Tết 2014 sẽ được đốt pháo không tiếng nổ?
Đã gần 20 năm kể từ khi Chỉ thị 406-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo được ban hành. Đối với nhiều người dân Việt Nam tiếng pháo nổ là ký ức về một món ăn tinh thần không thể thiếu nhưng cũng là nỗi ám ảnh kinh hoàng về những quả bom giấy có sức công phá khổng lồ.
Trong cái Tết cuối cùng còn tiếng pháo, đã có tới 728 vụ tai nạn do pháo gây ra, làm chết 71 người, làm bị thương 765 người và tiêu tốn hàng chục tỷ đồng – một con số khủng khiếp. Chỉ thị được ban hành đã tiết kiệm cho đất nước hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng và hạn chế được những vụ tai nạn thương tâm do pháo. Người dân đã trải qua gần 20 năm đón Tết yên bình, vắng tiếng pháo song ít nhiều cũng cảm thấy thiếu vắng một nét văn hóa đã thành truyền thống. Mới đây, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an đã đề xuất nghiên cứu sửa đổi Thông tư số 08/2010/TT-BCA ngày 5-2-2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 36 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo. Theo đó, có thể trong dịp Tết 2014 người dân sẽ được mua – đốt 10 loại pháo không tiếng nổ do Nhà máy Z121 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng – Bộ Quốc phòng) chế tạo.
Ông Nguyễn Trí Dũng, Phó Giám đốc Nhà máy Z121 cho biết, nếu được phép có 10 sản phẩm sẽ được bán rộng rãi. Có sản phẩm như cây hoa lửa có thể cầm trên tay đốt, nếu dùng ngoài trời để cổ vũ trong các sự kiện âm nhạc thì hàng nghìn người có thể cùng lúc sử dụng. Có sản phẩm lại như thác nước bắn lên trời vô cùng đẹp mắt. Đa số các sản phẩm khi đốt, tàn lửa bắn ra nguội ngay nên không sợ bị bỏng tay. Tất nhiên nếu đặt gần các sản phẩm dễ cháy trong thời gian lâu thì cũng sẽ không đảm bảo an toàn. Trước nay, loại pháo này vẫn được sử dụng trong các sự kiện lễ hội, văn hóa, nghệ thuật biểu diễn… Việc thay đổi các quy định chỉ để đưa loại pháo này đến với đông đảo quần chúng nhân dân chứ không bó hẹp trong khuôn khổ các sự kiện.
Video đang HOT
Ngay lập tức, tranh luận nổ ra trong dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng với ý thức của người dân như hiện nay, cho phép đốt pháo dù chỉ là pháo hỏa thuật cũng là một sự đánh cược. Nếu quản lý không tốt, để thị trường thao túng, không khác nào buông lỏng mối nguy hại này. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ kịch liệt phản đối: “Đốt pháo ngày Tết đúng là nét văn hóa truyền thống nhưng không phải bất cứ cái gì cũng cần giữ lại. Phải thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện xã hội. Tôi ủng hộ nhiệt liệt quy định cấm đốt pháo nổ trước đây vì tận mắt chứng kiến vụ nổ xe chở thuốc pháo trước cầu sông Nghèn, tang thương quá. Lại chứng kiến Tết đến, nhà có cháu nhỏ ở khu tập thể Thanh Xuân Bắc phải đi sơ tán về quê để tránh pháo, tàu xe vất vả. Cấm pháo nổ là đúng đắn. Nhưng giờ lại cho phép bán pháo hỏa thuật. Pháo hỏa thuật và pháo nổ sẽ lẫn lộn tạo ra tình trạng khó quản lý. Cho phép đốt pháo, cháy nổ sẽ là tai họa hiện thực. Lúc đó ai sẽ chịu trách nhiệm?!”.
Rất nhiều ý kiến cho rằng, đốt pháo hỏa thuật không khác gì bật tivi tắt loa, cuối cùng cũng chỉ là làm đẹp cảnh. Xét cho cùng, người ta nhớ tiếng pháo, nhớ không khí nhuộm màu đỏ xác pháo chứ mấy ai nhớ những vệt pháo hoa chớp lòe trên bầu trời. Nhiều người đặt dấu hỏi, pháo hỏa thuật không thay thế pháo nổ, pháo hoa vậy đưa ra bán công khai làm gì? Hơn nữa, pháo hỏa thuật cũng vẫn có thể gây cháy và chưa thật sự an toàn? Trả lời báo chí, ông Lê Tiến Ngọc, Trưởng phòng Kinh doanh của Nhà máy Z121 vẫn cẩn trọng: Các tia lửa của pháo hỏa thuật không gây bỏng nặng cho người sử dụng nếu vô ý chạm vào. Tùy theo sản phẩm, các tia lửa phát ra có chiều cao từ 3-4cm cho đến 3-4m và xảy ra trong thời gian rất ngắn rồi trở thành muội than nên rất khó bắt lửa vào các loại vải vóc. Nên sử dụng sản phẩm ngoài trời hoặc trong phòng rộng thông thoáng, không sử dụng ở nơi có chứa chất dễ cháy nổ và tùy theo loại pháo, người sử dụng phải đứng ở khoảng cách an toàn với pháo là từ 2m trở lên.
Trong khi đó, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cũng cho rằng pháo hỏa thuật có hay không có cũng không thành vấn đề. Thậm chí có người nhận định, nới lỏng quy định với pháo hỏa thuật cũng là một phép thử về công tác quản lý.
Không đồng tình với đề xuất cho phép đốt pháp, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Việt Trường cho rằng cho đốt pháo vào thời điểm này là quá sớm. Xã hội sẽ quay lại với không khí, thói quen đốt pháo, việc này sẽ lợi bất cập hại. Trong tình hình tội phạm sử dụng vũ khí nóng, các loại chất nổ để tiến hành các hoạt động tội phạm nên phải đề phòng. Hoàn toàn không nên đặt ra vấn đề này.
Theo ANTD
Phong bì, quà biếu và trại tị nạn...
Khi được hỏi về việc cho phép bác sĩ nhận phong bì sau khi điều trị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thẳng thắn trả lời: "Tôi đâu có cho phép nhận phong bì sau điều trị".
Ngày 18/4, tại buổi làm việc thứ 4 phiên họp toàn thể thứ 5 Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, ở phần giải trình của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, có đại biểu đã đặt câu hỏi khi nghe nói Bộ trưởng cho bác sĩ nhận phong bì sau khi chữa trị "không biết nhận trước hay sau thì khác nhau chỗ nào?".
Ngay lúc đó, Bộ trưởng Tiến đã trả lời: "Tôi đâu có cho phép nhận phong bì sau điều trị".
Hy vọng Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ nhớ rằng mình từng nói "bệnh viện chẳng khác gì trại tị nạn". Ảnh TTO.
Dù trước đó, ngày 27/3, tại buổi tập huấn về kỹ năng giao tiếp, thực hiện quy tắc ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho hàng trăm lãnh đạo, điều dưỡng các bệnh viện, sở y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu từ giám đốc đến trưởng, phó khoa và nhân viên các cơ sở y tế phải ký cam kết "nói không với phong bì". Người nhà bệnh nhân cũng phải ký cam kết không đưa phong bì cho bác sĩ trước và trong khi điều trị, còn sau đó lại là vấn đề khác.
"Trong miền Nam, bệnh nhân đưa phong bì cho bác sĩ sau khi đã được điều trị khỏi và nói "nếu bác sĩ không nhận quà thì bệnh của tôi không khỏi được". Quà này là quà nghĩa tình. Quà của bệnh nhân biếu bác sĩ sau khi đã được điều trị khỏi phần nhiều thể hiện tình cảm, sự biết ơn của họ với người thầy thuốc. Vì thế, không thể cấm họ biếu hay cấm bác sĩ nhận quà sau khi đã điều trị mà chỉ cấm nhận trước và trong điều trị", đấy là lời của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến được từ Người lao động trích đăng.
Tới đây, xin được góp vài câu thể hiện quan điểm cá nhân của người viết, có thể cách giải thích của Bộ trưởng được tờ báo trên trích lại đã bị mọi người hiểu nhầm. Có lẽ, ý Bộ trưởng là phong bì đấy là quà cảm ơn, chứ không phải cái phong bì hối lộ như nội dung câu hỏi của đại biểu quốc hội trên. Quà là món quà, là tình là nghĩa, là thay lời cảm ơn....chứ hoàn toàn không phải là đồng tiền hối lộ theo cái cách mà dân ta ai cũng nhầm nhọt: đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn hoặc cái gì không mua được bằng tiền thì phải mua bằng rất nhiều tiền! Bậy quá đi mất, tình cảm của bệnh nhân đáp lại tình cảm y bác sĩ làm sao có thể tính bằng tiền được chứ? Cùng lắm thì cũng phải hiểu là đó là món quà tượng trưng, dù là tiền mặt thì cũng chỉ tượng trưng cho tình cảm mà thôi. Ai đời lại đem sức khỏe, tính mạng của mình quy ra thóc được chứ, đúng chưa nào, thưa các quý vị đa nghi khả kính?
Thêm nữa, nếu có là phong bì tiền đi nữa, thì Bộ trưởng đâu có nói là "cho phép nhận phong bì", rõ ràng Bộ trưởng chỉ nói "không cấm". Mà với tinh thần thượng tôn pháp luật thì cái gì không cấm là được phép làm, có gì sai ở đây chứ? Rõ là có nhiều kẻ độc mồm ác ý, chưa rõ đầu cua tai nheo ra sao đã om ỏm gào lên là Bộ trưởng cho phép bác sĩ nhận phong bì của bệnh nhân. Trời đất, Bộ trưởng đang bị hiểu nhầm thật rồi!
Trước đó một ngày (17/4), cũng trong phiên giải trình tại Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã so sánh tình trạng quá tải của bệnh viện với trại tị nạn.
Xin trích nguyên văn: "Vào bệnh viện Ung bướu ở TP. HCM mà thấy không khác gì trại tị nạn, đến đêm vẫn không còn một chỗ trống, người nhà bệnh nhân không còn nơi để ngủ". Thậm chí, Bộ trưởng Tiến còn lấy thêm ví dụ, nhiều bệnh nhân đi tập thể dục buổi sáng lúc 5h xong rồi đi khám bệnh mà 3h chiều mới lấy được thuốc.
Có lẽ vài hôm nữa Bộ trưởng Y tế của chúng ta sẽ không nói rằng "tôi đâu nói bệnh viện như trại tị nạn" và ai mà ngạc nhiên sửng sốt thì quả là...không hiểu lẽ đời và trọn kiếp này cũng không thể đắc nhân tâm được!
Nhưng điều này cũng khó nói, vì các đời Bộ trưởng Y tế trước đã để lại một cái "dớp" là "hứa nhật nhiều và thất hứa thì cũng thật nhiều". Khi mỗi Bộ trưởng mới lên đều cam kết trước Quốc hội và nhân dân sẽ giải quyết dứt điểm tình trạng quá tải bệnh viện, 2, 3 bệnh nhân một giường. Nhưng rồi, đã mấy đời Bộ trưởng qua, tới nay tình trạng quá tải còn nghiêm trọng hơn, khi được nằm chung trên giường đã là may mắn, giờ nhiều bệnh nhân phải nằm dưới gầm giường!
Khó thế đấy, khổ thế đấy... thưa các vị, nếu các vị cho rằng nói lời phải giữ lấy lời và phải thực hiện đúng lời hứa của mình thì xin các vị hãy tự xét lại trong cuộc đời ngắn ngủi của các quý vị đã có bao nhiêu lần hứa mà lương tâm không cắn rứt chưa? Và nếu có giỏi thì các vị đừng có mà ốm nhé, lỡ mà ốm thì đây báo trước, các bệnh viện đều quá tải, y như trại tị nạn thật đấy, có đến để được cứu hay không thì bảo?
Theo vietbao
Bộ Y tế đồng tình cho người đồng tính kết hôn Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng: "Đứng ở góc độ quyền con người thìngười đồng tính cũng có quyền sống, quyền được yêu thương và mưu cầu hạnh phúc..." nên ông ủng hộ việc cho phép kết hôn đồng tính. Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật hôn nhân và gia đìnhnăm 2000, diễn ra ngày 16/4, do Bộ...