Tết chẳng vui vì phải xin tiền vợ
Tất cả chi phí trong nhà, nửa năm nay, tôi đều nhờ vào vợ. Tiền lương không có nên tôi còn đang tiêu số tiền dành dụm ít ỏi của cả vợ và chồng trước đây.
Người ta nói, đàn ông làm trụ cột trong gia đình, việc gì cũng có thể tự lo được cho vợ con mới là người đàn ông tốt, có bản lĩnh và trách nhiệm. Nhưng tôi, từ ngày lấy vợ, đi làm lông bông được 1,2 năm, bây giờ lại trở về cảnh thất nghiệp. Tất cả chi phí trong nhà, nửa năm nay, tôi đều nhờ vào vợ. Tiền lương không có nên tôi còn đang tiêu số tiền dành dụm ít ỏi của cả vợ và chồng trước đây.
Có con, cuộc sống chật vật hơn, tôi cảm thấy mình cần cố gắng nhiều. Cũng cố gắng kiếm việc này, việc kia nhưng chỉ vài ba hôm là lại nghỉ. Một là bị cho nghỉ, hai là công việc không thể hợp với mình. Nên cuối cùng, tôi lại trở thành kẻ thất nghiệp. Tâm trạng của một người đàn ông thất nghiệp, phải phụ thuộc vào kinh tế của vợ cảm thấy thật buồn. Tôi đã nói với vợ rất nhiều về chuyện này, cũng buồn rầu tâm sự nhưng lúc nào vợ cũng ở bên cạnh, động viên tôi, luôn luôn quan tâm và yêu thương tôi. Vợ bảo tôi không phải lo, đâu ắt có đó. Việc gì đến thì sẽ đến. Tôi biết là vợ chỉ an ủi mình, chứ tết nhất đến nơi rồi, không có tiền tiêu, một mình vợ gánh vác, chán nản vô cùng.
Hơn nửa năm nay, một mình vợ tôi đi làm, kiếm tiền, tôi ở nhà nhận trách nhiệm chăm con. Thật ra, việc đàn ông chăm con với tôi không phải là chuyện to tát, tôi bằng lòng với việc đó. Đàn ông giúp vợ làm việc nhà, đưa đón con đi học, chăm con thì có gì đâu. Nhưng căn bản, tôi không có việc nên áp lực càng đè nặng lên vai. Tôi cố gắng bằng mọi cách để có thể có công việc, kiếm tiền hỗ trợ kinh tế gia đình nhưng càng cố thì chỉ càng tuyệt vọng. Và khi con người ta rơi vào tuyệt vọng thì thường, chẳng muốn làm gì.
Hơn nửa năm nay, một mình vợ tôi đi làm, kiếm tiền, tôi ở nhà nhận trách nhiệm
chăm con. Thật ra, việc đàn ông chăm con với tôi không phải là chuyện to tát
tôi bằng lòng với việc đó. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Tháng trước, vợ có đưa cho tôi vài triệu, bảo là anh ở nhà cần gì thì cứ mua, cũng Tết nhất tới nơi rồi. Ban đầu tôi còn sĩ không cầm tiền của vợ, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, không cầm tiền của vợ thì tiêu bằng gì. Tôi cũng chỉ có vài khoản tiết kiệm nho nhỏ nhưng tiêu mãi thì cũng hết. Cuối cùng, tôi phải ngượng ngùng đưa tay ra đón lấy món tiền mà vợ đưa cho mình. Thế là, tôi thành gã chồng đi xin tiền vợ.
Hôm rồi nghĩ muốn mua bộ vest đẹp mặc Tết, để còn đi nhận họ, thế là cũng phải hỏi vợ. Vợ cười bảo &’em cũng định mua cho anh nè, anh không cần hỏi em cũng mua’. Có thể là vậy thật và cũng cảm thấy được an ủi nhưng mà, vẫn thấy xấu hổ sao ấy. Mình phải mở lời trước, mong vợ mua cho mình bộ quần áo đẹp chơi Tết. Giống như vợ đang nuôi mình, giống nuôi một đứa trẻ.
Sắp Tết rồi, tôi ở nhà nhận trọng trách chăm con, đi chợ, nội trợ và đi săm Tết. Vợ tôi cũng chẳng phàn nàn gì, đưa tiền cho tôi. Nhưng sao cầm đồng tiền ấy tôi thấy mình thật hèn. Lẽ ra, tôi phải là người đưa tiền cho vợ, đưa vợ đi mua sắm, đằng này, tất tần tật là vợ tôi lo. Cảm giác buồn tủi vô cùng. Tôi cảm thấy mệt mỏi vì chuyện này. Nếu mà vợ tôi hiểu thì không sao nhưng vợ mà làm ra vẻ thông cảm nhưng trong lòng ấm ức thì quả thật, tôi cảm thấy chán lắm!
Năm nay coi như không có tết rồi. Đi ra ngoài mà không có tiền thì yếu thế lắm
nhất là khi bạn bè biết mình thất nghiệp, sống nhờ tiền của vợ thì còn
cảm thấy trơ trẽn hơn nhiều. (ảnh minh họa)
Mọi năm, thời thanh niên, có đi làm, có tiền tiêu Tết, sao thấy cái Tết lại ý nghĩa, thích như vậy. Nhưng giờ thì, nghĩ đến Tết là sợ, là hoảng. Nếu mà Tết cứ xin tiền vợ, không có một xu dính túi thì chẳng biết phải làm thế nào. Coi như nhậu nhẹt cũng không dám tụ tập luôn. Không lẽ đến nhà người ta ăn không, không lẽ đi ăn rồi chỉ vác cái miệng đến rồi về không đóng góp. Mà ngửa tay xin tiền vợ từ tiền đi nhậu, đi chơi, thấy có chút nhục.
Năm nay coi như không có tết rồi. Đi ra ngoài mà không có tiền thì yếu thế lắm, nhất là khi bạn bè biết mình thất nghiệp, sống nhờ tiền của vợ thì còn cảm thấy trơ trẽn hơn nhiều. Khổ cho phận đàn ông, luôn phải mang trọng trách là trụ cột gia đình…
Theo Ngoisao
Giải thoát khỏi chồng
Trước đây, khi thấy cuộc hôn nhân của mình rơi vào bế tắc chị đã từng nghĩ đến ý định giải thoát khỏi chồng nhưng vì thương con quá nhỏ, thiếu thốn tình cảm cha mẹ sẽ rất tội, và chị vẫn hi vọng có ngày anh sẽ tỉnh ngộ.
Cuộc sống của gia đình chị càng ngày càng khó khăn. Anh không chịu chí thú làm ăn buôn bán cùng chị, mà lại đam mê với cái nghề môi giới nhà đất. Lúc may mắn, anh giới thiệu được khách, bán được nhà thì chủ nhà sẽ trả công môi giới cho anh. Đầu năm được một, hai vụ như thế anh lên mặt dạy chị: "Tôi chẳng phải nhọc công dãi nắng dầm mưa ngoài chợ như cô, chỉ mất chút nước bọt là kiếm được dăm chục triệu như chơi". Thế nhưng số tiền ấy đâu phải anh đưa hết cho chị để lo cho gia đình. Sau khi làm bữa tiệc khao bạn bè trong hội, rồi sắm đồ cúng lễ và mua một chiếc điện thoại mới anh đưa cho chị vẻn vẹn được 5 triệu đồng.
Chị cầm 5 triệu ấy chưa ấm tay thì anh đã bảo đưa cho anh để gửi về quê cho em trai vay. Và từ đó đến giờ đã nửa năm anh chẳng kiếm thêm được xu nào, mọi sinh hoạt chỉ trông mong vào quầy hàng của chị. Chị hàng ngày đầu tắt mặt tối lo kiếm tiền nuôi con, nuôi chồng. Lúc chỉ còn hai tháng nữa là Tết chị ngọt nhạt khuyên anh cùng chị tu chí làm ăn để có tiền mà sắm một cái Tết đàng hoàng cho con đỡ tủi, thế nhưng anh kiên quyết không nghe. Ngọt nhạt không xong chị quay ra nặng lời, thế là từ ấy anh chị không thể nói chuyện tử tế với nhau được quá một câu. Quá chán với người chồng vô trách nhiệm, chị mang con về nhà ngoại để mặc anh tự lo thân anh.
Ngày đầu đưa con về nhà bố mẹ đẻ, chị như được giải thoát, tự do thoải mái và không phải đụng độ với anh. Thế nhưng đến tối thằng bé cứ khóc đòi bố, cực chẳng đã chị phải gọi điện cho chồng nhờ anh dỗ dành con. Nhân thể đó anh lại được đà lên giọng với chị: "Tôi tưởng cô mang con đi cô nuôi được con tử tế, sao giờ lại phải gọi điện cho cái thằng vô trách nhiệm này à. Không nuôi nổi con thì mang về tôi nuôi". "Thân anh, anh còn chẳng nuôi nổi, đưa con về cho anh để nó chết đói à?", chị quát vào điện thoại rồi tắt máy. Đêm ấy chị cố gắng dỗ dành con, sau một hồi thút thít cuối cùng thằng bé cũng ngủ ngon trong vòng tay mẹ.
Dần dần thằng bé cũng quen với việc vắng bố và không còn đòi nhiều nữa. Còn anh với cái tính sĩ diện cao ngất trời, anh cũng chẳng thèm bước chân đến nhà bố mẹ vợ để thăm con. Chủ nhật, con được nghỉ học nhưng chị thì vẫn chạy chợ, ông bà ngoại cũng bận bán hàng nên không ai trông thằng bé, chị lại phải gọi cho anh nhờ anh trông con giúp.
Trước mắt, không có anh, chị sẽ nhẹ gánh vì không phải một mình kiếm tiền nuôi 3 miệng ăn....
(Ảnh minh họa).
Sáng chủ nhật anh đón con từ quầy hàng của chị nhưng 9 giờ tối vẫn chưa thấy anh đưa con về, gọi điện anh không nghe máy. 11 giờ đêm mới thấy anh xuất hiện, thằng bé ngồi đằng trước mắt nhắm mắt mở vì buồn ngủ. Xót con, chị hỏi: "Sao giờ này anh mới đưa thằng bé về? Anh có bận hú hí với con nào thì cũng biết thương lấy con mình chứ? Rét buốt như thế này mà 11 giờ mới đưa con về". "Cô im ngay mồm đi", anh quát vợ. Thế là hai người lại cãi nhau nảy lửa ngay tại nhà chị.
Sáng hôm sau khi con tỉnh dậy, chị gặng hỏi thằng bé: "Hôm qua bố cho con đi những đâu?". Thằng bé kể rành rọt từng câu với mẹ: "Sáng bố cho con ăn phở rồi đi với bố. Trưa bố ngồi ở quán nước với các chú, con cũng ngồi đó chơi, bố cho con ăn bánh rán và uống nước ngọt. Chiều bố cho con ăn sữa chua mít, cả bánh mì nữa". Nghe con kể mà chị trào nước mắt. "Thế trưa con không buồn ngủ à?", chị hỏi tiếp thằng bé. "Con chơi điện tử trong điện thoại của bố nên chẳng buồn ngủ mẹ à". Chị lại hỏi: "Sao tối con không đòi bố đưa về sớm để ăn cơm với mẹ?". "Con có đòi bố chứ, nhưng mà khi ấy bố đang bận nói chuyện với bác nào ấy nên bố không đưa con về ngay được", thằng bé hồn nhiên trả lời câu hỏi của mẹ.
Nghe đến đây chị thực sự quá chán với một người chồng, người cha vô trách nhiệm như anh. Mới nhờ anh trông con có một ngày mà con đã phải vạ vật theo bố khắp mọi nơi, chẳng có nổi một hạt cơm vào bụng, nếu chị để anh trông con vài ngày thì không biết thằng bé phải chịu khổ sở đến đâu nữa?
Trong khi người ta đã bắt đầu lo sắm Tết thì chị vẫn đang tranh thủ từng giờ để kiếm thêm ít tiền nuôi con. Còn anh thì hàng ngày vẫn cứ ngồi khắp các quán nước với tờ báo trên tay để nghe ngóng xem chỗ nào đang cần bán nhà, người nào đang cần mua. Và chị chắc chắn những câu đại loại như: "Thương lượng mãi chủ mới ưng giá ấy thế mà phút cuối lão kia đổi ý không mua nữa" lại được anh thốt ra trong sự tiếc nuối. Mỗi lần nhìn anh ngồi thất thểu khi thì ở nhà, khi ở quán trà đá... ý nghĩ "Thà rằng không chồng" lại thoáng qua đầu chị.
Trước đây, khi thấy cuộc hôn nhân của mình rơi vào bế tắc chị đã từng nghĩ đến ý định giải thoát khỏi chồng nhưng vì thương con quá nhỏ, thiếu thốn tình cảm cha mẹ sẽ rất tội, và chị vẫn hi vọng có ngày anh sẽ tỉnh ngộ. Nhưng đến giờ phút này chị chẳng còn gì để hy vọng nữa rồi. Chị sẽ ly hôn. Một quyết định đau buồn khi năm hết Tết đến nhưng chị hy vọng đó là quyết định sáng suốt cho cả cuộc đời của chị. Trước mắt, không có anh, chị sẽ nhẹ gánh vì không phải một mình kiếm tiền nuôi 3 miệng ăn....
Theo Ngoisao
Sau đêm tân hôn tôi mới biết mình bị lừa trắng trợn Tôi đã đau đớn biết bao nhiêu khi đêm nào anh cũng "đòi hỏi" tôi chuyện vợ chồng, không chỉ một lần có hôm anh chẳng biết tới mệt mỏi là gì. Tới giờ tôi vẫn vô cùng hoang mang mọi người ạ! Tôi thấy mình cứ như một con ngốc gần 30 tuổi rồi vẫn bị người ta lừa cho trắng trợn....