Tết Âm lịch tác động như thế nào đến số liệu thống kê kinh tế?
Vì 2014 là năm nhuận, Tết Âm lịch đến muộn hơn. Nhiều người còn cho rằng số liệu kinh tế mới nhất của Trung Quốc ảm đạm hơn mọi năm vì năm nay cuối tháng 2 mới là Tết.
Ngoài cách tính ngày tháng theo chuẩn quốc tế, người châu Á nói chung thường tính đến cả âm lịch (thực chất đây là sự kết hợp âm – dương lịch, có nghĩa là các tháng được duy trì theo chu kỳ của Mặt Trăng, nhưng đôi khi các tháng nhuận lại được thêm vào theo một số quy tắc nhất định để điều chỉnh các chu kỳ trăng cho ăn khớp lại với năm dương lịch).
Có lịch sử khoảng 2.500 năm, tuy nhiên âm lịch không phải là một khái niệm hàn lâm đơn thuần mà còn có nhiều tác động đến số liệu thống kê kinh tế. Kỳ nghỉ Tết (thường rơi vào giữa tháng 1 và tháng 2) là thời điểm giá cả cũng như nhu cầu mua sắm lên đến đỉnh điểm và do đó khiến công việc so sánh số liệu giữa các năm trở nên phức tạp hơn.
Đặc biệt, sau một vài năm thì tác động này lại càng lớn và 2015 là một năm như vậy. Vì 2014 là năm nhuận, Tết Âm lịch đến muộn hơn. Nhiều người còn cho rằng số liệu kinh tế mới nhất của Trung Quốc ảm đạm hơn mọi năm vì năm nay cuối tháng 2 mới là Tết.
Số liệu về lạm phát trong tháng 1 khiến nhiều người lo ngại Trung Quốc đang bên bờ giảm phát. Chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 0,8% so với 1 năm trước, giảm mạnh so với các tháng trước đó. Tăng trưởng thương mại cũng yếu ớt với xuất khẩu giảm 3% và nhập khẩu giảm tới 20%.
Video đang HOT
Tuy nhiên kỳ nghỉ Tết có những tác động rất lớn đến các số liệu kể trên. Hàng hóa được vận chuyển (dù bằng đường bộ hay đường biển) một cách vội vã để kịp xong trước kỳ nghỉ lễ. Năm ngoái, giai đoạn này tập trung vào tháng 1. Năm nay, thời kỳ này bị đẩy sang tháng 2 và do đó nền kinh tế tỏ ra ì ạch một cách bất thường so với 1 năm trước đó. Thông thường, lạm phát sẽ thấp hơn khoảng 0,5 điểm phần trăm trong các tháng 1 theo sau năm nhuận. Tương tự, xuất khẩu và nhập khẩu cũng không giảm mạnh như báo cáo.
Cách tính ngày tháng không phải là yếu tố ảnh hưởng duy nhất. Mùa đông ấm hơn thường lệ cũng khiến giá hoa quả và rau củ không tăng mạnh như mọi năm, khiến lạm phát giảm. Giá hàng hóa toàn cầu sụt giảm cũng khiến kim ngạch nhập khẩu giảm. Ví dụ, nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc vẫn giống như năm ngoái nếu xét theo khối lượng. Tuy nhiên, giá trị dầu nhập khẩu đã giảm 42%.
Cũng chính vì vấn đề này, các nhà thống kê của Trung Quốc thường đợi đến tháng 3 để công bố trọn bộ số liệu kinh tế, kết hợp số liệu của cả tháng 1 và tháng 2 để đánh giá các chỉ số doanh số bán lẻ và sản lượng công nghiệp một cách chính xác hơn. Nền kinh tế Trung Quốc vẫn suy giảm, nhưng mức độ không trầm trọng như các số liệu thống kê của tháng 1.
NHTW Trung Quốc cũng tỏ ra thận trọng. PBOC đã bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ, chủ yếu bằng cách nâng tỷ lệ tiền huy động được mà các ngân hàng có thể cho vay. Tuy nhiên, đây là phản ứng đối phó với dòng vốn tháo chạy hơn là với tăng trưởng suy giảm. Để có được số liệu chính xác hơn, chính phủ Trung Quốc biết rằng họ sẽ phải đợi thêm một tuần trăng.
Theo NTD
Mưu sinh trong mưa rét ngày giáp Tết
Tiết trời giá rét kèm mưa phùn càng làm tăng thêm sự ảm đạm của đường phố Hà Nội dịp cuối năm. Tết Ất Mùi đã đến rất gần, nhưng vẫn còn nhiều người phải "chạy đua" với thời gian để kiếm thêm thu nhập cho một cái tết sum vầy.
Khoác tấm áo mưa cũ ròng ròng nước ngồi bên góc phố Vũ Trọng Phụng, bà Trần Thị Mai (43 tuổi) khoanh tay trước ngực, nhấp nhổm chờ khách mua hàng. Món hàng của cô rất đơn giản, chỉ là vài cành hoa đào tết buộc vào đằng sau chiếc xe đạp cọc cạch, xỉn màu. Trời mưa phùn, nước mưa đọng sũng trên tay cầm, trên yên xe...
Cai non, manh ao mưa... la vât dung đê ho chông lai thơi tiêt khăc nhiêt
"Tết đến, bao nhiêu thứ cần sắm sửa, mà những người buôn bán như tôi thì làm sao dư dả tiền bạc mà sắm sanh như người ta. Vẫn biết, năm hết tết đến ai cũng muốn đoàn tụ cùng gia đình, nhưng tiền không có cũng chẳng thể làm được gì. Thôi thì chịu khó mấy ngày giáp tết này khách mua hoa đào nhiều, may ra kiếm thêm được chút tiền" - anh Thắng (một người bán đào) trầm ngâm chia sẻ.
Bất chấp giá rét, những người bán đào hầu như cả ngày ở ngoài trời.
Họ cố chống chọi với cái rét mong kiếm thêm chút tiền cho dịp tết sum vầy.
Theo Báo Năng lượng mới
Những đứa trẻ không có Tết Không đi học, không được người thân lì xì đầu năm, sáng mùng 1 Tết đã phải lang thang bán hàng... Đó là cuộc sống của nhiều em bé đang hàng ngày vạ vật kiếm sống ở Hà Nội. Kiếm tiền chờ bố ở trại cai nghiện Sáng nào cũng vậy, người dân ở khu hồ Ngọc Khánh, phố Láng Hạ lại thấy...