn… chỉ muốn về với mẹ”, Nguyễn Ly nói.
Nhiều chị em động viên nhau hãy cố gắng lên khi ăn Tết nhà chồng: “Mình đây mất mấy năm đầu năm nào đến tết cũng khóc vì nhớ bố mẹ, nhớ quãng thời gian cùng bố mẹ và các em đón giao thừa. May lấy gần nên nhớ là chạy xe về với bố mẹ. Quan trọng bây giờ bạn phải sống thật tốt và hạnh phúc để bố mẹ thấy an lòng”.
Hiện câu chuyện Tết đầu tiên của nàng dâu mới tại nhà chồng đầy tủi thân vẫn hút sự chú ý của dân mạng.
Minh Anh
Theo phunusuckhoe.vn
Chướng mắt con dâu nhà nghèo, mẹ chồng áp dụng "mưu hèn kế bẩn"
Vui mừng làm đám cưới với người con gái mình yêu sau thời gian bị gia đình ngăn cấm, chú rể không biết rằng tai họa ngập đầu sẽ xảy ra với cô dâu của mình.
Mạng xã hội Trung Quốc đang xôn xao về câu chuyện của một người đàn ông kể về vợ và gia đình của mình. Người này tự xưng tên là Đại Thụ, cô dâu của anh đã chết ngay vào đêm tân hôn.
Cô dâu đột ngột qua đời vào đêm tân hôn khiến chú rể bàng hoàng. Ảnh minh họa
Theo chia sẻ của Đại Thụ thì ban đầu gia đình anh đã phản đối cuộc hôn nhân do hai gia đình không môn đăng hộ đối.
"Mẹ tôi nói rằng gia đình tôi có điều kiện như vậy nên không thể kết thông gia với một gia đình nghèo khó. Bố mẹ tôi chung quy lại cũng chỉ yêu tiền, thậm chí còn hơn cả yêu tôi. Từ nhỏ tôi đã tự lập, bố mẹ tôi rất ít quan tâm đến tôi, nên tôi vẫn giữ vững quan điểm của mình, cưới người yêu về làm vợ", anh Thụ chia sẻ.
Không lay chuyển được quyết định của con trai, gia đình Đại Thụ buộc phải đồng ý cho hai người làm đám cưới. Nhưng không ngờ rằng, vợ của anh Thụ lại đột ngột qua đời ngay trong đêm tân hôn. Trong khi anh Thụ muốn điều tra cái chết của vợ thì bố mẹ vợ lại không thể chịu đựng tin dữ này nên nhanh chóng đưa thi thể vợ anh về quê an táng.
Có điều sau đó, anh Thụ bất ngờ phát hiện một túi bột lạ trắng như muối ở dưới chăn. Đưa đi kiểm tra thì phát hiện đây là một chất độc hại, nếu ăn phải sẽ mất đi tính mạng.
Nhớ đến cái chết của vợ và thái độ khác lạ của mẹ mình anh Thụ đã có hoài nghi. Sau khi thấy bằng chứng trong tay con trai và bị ép hỏi liên tục, mẹ anh Thụ đã thừa nhận chính bà đã ra tay sát hại con dâu.
"Mẹ tôi miễn cưỡng thừa nhận chính bà đã thêm các hạt đó vào thức ăn của vợ tôi, nhưng bà chỉ hy vọng vợ tôi bị bệnh nặng, ốm yếu hơn rồi từ từ lấy lý do để tôi và vợ ly hôn. Nhưng trước khi kết hôn, sức khỏe vợ tôi vốn đã yếu nên không thể qua khỏi khi bị mẹ tôi hạ độc", anh Thụ kể lại.
Mặc dù sau đó Đại Thụ đã gọi điện báo cảnh sát nhưng anh có vẻ dằn vặt vì quyết định của mình.
"Rốt cuộc, bà vẫn là mẹ tôi nhưng bà đã phạm phải sai lầm lớn không thể sửa chữa. Nhưng là con trai, tôi đẩy mẹ vào tù liệu có đúng?", anh Thụ đặt câu hỏi.
Sau khi bài viết được đăng tải, đa số cư dân mạng đều cho rằng chàng trai kia làm vậy là đúng và không ngừng phê phán hành động của mẹ anh. Một số người bình luận: "Anh làm vậy là đúng lắm. Tại sao trên đời lại có người mẹ độc ác đến vậy", "Bà già độc ác. Dù sao hôn lễ cũng tổ chức rồi, tại sao bà ta phải làm như thế chứ", "Bà ta phải ăn cơm tù là đúng lắm. Anh làm đúng lắm chàng trai ạ",...
Vụ việc như thế này thường ít khi xảy ra tại Trung Quốc, nơi mà do tình trạng mất cân bằng giới tính nghiêm trọng và văn hóa cưới vợ cần rất nhiều tiền khiến người ta dù có hành hạ con dâu nhưng ít khi ra tay sát hại như trường hợp trên.
Tuy nhiên, ở Ấn Độ, hủ tục của hồi môn khi về nhà chồng là nguyên nhân khiến hàng ngàn cô dâu trẻ nhà nghèo mất mạng mỗi năm.
Năm 2001, Cục Tội phạm quốc gia Ấn Độ thống kê có tới gần 7.000 phụ nữ tại quốc gia này bị gia đình chồng thiêu chết chỉ vì không có đủ của hồi môn. Đến năm 2008, con số này vào khoảng 6.000 người. Tại Pakistan, nguyên nhân thiếu của hồi môn cũng tước đi mạng sống của 3.000 cô gái.
Mang ít của hồi môn đến nhà chồng là nguyên nhân khiến nhiều cô dâu Ấn Độ bị sát hại.
Hầu hết cái chết đều được ngụy trang bằng tai nạn hoặc vụ nổ. Đó chưa phải tất cả lý do khiến các cô gái trẻ tại Ấn Độ khi mới về nhà chồng đã mất đi mạng sống.
Đối với người dân Ấn Độ, của hồi môn, hay "Dahej", không đơn giản là một khoản tài sản mà còn tượng trưng cho giá trị của cô dâu khi về nhà chồng. Phụ nữ Ấn không có quyền thừa kế, vì vậy của hồi môn chính là tài sản duy nhất mà họ được sở hữu khi xuất giá và sống nốt quãng đời còn lại. Nó cũng thể hiện tình yêu của cha mẹ với con cái.
Dần dần của hồi môn bị biến chất và trở thành gánh nặng cũng như lý do để hạ thấp giá trị người phụ nữ. Các gia đình đều không muốn sinh con gái do sợ không lo được của hồi môn khi con đi lấy chồng. Trong khi những gia đình có con trai lại không có nỗi lo này.
Theo Daily Mail, ngày 18/8/2017, nàng dâu xấu số Parvinder Kaur (24 tuổi) đã bị gia đình chồng thiêu sống ở Vikaspuri, Delhi, Ấn Độ, sau 5 năm thiếu của hồi môn. Được biết, từ khi về nhà chồng, cô phải sống trong đọa đày vì không mang đủ tiền hồi môn như quy định. Dù đã sinh được một cậu con trai kháu khỉnh, nhưng cuối cùng Parvinder cũng không thoát khỏi cái chết.
Minh Khôi
Theo doisongphapluat.com
Tôi sinh con đầu lòng, chị gái từ quê lên thăm mà vừa nhìn mâm cơm ở cữ, chị bỗng dưng tái mét mặt mày Nhìn chị vừa chỉ mâm cơm ở cữ của tôi vừa rơi nước mắt, tôi ngơ ngác không biết phải kiêng cữ gì. Tôi vừa sinh con được 3 tuần. Chồng thì đi làm công nhân, đợt này anh còn vắng nhà suốt vì phải tăng ca cuối năm. Bố mẹ đẻ tôi đều đã qua đời từ lâu. Tôi và chị gái...