Tết cổ truyền Nowruz của người Ba Tư xưa
Dòng nước trong veo màu ngọc bích được đổ từ trên núi cao cứ len loi qua những khối đá được điêu khắc hình ảnh về sự kính lễ của nhà vua đối với các vị thần. Trong thời cổ đại, dòng nước chính là nữ thần Anahita bảo hộ cho người Ba Tư. Vào thời khắc giao thừa, các vị vua lên đỉnh núi cao đốt lửa để tế thần lửa Ahura Mazda trong sự giao hòa của trời và đất.
Tôi men theo dòng suối chảy róc rách nằm dọc theo con đường nhựa nhỏ ở thành phố Kermanshah – Iran để đến ngôi đền Tagh e Bostan. Ở những khúc gập ghềnh, dòng nước đổ dồn tung bọt trắng xoa và tạo những âm thanh vui nhộn.
Với những người Ba Tư cổ, nước và lửa là hai yếu tố quan trọng trong cuộc sống bởi bao quanh quốc gia là sa mạc rộng lớn chỉ có cát vàng. Trong thời cổ đại, họ chỉ tâm linh và thờ hai vị thần duy nhất: nữ thần nước Anahita và thần lửa Ahura Mazda. Những người Ba Tư cổ thường chọn những ngọn núi có nguồn nước trong veo từ đỉnh đổ xuống mới tiến hành lập đền thờ bởi kính trọng sự trong trắng của nữ thần Anahita.
Tôi say mê ngắm nhìn những nét sống động và tuyệt đẹp được điêu khắc trên khối đá của ngọn núi. Theo những gì tôi tìm hiểu, không chỉ là nơi tôn thờ thần lửa và thần nước, các vị vua Ba Tư còn điêu khắc những cảnh sinh hoạt thường nhật tại ngọn núi này như dàn cung nữ chơi nhạc với cây đàn Chang truyền thống và những hình ảnh săn bắn của nhà vua. Một vài bức tranh đá đã nhạt nhoa nét điêu khắc theo vết lăn trầm của thời gian.
Ngọn núi Zagros linh thiêng – di sản văn hoa đươc công nhân bởi UNESCO
Những nét điêu khắc theo trường phái nghệ thuật Sassanid vào ngọn núi Zagros đã có hơn 1.700 tuổi đời nằm cạnh ngay trạm dừng chân của con đường tơ lụa huyền thoại ngày xưa. Các vị vua Ba Tư đều muốn đoàn người ngựa đi ngang qua hiểu biết thêm văn hoa tâm linh, cũng như những trang sử vàng chói lọi của các triều đại Ba Tư trên những vó ngựa kiêu hùng ở ba lục địa Á – Âu – Phi.
Bức tranh thứ nhất được điêu khắc bởi vua Adrashir II diễn tả thần nước và thần lửa là hai vị thần duy nhất trong văn hoa tâm linh của người Ba Tư. Hai tượng nằm trong hang động nhỏ là tượng của vua Shapur II và Shapur III. Hình ảnh vua Khosrau II trên vó ngựa kiêu hùng nằm trong hang động lớn kế bên. Phía trên tượng vua Khosrau II vẫn là thần lửa và thần nước. Bên trái hang động lớn là hình ảnh sinh hoạt trong ngày tết cổ truyền với ba màu cơ bản được sơn phết trên ba vị thần khác: màu đỏ tượng trưng cho hạnh phúc, màu trắng tượng trưng giàu có và màu xanh tượng trưng cho may mắn.
Video đang HOT
Dòng suối trong veo đổ từ núi cao cứ len loi qua những khối đá như nữ thần Anahita âm thầm từng bảo hộ cho thành phố. Ngọn núi Zagros biến thiên sắc màu theo ánh sáng mặt trời làm những nét điêu khắc vô cùng sống động theo những thời khắc khác nhau. Một vài người địa phương chỉ cho tôi những bậc thang nằm ẩn phía sau ngôi đền. Vào ngày giao thừa, các vị vua theo các bậc thang lên đỉnh núi cao đốt lửa để tế thần lửa Ahura Mazda trong sự giao hoa của trời và đất.
Món Kebab – món ăn ưa thích của người Iran, đặc biệt với thịt cừu dê
Ngày tết cổ truyền
Tôi ghé ngang quán nhỏ ven đường nằm đối diện với ngôi đền Tagh e Bostan gọi món thịt cừu kebab, một trong những món ăn yêu thích của người Iran. Tôi có chút ngạc nhiên khi nhìn mọi người nô nức chuẩn bị những đống củi to trước nhà của mình. Thì ra, hai ngày nữa là tết cổ truyền của người Iran.
Thú vị hơn tôi phát hiện ông chủ quán Afshin là một trong những người hiếm hoi ở Iran không theo Hồi giáo mà chỉ thờ thần nước và thần lửa theo tâm linh người Ba Tư cổ. Theo chân ông, tôi vào nhà và xem bàn thờ tổ tiên được ông chuẩn bị cho ngày tết cổ truyền. Chỉ một bát nước với chiếc bình tạo lửa đặt đan xen giữa những hòn đá nhỏ xung quanh.
Nowruz là ngày tết cổ truyền của người Iran theo lịch cổ của người Ba Tư. Theo ngôn ngữ Ba Tư, “now” có nghĩa là “ngày” và “ruz” có nghĩa là “mới”. Nó thường rơi vào ngày 21.3 hàng năm. Từng là vùng đất của đế chế Ba Tư, nên không chỉ là ngày tết cổ truyền của người Iran, Nowruz còn trở thành ngày tết cổ truyền của các quốc gia Trung và Tây Á. Nowruz thường kéo dài đến 13 ngày.
Điêu khắc trên núi đá diễn tả vua Adrashir II kính lễ thần nước và thần Lửa
Ngày Nowruz rơi vào ngày nào trong tháng sẽ được thông báo bằng một bài hát bởi một ca sĩ đường phố (Hajji Firuz), đó là một người đàn ông trong bộ trang phục đỏ và khuôn mặt bôi màu đen với chiếc trống to đeo trước bụng. Vào ngày thứ tư (Wednesday) cuối cùng trước ngày Nowruz, nhà nhà đều đốt lửa để chào năm mới. Mọi người đều nhảy ngang qua đống lửa nhằm xua đi nỗi sợ hãi và bệnh tật. Những đứa trẻ lại hóa trang thành những người cổ xưa, gõ cửa từng nhà hàng xóm xin bánh kẹo.
Tôi say sưa nghe ông Afshin kể chuyện về ngày tết cổ truyền mà quên mất món cừu kebab hấp dẫn đang đợi. Ông cũng chỉ cho tôi biết những chậu nhỏ lúa mì, lúa mạch hay đậu lăng được trồng quanh nhà là để chuẩn bị dĩa thức ăn truyền thống (Haft Sin) đặt trong nhà bếp trong ngày Nowruz.
Cũng giống như mọi người, ông thích gọi quốc gia mình là Ba Tư hơn Iran. Tiếng đàn Se – Ta trong tay lại vang và ông Afshin cao giọng hát. Tôi trôi dạt và miên man trong tiếng hát cao vút đó. Trong âm thanh đó không chỉ có những cánh hoa tulip dại (quốc hoa Iran) nở tràn ngập theo con đường tơ lụa khi mùa xuân về, nơi đó còn có tiếng nước reo và lửa cháy trong cái nắng gió của sa mạc…
Theo 24h
Tết Pháo thăng thiên miền Yasothon
Quê nhà đã lâu lắm rồi ngưng tiếng pháo. Nghe nói miền Yasothon (Thái Lan) có lễ hội pháo lớn lắm. Là thứ pháo bay thẳng lên trời - pháo thăng thiên, chứ không phải loại pháo đỏ đì đùng mà xác pháo đôi khi như máu tim ai rỉ buồn, nên tôi càng tò mò. Cuối cùng cũng được điếc tai vui vẻ với Bun Bang Fai, cái "tết" lạ ở xứ hẻo lánh Yasothon.
Thực tế, Bun Bang Fai (tiếng Thái Bun: Lễ hội, tết. Bang Fai: Pháo thăng thiên) có ở nhiều nơi trong miền Isan (Đông Bắc Thái), kể cả bên Lào. Nhưng hoành tráng nhất là ở tỉnh nghèo Yasothon. Với nhiều vùng, nó chỉ là một lễ hội nhỏ, nhưng ở Yasothon, Bun Bang Fai là một tết lớn, kéo dài đến ba ngày, biến miền quê quanh năm hắt hiu tĩnh lặng thành miền đất hội hè. Không chỉ của người Thái mà còn nhiều bạn bè quốc tế đổ về.
Ở Thái Lan, tết Té nước của cả nước là vào tháng 4, khi mùa mưa đến, nguyện cầu một năm mới mưa thuận gió hoa. Với nhiều nơi, vậy là đủ, nhưng ở Isan, đặc biệt ở Yasothon, người dân cho rằng vị thần mưa rất thích lửa, tiếng động, tin rằng những lời cầu xin họ gửi lên cao xanh bằng pháo thăng thiên ầm ĩ sẽ được lắng nghe, thấu hiểu, để nhiều mưa, nhiều ân điển... được ban xuống cho dân lành.
Xe chở pháo của một bộ tộc ở Yasothon
Cái rất lạ tại Bun Bang Fai
Tết Pháo diễn ra trong ba ngày, với những hoạt động lôi cuốn khác nhau. Ngày đầu là của vui chơi giải trí, và các hoạt động đã ầm ĩ ngay từ ngày này. Vẫn có một cuộc thi nhan sắc, như ở hầu hết các lễ, tết xứ này. Nhưng có lẽ đã quá quen thuộc, phần lớn người dân đổ về các sân khấu được dựng lên chen kín con đường Chaeng Sanit, với hơn 40 sân khấu cho quãng đường vài trăm mét. Và sân khấu nào cũng được trang bị dàn âm thanh khủng, được hỗ trợ thêm bởi những vũ điệu dồn dập của những "ca si", "vũ đoàn" gà nhà nhiệt thành hát ca nhảy múa. Và rồi tôi phải trợn mắt dựng tròng khi thấy những tà áo dài Việt, nổi bật giữa phố hội - đẹp thân quen nhưng lạ đến sốc! Đẹp, với áo dài thì khỏi phải nói thêm, nhất là khi được gặp trên xứ người. Lạ đến sốc vì các bé mặc áo dài với quần soóc ngắn hoặc quần bó (!) thay vì cái quần tha thướt không thể thiếu của bộ áo dài Việt. Mừng rỡ chào hỏi trò chuyện mới thầm thương hơn các bé. Các chị, dì ở đây đã là thế hệ thứ hai, giọng đã lơ lớ. Còn các bé, nghe cha mẹ cô dì nói rằng tết quê nhà xưa con gái phải vận áo dài, nên mặc, và rất tự hào. Nhưng các bé đã là thế hệ thứ ba, thứ tư chưa bao giờ về thăm quê nhà - nên việc "thiếu quần dài" cũng có thể hiểu được. Mới thương cảm, ngậm ngùi làm sao khi lần đầu gặp những chiếc áo dài lạ này trên đất khách quê người.
Ngày thứ hai, cũng là ngày nhiều sắc màu, nhiều nếp xưa nhất được trưng diễn ở tết Pháo thăng thiên Yasothon. Bắt đầu từ buổi diễu hành, những chiếc pháo thăng thiên nhiều cỡ loại được trang trí rực rỡ, trong những chiếc xe hoa rực sắc. Từng chiếc xe hoa được hộ tống bởi những gái quê, trai làng mộc mạc không giấu vẻ ngượng ngùng khi xúng xính trong những bộ quần áo cổ truyền các dân tộc. Chưa hết, ngoài xe hoa chở pháo, những làng còn mang theo những chiếc "xe hoa" khác, thiết kế những nét đặc trưng của làng, của bộ tộc...
Điệu múa ngày Tết Bun Bang Fai
Pháo lên trời, người vui dưới đất
Ngày thứ ba đốt pháo thăng thiên gửi lên cao xanh, ngày chính của tết Bun Bang Fai cũng là ngày vui ồn ào đinh tai nhất vì tiếng nổ ì đùng của pháo giật mạnh trong tiếng nhạc ì đùng từ lán trại các gia đình, các đội pháo... Ngày trước được làm từ tre, pháo giờ làm trong ống nhựa, nên nhiều kích cỡ to lớn đã được "phát minh". Nhỏ nhất dài chừng mét, đường kính 1 tấc. Lớn nhất là mấy trái dành lúc khai mạc, kết thúc lễ hội... dài đến 9m, nhét 120kg thuốc súng, bay cao đến vài cây số. Nghe nói các chuyến bay ngang Yasothon hôm nay phải đổi hướng vì những trái pháo này. Giờ pháo đốt bằng điện, nguy hiểm đã giảm. Nhưng khiêng, treo quả pháo vài trăm ký trên giàn cao vài mươi mét, sao không quá lỏng để bị rơi, không quá chặt để có thể vút bay... không đơn giản. Thế nhưng, mọi chuyện suôn tuột với những trai làng như sóc leo lên tụt xuống mấy cái giàn cao chót vót. Rồi không khí bùng lên tiếng hò reo lẫn tiếng vang kinh động khi pháo nổ đùng bay vút lên trời xanh, mang theo những ước nguyện vụ mùa mới ấm no.
Thế nhưng cũng có chiếc xịt xịt, rồi tắt ngóm, rơi đùng xuống. Thế là đội làm pháo đó bị quăng vào bùn, bị gí, bị đè xuống bùn, để tạ lỗi với thần mưa. Tưởng là họ sẽ buồn lâu, nhưng chỉ chốc lát là họ lại vui chung với bạn bè, làng xã, với những chiếc pháo hoành tráng đang bay thẳng lên trời. Và họ vui hơn khi kéo thêm khách lăn vào bùn cùng họ, nhất là những khách "nước ngoài".
Ngày vui qua mau. Để lại Yasothon giờ vắng hoe, tôi bịn rịn chia tay những người dân mến khách, chia tay tết Pháo. Như đã hứa với bạn mới quen. Mong lắm, năm sau sẽ về, nhưng có được chăng!
Theo 24h
Bãi biển cát đen kỳ lạ ở Hawaii Hòn đảo Maui thuộc quần đảo Hawaii (Mỹ) nổi tiếng với những bãi biển cát trắng phau và bãi biển cát đen Hônkalani được cho là điểm đến lạ lùng nhất ở đây. Haleakala là vườn quốc gia được biết đến với những ngọn núi cao nhất thuộc hòn đảo Maui. Du khách có thể ngồi trên những chiếc xe ngựa lên đỉnh...