Tết ấm lòng ở Chiba, Nhật Bản
Không khí ấm cúng, ngập tràn yêu thương trong ngày Tết này đã giúp tôi và biết bao bạn bè, những người con Việt xa quê, khỏa lấp đi nỗi nhớ gia đình và quê hương cháy bỏng, da diết trong lòng mình. (Lan Anh, Nhật Bản)
Video clip này ghi lại những hình ảnh, những cảm xúc về ngày Tết Việt Nam ấm cúng và ý nghĩa tại nhà chú Ngô Hùng Lâm, thuộc tỉnh Chi Ba, vào ngày mồng một Tết Quý Tỵ vừa qua. Gần 1.500 người Việt Nam và Nhật Bản đã tới tham dự. Rất nhiều người Nhật Bản ở các tổ chức, người dân quanh vùng cũng đã đến chia sẻ Tết Việt Nam với chúng tôi. Bữa tiệc được tổ chức miễn phí cho tất cả những người tham gia.
Những xúc động tràn ngập trong lòng đã khiến tôi quyết định dựng video clip này để lưu giữ lại những hình ảnh của một kỷ niệm Tết rất đẹp trong quãng thời gian xa gia đình học tập nơi xứ người. Không khí ấm cúng, ngập tràn yêu thương trong ngày Tết này đã giúp tôi và biết bao bạn bè, những người con Việt xa quê khỏa lấp đi nỗi nhớ gia đình và quê hương cháy bỏng, da diết trong lòng mình.
Gửi bài dự thi “ Xuân Quê hương” của bạn
Một điều đặc biệt nữa mà tôi nhận thấy, đó là ngày hội này đã là nơi hội tụ của những tấm lòng dành cho trẻ em nước nhà, với những chia sẻ đến cộng đồng của ba nhóm thiện nguyện. Ngày hội đã được tổ chức thành công, mang lại cho hơn một nghìn người con dân Việt nguồn động viên vô giá, với cảm giác ấm cúng trong không khí Tết cổ truyền của quê hương. Và hơn hết, chúng tôi đã cảm nhận được nhiệt huyết của những người con Việt, với mong muốn xây dựng một cộng đồng sẻ chia, yêu thương và đoàn kết, mong muốn về một tương lai tươi sáng hơn cho trẻ em của nước nhà.
Video clip này như một lời cảm ơn chân thành tới chú Ngô Hùng Lâm, người đã tổ chức và mang lại cho những người con Việt xa quê một ngày Tết Việt Nam ở Nhật Bản vui vẻ và ấm áp tình người! Đến với ngày Tết này, chúng tôi đã gặp lại những người bạn cũ, có thêm những người bạn mới nhiệt thành và tâm huyết. Nhiều người trong chúng tôi đã từ xa lạ mà trở nên thân quen, gần gũi. Bởi vậy, Video Clip này cũng để dành tặng những người bạn đã cùng tôi tham gia và chia sẻ những giây phút đầm ấm trong ngày mồng một Tết ấy.
Video đang HOT
Năm mới Quý Tỵ 2013, cầu chúc an lành và yêu thương đến với mọi người, mọi nhà! Kính chúc chú Ngô Hùng Lâm và gia đình sức khỏe! Chúc những người Việt xa quê chân cứng đá mềm, đủ ý chí và nghị lực để thực hiện ước mơ của mình! Xin cho chúng tôi nhắn gửi về với quê hương, rằng chúng tôi sẽ cố gắng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, để một ngày nào đó, chúng tôi sẽ trở về khi mùa xuân đến! Chúc cho nụ cười trẻ thơ luôn hiện hữu, chúc một tương lai tươi sáng dành cho trẻ em trên quê hương Việt Nam!
Tết Việt Nam tại tỉnh Chi Ba, Nhật Bản, Tết ấm áp của sẻ chia, yêu thương và nhiệt huyết!
Theo VNE
Đào Việt giữa xứ bạch dương
Thấy tôi lỉnh kỉnh vác cành cây giữa trời tuyết về chuẩn bị đón Tết, Huấn, cậu em khóa dự bị, tỏ vẻ thắc mắc. Nhìn ánh mắt ngơ ngác của Huấn tôi hiểu những khúc mắc của cậu em mới lần đầu đón Tết ở Nga. (Quang Tuyến, Nga)
"Thực tế đào chỉ phổ biến ở Việt Nam, các quốc gia thuộc khu vực Đông Á hay Địa Trung Hải. Ở Nga không có những giống đào đặc chủng như thế nhưng anh có cành đào đặc biệt cho riêng mình" - tôi nói. Sau vài ba câu hỏi thăm qua loa tôi chia tay Huấn và hứa hôm sau sẽ mời cậu ta sang phòng để xem cành đào hoàn thiện của tôi.
Mùa đông nước Nga thường lạnh nhất vào tầm cuối tháng 1, đầu tháng 2 hàng năm. Nhiệt độ trung bình ở khu vực miền Trung dao động từ -30 đến -20 độ C. Vào giai đoạn này, các thân cây chỉ còn trơ xương cành, không chút sắc màu của hoa lá để báo hiệu sự sống vẫn đang ẩn mình và tiếp diễn.
Những nhánh cây đã được tập kết tại hành lang của kí túc xá để chuẩn bị cho những công đoạn tiếp theo. Ảnh do tác giả cung cấp
Như một thói quen của một lưu học sinh đã đón 7-8 cái Tết xa nhà, tôi tiến hành công việc một cách thuần thục và nhanh chóng: Gốc cây được nướng kĩ càng trên ngọn lửa để giữ cho cành được tươi lâu Tôi gọt tỉa những chỗ chưa ưng ý, cho cành cây vào bình nước ấm và đặt ở một vị trí trang trọng nhất trong phòng. Cành đào của tôi thực chất là những thân táo, mận mọc hoang dại gần khu vực kí túc xá, nhìn thoáng qua thế cành không khác những cành đào thực thụ là mấy, chỉ có điều không có những nụ hay cánh hoa phô sắc hồng rực rỡ, nhưng không sao, tôi đã có giải pháp cho riêng mình.
Tôi lôi bộ "đồ nghề" đã thủ sẵn trong ngăn kéo bao gồm giấy màu, bìa các tông, dao, kéo, hồ dán, dây buộc và các loại màu vẽ. Hoa đào được cắt bằng giấy hồng và gắn khéo léo lên các mắt cành giống như hoa thật. Tôi làm thêm đôi câu đối, tràng pháo tô điểm thêm cho cành cây thêm sinh động và không quên cặp bánh chưng cùng với mâm ngũ quả đặt cạnh đó.
Cành cây sau khi được trang trí không khác gì cành đào thật. Ảnh do tác giả cung cấp
Tôi say sưa ngắm nhìn thành quả của mình, chụp một số bức ảnh ở những góc đẹp nhất để khoe với gia đình, bạn bè gần xa và không quên gửi cho Huấn. Ngắm những bức hình, tôi cảm thấy vui vui, phảng phất đâu đó chút hương vị Tết của quê nhà. Tôi thấy cạnh cành đào bao nhiêu là món ăn ngon của ngày Tết, mẹ đang chuẩn bị mâm cỗ, bố dọn dẹp lại bàn thờ, các anh đang nói chuyện với khách hay lì xì cho các em nhỏ đến chơi... Còn tôi thì tung tăng chạy nhảy như một đứa trẻ, chợt khói nhang làm tôi cay khóe mắt.
Gửi bài dự thi "Xuân Quê hương" của bạn
Gần hai tuần sau hôm gặp Huấn, tôi mời cậu ấy đến phòng như đã hứa. Vừa mới bước vào cửa cậu ta đã sững sờ trước cành đào của tôi. Không còn những sắc hồng như trong các bức hình mà tôi đã gửi. Cành cây đã khoác lên cho mình một bộ váy áo mới hết sức lộng lẫy. Những chồi non và nụ đua nhau đâm ra tua tủa, hoa nở trắng buốt, thơm ngần phủ kín cả cành cây.
Huấn đặc biệt thích thú với cành đào của tôi, cậu ta hỏi tôi cặn kẽ việc lựa chọn cũng như cách chăm sóc, ươm làm sao cho cành ra hoa đúng dịp Tết để năm sau sẽ tự làm cho mình một cành đào riêng. Hai anh em kể chuyện cành đào, chuyện Tết ngày nay, ngày xưa, Tết ở Việt Nam và những cái Tết xa nhà... cảm giác thật gần gũi, ấm cúng biết bao.
Ngoài trời tuyết vẫn rơi, màu trắng của hoa hoàn lẫn vào màu trắng của tuyết, nhớ ngày Tết quê nhà, yêu quê hương Việt Nam với những tình cảm mãnh liệt, chất chứa và không bao giờ vụt tắt.
Sau khoảng thời gian ngủ im lìm giữa mùa đông buốt giá, sắc xuân chợt trỗi dậy để kịp đón cái Tết đang về. Ảnh do tác giả cung cấp
Theo VNE
Mùi Tết xưa Nhà tôi lúc đó ở gần chợ, nên tôi nhớ như in, tôi ngửi rất rõ mùi Tết vào những ngày cuối năm. Tôi ngửi ngập tràn mùi Tết qua những chuyến xe ngược xuôi trên đường chất đầy cây trái hoa quả, trên những hàng bông vạn thọ, những nhành mai đơm đầy nụ, mà người bán bày tràn ra cả lề...