Test nhanh âm tính, có cần cách ly nữa không?
Người có kết quả test nhanh nCoV âm tính vẫn có nguy cơ đang mang virus và gây lây nhiễm, cần cách ly đủ thời gian quy định.
Để phát hiện nCoV trong cơ thể một người, hiện nay có hai nhóm phương pháp xét nghiệm gồm trực tiếp và gián tiếp, bác sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó trưởng khoa Hồi Sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho hay.
Trong đó, xét nghiệm trực tiếp nhằm tìm kiếm thành phần của cấu tạo của virus trong cơ thể. Xét nghiệm phổ biến nhất là tìm kiếm các đoạn gene của virus bằng kỹ thuật PCR, sau đó tới xét nghiệm nuôi cấy phân lập virus.
PCR ưu điểm phát hiện người nhiễm virus ở những giai đoạn rất sớm, từ khi người bệnh chưa biểu hiện. Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo sử dụng xét nghiệm PCR để chẩn đoán một người có đang bị nhiễm bệnh hay không.
Song để thực hiện PCR, đòi hỏi phải có phòng xét nghiệm được trang bị đủ phương tiện cần thiết, nhân viên được đào tạo chuyên sâu và thường mất nhiều thời gian. Việc thực hiện xét nghiệm này cho tất cả đối tượng nghi nhiễm không dễ dàng và cần thời gian.
Trên thế giới, có nhiều hãng đang nghiên cứu, phát triển các xét nghiệm (test) nhanh tìm kiếm các cấu trúc của nCoV để rút ngắn thời gian xét nghiệm. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có test nhanh nào được công nhận và áp dụng trong chẩn đoán.
Xét nghiệm gián tiếp tìm kiếm các dấu vết của virus để lại trong cơ thể nhiễm, thường gặp nhất là test nhanh. Với Covid-19, test nhanh tìm kháng thể sinh ra khi bị nhiễm nCoV. Đây cũng là xét nghiệm Hà Nội đang thực hiện từ cuối tháng 7, sàng lọc người từ Đà Nẵng về.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nhiều người hiểu nhầm về giá trị của xét nghiệm này, dẫn tới đi xét nghiệm ồ ạt và có tâm lý chủ quan khi âm tính, có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Nhân viên y tế phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội lấy mẫu máu test nhanh cho người về từ Đà Nẵng, ngày 30/7. Ảnh: Tất Định.
Test nhanh giúp tìm kháng thể trong quần thể dân số nguy cơ, xác định tỷ lệ người từng nhiễm virus này, đánh giá quy mô dịch bệnh trong cộng đồng. Từ đây, nhà hoạch định chính sách có các biện pháp tổ chức chống dịch phù hợp.
Song không phải ai nhiễm nCoV cũng sinh ra kháng thể. Kháng thể cũng không được tạo ra ngay sau khi nhiễm nCoV. Nhiều nghiên cứu về Covid-19 cho thấy chỉ 23% người nhiễm nCoV có kháng thể sau một tuần, 58% sau hai tuần mới có kháng thể, 75% người nhiễm sau ba tuần mới có kháng thể.
Bên cạnh đó, test nhanh chỉ ra một người từng nhiễm nCoV, không khẳng định người đó đang bị bệnh, có khả năng lây bệnh hay không. Ngược lại, test nhanh âm tính không có nghĩa là người đó không bị nhiễm và không lây cho người khác, do bệnh ở giai đoạn đầu chưa buộc cơ thể sinh kháng thể.
Người dân từ vùng dịch về không nên chủ quan khi có kết quả test nhanh âm tính, vẫn có thể là người đang nhiễm bệnh và lây cho cộng đồng, cần tiếp tục tuân thủ cách ly theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Những người mắc COVID-19 sẽ lây nhiễm mạnh nhất vào thời điểm nào, và trong bao lâu?
Liệu những người nhiễm COVID-19 có thể lây cho người khác ngay cả khi họ chưa thể hiện triệu chứng? Và đến lúc nào thì nguy cơ lây nhiễm đó sẽ giảm đi?
Các nhà nghiên cứu ở Anh và Ý thấy rằng, bệnh nhân COVID-19 "có khả năng lây nhiễm cho người khác mạnh nhất trong 5 ngày đầu tiên nhiễm bệnh". Thế rồi, họ không còn là nguy cơ lớn sau ngày thứ 9.
Nghiên cứu mới này cho thấy, mặc dù virus vẫn có thể tồn tại, sinh sôi trong cơ thể người bệnh, nhưng thường thì nó không còn ở đường hô hấp trong vòng một tuần kể từ khi bắt đầu có triệu chứng.
SARS-CoV-2 thường không còn ở đường hô hấp trong vòng một tuần kể từ khi bệnh nhân có triệu chứng.
Antonio Ho, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cùng các đồng nghiệp ở Đại học Glasgow (Scotland) đã phân tích 79 nghiên cứu khác nhau có liên quan đến COVID-19 để đưa ra kết luận này. Họ thấy rằng, thời gian tìm thấy RNA của virus (axit ribonucleic, một loại axit nucleic có trong tất cả các tế bào sống) không thể được dùng để xác định rằng một người có khả năng lây cho người khác trong bao nhiêu lâu.
Trong số những nghiên cứu được phân tích, thì không nghiên cứu nào phân lập được virus sống sau 9 ngày. Các nhà khoa học cho rằng, điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xác định các ca nhiễm càng sớm càng tốt. Đồng thời, người bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh cũng phải cách ly thật sớm, cùng lắm là ngay khi bắt đầu có triệu chứng, dù triệu chứng nhẹ đi nữa.
Việc xác định các ca nghi nhiễm và cách ly họ thật sớm là điều rất quan trọng.
Các nhà khoa học của Chính phủ Anh thấy rằng, ở thời điểm 7-9 ngày kể từ khi bị bệnh, bệnh nhân vẫn có khả năng lây cho người khác, nhưng thấp.
Đội ngũ nghiên cứu viết: "Nhiều nghiên cứu cho thấy mức virus lên đến đỉnh điểm trong giai đoạn tiền triệu chứng hoặc thời điểm khởi phát triệu chứng, khiến virus dễ lây lan".
Chính phủ Anh vừa yêu cầu những người có triệu chứng của COVID-19 phải cách ly 10 ngày thay vì 7 ngày như trước. Ảnh: REUTERS/Phil Noble.
Nghiên cứu này được đưa ra ngay khi Chính phủ Anh vừa tuyên bố rằng những người có triệu chứng của COVID-19 thì phải cách ly 10 ngày, tức là tăng thêm 3 ngày so với quy định trước đây (7 ngày). Ở nước ta, ngay từ thời điểm đầu dịch, những người nghi nhiễm đã phải cách ly ít nhất 14 ngày để chắc chắn không lây ra cộng đồng, đây rõ ràng là quyết định rất đúng đắn của Chính phủ.
Cận cảnh xe cấp cứu áp lực âm đầu tiên tại Việt Nam phục vụ chống Covid-19 Đây là chiếc xe cứu thương áp lực âm đầu tiên tại Việt Nam với giá trị 100.000 USD, chuyên dùng để phục vụ vận chuyển các bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Covid-19. Cận cảnh xe cấp cứu áp lực âm đầu tiên tại Việt Nam phục vụ chống Covid-19 Sáng 9/7, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương...