Tết cho đồng bào – lần thứ 5 Báo ANTĐ lên đường
Sau 4 chuyến xe chở nặng những món quà tình nghĩa cho đồng bào vùng cao Hà Giang, Thanh Hóa, Lai Châu, lần này đoàn công tác xã hội Báo ANTĐ tiếp tục đến với 4 xã nghèo khác ở Lai Châu, với hy vọng mang niềm vui Tết đến bản làng nghèo của miền Tây Bắc
Tặng quà Tết cho đồng bào nghèo của xã Mường So (huyện Phong Thổ)
Video đang HOT
Lời hẹn thủy chung
Đã thành truyền thống, khi thời khắc năm mới sắp đến cũng là lúc những chuyến xe chở quà tết của Báo An ninh Thủ đô lại hối hả lên đường mang theo những món quà tình nghĩa đến với bà con khó khăn trên khắp mọi miền Tổ quốc. Nghe tin năm nay, Lai Châu nhận được 400 suất quà gửi tới đồng bào nghèo, ông Vương Thế Mẫn – Phó Giám đốc Sở LĐ-TB & XH tỉnh cho biết: “Bà con trên này còn khó khăn lắm. Mặc dù tỉnh cũng đã có kế hoạch giúp đỡ chăm lo Tết cho người nghèo từ cách đây vài tháng, nhưng lo không xuể. Các anh lên được với chúng tôi là đáng quý lắm”.
Nghe chúng tôi thông báo: “Ngoài số quà Tết, Báo An ninh Thủ đô mang lên lần này còn có thêm 600 bộ quần áo rét do Nhà hàng Sen Tây Hồ tài trợ để tặng cho các cháu học sinh”, ông Mẫn mừng lắm. Ngay lập tức, một kế hoạch tốc hành được triển khai: “Tặng khẩn cấp 100 bộ quần áo rét cho các cháu mồ côi, khuyết tật của Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh”.
Cái đói, cái mệt của cả đoàn công tác Báo An ninh Thủ đô sau hơn 400 cây số đường đèo dường như tan biến khi tận mắt nhìn thấy sự mừng rỡ của bọn trẻ khi được nhận những bộ quần áo mới. Đến ngay cả ông Nguyễn Kế Sanh – Giám đốc Trung tâm, người hàng ngày làm nhiệm vụ chăm lo cho các cháu cũng không giấu nổi vẻ ngỡ ngàng trước món quà bất ngờ này. Không hẹn trước, không chuẩn bị, thế nên ông Sanh cứ lập cập bảo: “Trung tâm của tôi có 100 cháu thì quá nửa là khuyết tật, số còn lại đều mồ côi. Tất cả các cháu đều là con em đồng bào dân tộc nghèo, thế nên chẳng năm nào lũ trẻ có quần áo mới để đón Tết. Mấy hôm nay trời rét đậm, chúng tôi còn đang chưa biết tính thế nào để có quần áo ấm cho các cháu thì may quá các anh đến. Có lẽ đây là bất ngờ lớn nhất mà chúng tôi nhận được trong năm nay”.
Không chỉ riêng ông Sanh, sự mừng rỡ xúc động còn hiển hiện rõ trong ánh mắt của cô Trần Thị Viết – Hiệu trưởng trường tiểu học Hoang Thèng (huyện Phong Thổ). Sáng 18-1, cả ngôi trường này vui như hội. 500 bộ quần áo ấm được sư thầy các chùa Quan Hoa, Vân Hồ và chùa Bộc mang ra mặc cho lũ trẻ khiến ngay cả những người dân quanh đó cũng hết sức ngỡ ngàng. Cô Viết bảo: “Chưa bao giờ tôi thấy học sinh vui như thế này”. Cả buổi sáng hôm ấy, cô Viết phải cho học sinh nghỉ 2 tiết để “trình diễn thời trang”. Với trường tiểu học Hoang Thèng đây là lần đầu tiên 500 học sinh được ăn mặc đẹp đẽ và ấm áp nhất.
Các ni sư chùa Vân Hồ, chùa Quan Hoa phát quà cho học sinh trường tiểu học Hoang Thèng
Chung tay lo tết cho người nghèo
Ngoài số quần áo rét, phần quà mà chúng tôi mang đi lần này còn là 400 túi hàng Tết, mỗi suất trị giá 300 nghìn đồng. Đây là tấm lòng của các ni sư chùa Bộc, Vân Hồ, Quan Hoa cùng Khách sạn Mường Thanh – Lai Châu. Số quà này được chia đều cho bà con dân tộc nghèo của 4 xã: Hoang Thèng, Mường So (huyện Phong Thổ) và Giang Ma, Bản Bo (huyện Tam Đường).
Nghe tin nhà mình được nhận quà Tết, Giàng A Trinh (xã Bản Bo) xuống xã từ mờ sáng. Ở bản Cò Lọt Mông, nhà Trinh thuộc diện nghèo “kinh niên” vì có tới 16 miệng ăn. Nhận quà, Trinh cứ đứng bần thần ở góc sân ủy ban, tay mân mê gói quà, Trinh nói bằng thứ tiếng Kinh lơ lớ: “Nhiều bánh kẹo quá, cán bộ cho thế này lần sau tao không xuống nữa đâu”. Hỏi tại sao thì Trinh bảo: “Lần sau xuống xã mà về tay không, trẻ con lại đòi quà thì biết lấy cái gì cho nó?”. Té ra, cả đời Trinh đi chợ xã cũng chưa bao giờ dám mua 1 gói bánh cho con. Bà Tẩn Thị Xòe – Chủ tịch xã thấy vậy bảo: “Những gia đình như Trinh ở Bản Bo không phải là hiếm. Việc Báo An ninh Thủ đô cùng các nhà tài trợ giúp được chúng tôi chút nào là xã bớt đi được chừng ấy gánh nặng”.
Mế Lò Thị Sẹ ở bản Vằng Bâu ( xã Mường So) mang một tâm trạng khác. Mế yếu quá rồi, nhà nghèo, lại chỉ có một thân một mình nên Tết hay ngày thường với mế cũng không khác nhau là mấy. Nhận túi quà Tết của chúng tôi, mế rưng rưng: “Mế sống gần 90 tuổi rồi, nhưng chưa bao giờ được ai cho quà nhiều đến thế này. Có lẽ đây là cái tết đầu tiên mà mế có đầy đủ mọi thứ”. Còn ông Lò Văn Phằn, Chủ tịch xã Mường So thì sâu xa hơn: “Thú thực với các anh, đại đa số dân Mường So đều nghèo. Riêng các hộ được nhận quà thì rất nghèo. Thế nên những món quà mà các anh mang đến lúc này ngoài giá trị về mặt vật chất, nó còn mang một ý nghĩa tinh thần lớn hơn. Đó là chúng ta không để người nghèo phải đón một cái Tết trong buồn tủi và hiu quạnh”.
Theo ANTD
Hà Nội lo tránh rét cho người vô gia cư
UBND TP Hà Nội vừa nhận được đề xuất của Sở LĐ-TB&XH về việc chỉ đạo các quận, huyện, thị xã có các hình thức bảo vệ tạm thời sức khỏe đối tượng lang thang (vô gia cư) trong dịp rét đậm và Tết Âm lịch.
Sở LĐ-TB&XH cũng đề nghị, ngoài đối tượng lang thang, ăn xin phải tập trung theo quy định, TP giao Trung tâm bảo trợ xã hội 1, 2 (thuộc Sở LĐ-TB&XH) tập trung và bố trí nơi ăn nghỉ tạm thời trong thời gian rét đậm, rét hại hoặc dịp Tết Âm lịch cho người vô gia cư. Sau đó phân loại, chuyển đối tượng về gia đình. Theo Sở LĐ-TB&XH, trong đợt rét đậm, rét hại kéo dài vừa qua, một số quận nội thành có một số người vô gia cư sinh hoạt ngủ lang bạt, vạ vật ở các vỉa hè góc khuất, gầm cầu, vườn hoa. Số lượng những người này không nhiều nhưng việc nằm nghỉ tại nơi công cộng không có đủ chăn ấm khi thời tiết giá lạnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo ANTD
Giấc mơ con chữ trong giá "rét rụng tay chân" ở Mường Lát Lẽ ra, chuyến xe đến với Mường Lát không vội vã đến thế, nhưng nó đã phải lăn bánh trước dự định. Cũng là dự định sẽ đến với Mường Lát, miền Tây của Thanh Hóa vào dịp đông giá rét hại này, nhưng đáng lẽ nó không vội vã đến thế. Nhưng, cái lạnh ùa về góc phố Hà Nội khiến người...