Tết cơm mới của người Pa Kô
Sau mỗi vụ mùa lúa rẫy, người Pa Kô ở dãy Trường Sơn lại làm lễ A Da, còn gọi Tết cơm mới, để tạ ơn các thần linh.
Người Pa Kô sinh sống chủ yếu ở hai huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) và Đăkrông (Quảng Trị). Từ bao đời nay, A Da là lễ nghi quan trọng, không thể thiếu của người Pa Kô, tương tự Tết Nguyên đán.
Bà Hồ Thị Hoa (phải) gói bánh a quát trước lễ A Da. Ảnh: Hoàng Táo
Lễ A Da nhằm tạ ơn thần linh phù hộ cho bà con một mùa màng bội thu, gia đình tràn đầy sức khỏe. Đây cũng là dịp để con cháu đi xa trở về đoàn tụ, quây quần bên gia đình. Dù được hay mất mùa, dân làng đều dâng các sản vật nông nghiệp ngon nhất lên thần linh, gồm lúa rẫy mới gặt về, trâu bò, dê lợn nuôi quanh nhà…
Khác với Tết Nguyên đán, lễ A Da không có một ngày cố định mà phụ thuộc vào việc thu hoạch mùa màng. Năm nay, 8 họ tộc ở làng Kêr 2, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, thống nhất chọn ngày rằm tháng chạp làm lễ. Theo già A Kiêng Dung, Trưởng họ A Kiêng, khi ấy hạt lúa trên rẫy đã được phơi khô, đóng vào bao trữ trong nhà.
A Da được tổ chức theo cấp làng, các họ tộc trong làng cử người đại diện, bàn bạc và thống nhất giữa ngày tổ chức rồi thông báo cho con em. Vì thế, mỗi dịp cuối năm, có rất nhiều Tết cơm mới ở dãy Trường Sơn.
Trưởng làng Kôn Ngãi nói quan trọng nhất trong A Da là lễ hiến tế gia súc cho các vị thần, kéo dài từ đêm trước cho đến sáng sớm hôm sau của ngày lễ. Trong khoảng sân cộng đồng rộng chừng 100 m2, những cây gỗ lớn dài 1,2-1,5 m được dựng lên, bên cạnh buộc những cây tre, tạo hình thành hoa tre.
Trưởng làng Kôn Ngãi giải thích đây là sân hiến tế, mỗi họ tộc góp một con trâu bò, hoặc dê để làm lễ dâng lên các vị thần. Lễ vật là tùy tâm, phụ thuộc vào khả năng kinh tế của mỗi họ tộc chứ không bắt buộc. Cùng với trâu bò, lễ vật không thể thiếu là tấm thổ cẩm của người Pa Kô. Năm nay, các họ tộc ở Kêr 2 đóng góp 5 con bò, nhiều dê và lợn…
Con cháu ngồi bên sân cộng đồng, dâng trâu bò, dê lên tạ ơn các vị thần. Ảnh: Hoàng Táo
Video đang HOT
Vào đêm trước lễ A Da, con cháu cả làng tập hợp về sân cộng đồng, làm lễ cúng và nói chuyện với các thần linh. Trong câu chuyện, họ cảm tạ các vị thần đã giúp đỡ để có một vụ mùa tốt tươi, giao gia súc cho các vị thần để được phù hộ một vụ mới sức khỏe tràn đầy, lúa thóc đầy kho. Trong đêm, dân làng tập trung ca hát, đánh cồng chiêng và uống rượu cần.
Gia súc được để qua đêm, đến sáng sớm hôm sau mới làm lễ đâm trâu để chính thức bắt đầu A Da. “Ngày trước, các già làng tổ chức đâm trâu bò để hiến tế ngay tại sân này, thịt trâu bò cũng bắt buộc phải ăn hết, nhưng nay đã khác”, Trưởng làng Kôn Ngãi nói. Người dân được mang trâu bò, dê về nhà để giết thịt, ngoài một phần nhỏ để cúng lễ, phần lớn còn lại bán cho thương lái.
“Chúng tôi mời các vị thần linh về chứng kiến lễ vì đã cho mùa màng. Trâu bò mua về, được thần linh phù hộ sinh sôi, đẻ ra con thì phải trả lại cho thần linh”, Trưởng làng Kôn Ngãi giải thích.
Sau lễ hiến tế chung cho cả làng, mỗi dòng họ mang lễ vật về nhà trưởng họ để cúng. Mâm lễ gồm bánh a quát được cắm thêm các hoa tre ở trên, một ít thịt trâu bò, dê, gà… Thanh tre được vót nhỏ, chẻ hoa xoắn ở trên tựa như bông hoa. Hoa tre có ý nghĩa tươi đẹp, anh em vui vẻ, người người đổi mới, vui như hoa nở.
Lễ cúng A Da trong nhà của Trưởng làng Kôn Ngãi. Ảnh: Hoàng Táo
Trong căn nhà hai tầng khang trang, hàng chục người trong họ A Kiêng trở về nhà trưởng họ để cùng phụ làm A Da. Họ góp nông sản về nhà trưởng họ làm lễ, chứ không làm ở từng gia đình.
Ngôi bên sân nhà gói bánh a quát, bà Hồ Thị Hoa, 75 tuổi, nói lúa rẫy là cây trồng chính của mọi gia đình Pa Kô nên chiếc bánh a quát gói từ nếp rẫy chính là đại diện cho cây lúa trên mâm lễ, là lễ vật không thể thiếu. A quát được gói từ nếp rẫy, không có nhân, bên ngoài bọc bằng lá cây đót. Bánh nhỏ trong lòng bàn tay, 2 đầu vót nhọn nên có người gọi là bánh sừng trâu.
“Năm nay lũ lụt, mất mùa nên trong nhà chỉ gói 30 lon gạo nếp, năm nào được mùa thì gói thật nhiều rồi chia cho họ hàng”, bà Hoa nói. Sau khi gói, a quát được ngâm trong nước khoảng 2 tiếng rồi luộc để bánh nhanh chín hơn.
Trong khi bà Hoa và một số phụ nữ khác làm bánh a quát thì đàn ông làm gà, chặt cây tre để nướng thịt, nấu cơm lam.
Ở khối 6, thị trấn Khe Sanh (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), anh Hồ Quang Phú vượt 80 km về cúng họ thay cho bố đã mất. “Khi bà con chọn xong ngày thì mình về cúng, xa mấy cũng phải về”, anh Phú nói. Năm nay, anh Phú mang về một con dê để cúng họ. Với anh cũng như nhiều người Pa Kô xa quê khác, lễ A Da là dịp để đoàn viên, trở về thăm hỏi người thân thích, bà con họ tộc.
Tết cơm mới kéo dài 2 ngày, kết thúc bằng những lời chúc tụng, người dân Pa Kô lại lên nương rẫy, hẹn một năm A Da tiếp theo.
Lưu ý phong thủy quan trọng khi chuyển nhà, nhập trạch trong năm mới
Trong văn hóa người Việt từ xưa đến nay, nhập trạch được xem là nghi lễ không thể thiếu trước khi chuyển đến ở tại ngôi nhà mới. Có rất nhiều lưu ý phong thủy cho nghi lễ quan trọng này.
Hiểu đơn giản nhập trạch là nghi lễ dọn vào nhà mới. Nhà đó không hẳn là nhà mới xây, mà có thể là nhà mua lại và sang tên đổi chủ mới. Nhập trạch chính là thời điểm con người chuyển vào nơi ở mới.
Nên chọn ngày "Thủy", giờ đẹp
Bên cạnh việc chuẩn bị các thủ tục cần thiết để báo cáo với thần linh, thổ địa cai quản vùng đất đó, bạn cần chú ý đến ngày giờ thực hiện sao cho đảm bảo đầy đủ các yếu tố thuận lợi, nhờ đó mà đầu xuôi đuôi lọt, mọi chuyện hanh thông thuận lợi.
Chuyển về nhà mới ở là một thay đổi quan trọng
Theo quan niệm dân gian, chuyển nhà vào ngày tốt sẽ giúp gia chủ có thêm nhiều may mắn trong cuộc sống và xua đuổi những điều không hay. Không nên chuyển nhà vào: Ngày Tam Nương (các ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch hàng tháng), ngày Nguyệt kỵ (các ngày 5, 14, 23 âm lịch hàng tháng), ngày Dương Công kỵ...
Đồng thời, nên chọn những ngày thuộc hành "Thủy", tránh chọn ngày thuộc hành "Hỏa". Bởi theo quan niệm phong thủy, nước được xem là đại diện của tài lộc phú quý, trong khi lửa đại diện cho mầm mống tai họa.
Ngày chuyển nhà phải được tính dựa theo 2 yếu tố chính: Lịch âm và ngày tháng năm sinh của người trụ cột trong gia đình. Ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt, bạn cũng cần chú ý đến giờ đẹp trong ngày để thực hiện việc chuyển nhà.
Tránh đi qua những nơi có nhiều sát khí khi chuyển nhà
Thông thường sẽ có nhiều cách để đi từ một địa điểm này đến địa điểm khác, mỗi con đường lại có những ưu và nhược điểm khác nhau. Vì vậy, bạn phải lưu ý lựa chọn đường di chuyển dễ dàng và tiện lợi, hai bên đường thông thoáng, ít vật cản ảnh hưởng đến phong thủy chuyển nhà của gia đình, khiến vận khí các thành viên bị xấu đi.
Nên chọn ngày, giờ đẹp để nhập trạch
Nếu không chú ý, đi qua những con đường có nhiều bãi rác, bệnh viện, nghĩa trang, thì những luồng khí không tốt sẽ theo bạn về đến nhà mới, tác động tiêu cực đến công việc, tài khí sau này của các thành viên trong gia đình.
Khấn thần linh trước rồi mới khấn gia tiên
Khi chuyển đến nhà mới, gia chủ nên khấn lạy những vị thần linh trong ngôi nhà trước rồi mới khấn tới gia tiên. Thần linh cùng gia tiên sẽ phù hộ cho gia đình êm ấm, sung túc và làm ăn phát đạt tại nơi ở mới.
Nấu ăn trong ngày về nhà mới
Ngọn lửa sẽ làm cho ngôi nhà trở nên ấm áp hơn. Gia chủ có thể nổi lửa nấu một ấm nước, pha một bình trà. Nhiều người tin rằng nên sử dụng bếp gas (có lửa) thay vì bếp điện, vì bếp điện không thể làm ấm căn bếp. Tuy vậy, điều này không thực sự cần thiết, tùy điều kiện của từng gia đình mà có thể cân nhắc.
Nấu ăn giúp làm ấm không gian và tăng thêm sinh khí cho ngôi nhà
Trong ngày đầu tiên đến ở nhà mới, dù đã rất mệt nhưng bạn hãy cố gắng nấu một món ăn đơn giản cho gia đình. Theo phong thủy nhà ở, bếp giữ vai trò vô cùng quan trọng, đây là nơi "giữ lửa" cho ngôi nhà. Việc nấu ăn giúp làm ấm không gian và tăng thêm sinh khí cho ngôi nhà.
Ngủ lại ở nhà mới một đêm nếu như chỉ lấy ngày tốt
Nếu như nhập trạch chỉ để lấy ngày tốt mà chưa chuyển qua sống ngay trong nhà mới thì bạn cần phải ngủ lại ở đó một đêm. Làm như vậy sẽ giữ cho ngôi nhà được ấm cúng và thu hút được nhiều sinh khí hơn.
Cuối năm bàn thờ xuất hiện 4 dấu hiệu này "bề trên trách phạt" cuộc sống khó an yên Nếu bàn thờ nhà bạn đột nhiên xuất hiện những dấu hiệu này cần tìm cách hóa giải, để vận xui không đeo bám, mọi việc được suôn sẻ hơn nhé! Mặt bàn thờ bị chếch xuống đất Khi bạn thấy rằng mặt trước của bàn thờ gia đình mình bị chếch xuống trong không cần đối, thì đây có thể do lỗi...