Test nhanh 2 vạch càng đậm chứng tỏ bệnh càng nặng?
“ Test nhanh lên 2 vạch càng đậm có chứng tỏ bệnh càng nặng?”, đây là băn khoăn chung của nhiều người dân, đặc biệt trong thời gian Covid-19 “bùng nổ” vừa qua.
Các loại test nhanh được sử dụng phổ biến hiện nay hầu như đều có chung phương pháp đọc kết quả. Thông thường thời gian đọc kết quả từ 15 – 30 phút. Không được đọc kết quả trước hoặc sau thời gian quy định của hướng dẫn sinh phẩm.
- Kết quả Âm tính: Chỉ xuất hiện vạch chứng C (vạch đỏ).
- Kết quả Dương tính: Xuất hiện cả vạch chứng C và vạch kết quả T.
- Kết quả không có giá trị: Cả vạch chứng C và vạch kết quả T không xuất hiện hoặc chỉ xuất hiện vạch kết quả T.
Trong trường hợp vạch chứng C không xuất hiện có thể do thiếu mẫu hoặc khay thử bị hỏng. Trong trường hợp này phải thực hiện lại hoặc liên hệ với cơ quan y tế để được tư vấn hỗ trợ.
Về vấn đề được đặt ra ở đầu bài, theo BS Trương Hữu Khanh, Cố vấn Khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM), vạch T đậm hay mờ không có giá trị tiên lượng hay thể hiện mức độ bệnh nặng hay nhẹ.
Video đang HOT
Trong trường hợp người dân test nhanh thấy vạch T hiện lên nhanh và đậm thì có khả năng mẫu bệnh phẩm đó có tải lượng virus cao. Ngược lại nếu vạch T hiện lên mờ, mẫu bệnh phẩm khả năng có tải lượng virus thấp.
“Những người có tải lượng virus cao sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao hơn”, BS Khanh cho hay.
Theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp thuộc Trung tâm nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc Phòng, để biết được chính xác nồng độ virus, người bệnh phải làm xét nghiệm RT-PCR. Chỉ số CT cao, tương đương tải lượng virus thấp. Nếu chỉ số CT giảm, tải lượng virus tăng lên, nhưng không có nghĩa bệnh đang diễn biến nặng lên.
BS Hoàng lý giải, việc virus nhân lên là diễn biến bình thường của bệnh trong đa số các trường hợp, thường sau 5-7 ngày thì lại giảm.
Một tình trạng khá phổ biến hiện nay là nhiều F0 lạm dụng test nhanh không đúng thời điểm, chỉ mong sớm âm tính. Thậm chí có những người dù chưa mắc bệnh, nhưng cũng mua các bộ kit test để dự phòng.
Theo BS Hoàng, nếu có các dấu hiệu như cảm cúm trong giai đoạn này, thì nhiều khả năng bạn đã nhiễm SARS-CoV-2, cần lập tức tự cách ly ngay, nhưng chưa nên test nhanh vội, vì có thể thời điểm này dù trong cơ thể có virus SARS-CoV-2 nhưng kết quả xét nghiệm chưa lên “2 vạch”. Ta gọi ngày này là ngày D.
Theo BS Hoàng, một ngày sau khi có các dấu hiệu cảm cúm (D 1), nếu test 2 vạch, chứng tỏ đã nhiễm SARS-CoV-2. Đối chiếu với bảng để tự đánh giá mình đang ở ngày thứ bao nhiêu.
Nếu test một vạch, người bệnh chớ vội mừng, ngày hôm sau (D 2) nên test thêm lần nữa. Nếu ngày (D 2) test âm tính, bạn đợi thêm 2 ngày (D 4) rồi tiếp tục test. Nếu vẫn âm tính thì có thể tạm yên tâm.
Bảng theo dõi diễn biến bệnh Covid-19 và tải lượng virus SARS-CoV-2 (Ảnh: Medicon).
“Nếu đã có kết quả dương tính ngay từ ngày (D 1), bạn ước tính ngày P5 của mình theo hướng dẫn trong hình. Đến ngày P5, chưa cần test vội. Ngày (P5 1), bạn test. Nếu âm tính chúc mừng bạn. Nếu vẫn còn vạch T mờ, bạn cứ bình tĩnh, 2-3 ngày sau test lại lần nữa. Sau khi test lại mà vẫn còn vạch T mờ, bạn cứ yên tâm ăn ngon ngủ kỹ, vì đến ngày đấy nguy cơ lây cho người khác rất thấp”, BS Hoàng phân tích
Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, nếu đã tiêm đủ vaccine, không phải nhập viện thì sau 10 ngày (14 ngày nếu chưa tiêm đủ vaccine), bất kể còn vạch mờ hay không, người bệnh không cần phải cách ly nữa.
Doanh nghiệp tặng 20.000 test nhanh Covid-19 và 20 máy thở cho Bệnh viện Đại học Y
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa tiếp nhận 20.000 test nhanh Covid-19 và 20 máy thở HFNC do Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Kỹ thuật TNT (Công ty TNT Medical) tặng.
Bà Lê Thị Bích Thủy, Tổng Giám đốc Công ty TNT Medical (thứ 3 từ trái sang) trao tặng trang thiết bị y tế cho PGS.-TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện ĐH Y Hà Nội (thứ 4 từ trái sang).
20.000 test nhanh Covid-19 do doanh nghiệp tài trợ có ý nghĩa với công tác chống dịch của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội lúc này.
Theo Công ty TNT Medical, test nhanh Covid-19 Labnovation đạt tiêu chuẩn CE của châu Âu, được Bộ Y tế cấp phép sử dụng. Đây cũng là test nhanh có độ nhạy và đặc hiệu cao, nhiều bệnh viện lớn trên cả nước đang sử dụng, vì chất lượng tốt, đạt hiệu quả trong xét nghiệm Covid-19. Hiện, test nhanh Labnovation được doanh nghiệp cung cấp tới các bệnh viện với giá thấp hơn so với mặt bằng thị trường.
Tiếp nhận test nhanh Covid-19 Labnovation, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu bày tỏ niềm vui và trân trọng đối với phía nhà tài trợ - Công ty TNT Medical, trong bối cảnh Hà Nội đang gồng mình phòng, chống dịch. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng như nhiều cơ sở y tế khác hiện rất cần lượng test nhanh Covid-19 để phục vụ khám sàng lọc, từ đó điều trị bệnh nhân một cách hiệu quả hơn, góp phần khống chế dịch đang căng thẳng ở Hà Nội.
"Hoạt động hỗ trợ máy thở và test nhanh cho Bệnh viện Đại học Y của Công ty TNT Medical thể hiện uy tín và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Công ty cũng đã nhiều lần hỗ trợ, tài trợ vật tư y tế cho các hoạt động khám chữa bệnh và chống dịch Covid-19 ở nhiều nơi. Chúng tôi trân trọng và đánh giá cao tình cảm đó của Công ty TNT Medical", PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nói.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu cho biết, trang thiết bị được tặng lần này có ý nghĩa trong khám sàng lọc, điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Hà Nội.
Với 20 máy thở HFNC, PGS.TS Hiếu cho biết, thời gian qua và kể cả hiện nay, nhiều bệnh viện đang gặp khó khăn trong mua sắm trang thiết bị y tế, thì số máy thở mà Công ty TNT Medical tài trợ này có ý nghĩa và quý giá.
Máy thở HFNC là thiết bị cung cấp khí thở lưu lượng cao, đã được làm ấm, ẩm và trộn ôxy qua dụng cụ canuyn mũi chuyên dụng, sử dụng điều trị bệnh nhân bị suy hô hấp, giảm ôxy hóa máu - một trong những biểu hiện nặng của bệnh nhân Covid-19. Khi dịch bùng phát rộng, bệnh nhân Covid-19 bị nặng, một máy thở HFNC có thể cứu sống nhiều người.
Phát biểu tại lễ trao tặng test nhanh Covid-19 và máy thở HFNC, Tổng Giám đốc Công ty TNT Medical Lê Thị Bích Thủy cho biết: "Chúng tôi rất vui được đóng góp một phần nhỏ trang thiết bị y tế để hỗ trợ bệnh viện lớn tại Hà Nội, mà đầu tiên là Bệnh viện Đại học Y phòng chống dịch Covid-19 đang ngày càng diễn biến căng thẳng. Có thêm trang thiết bị y tế, test nhanh..., chắc chắn các bác sĩ sẽ có thêm điều kiện tốt, đầy đủ hơn để sàng lọc, điều trị bệnh nhân nặng một cách hiệu quả, góp phần sớm đẩy lùi dịch bệnh, mang lại cuộc sống bình an cho nhân dân...".
Cũng theo bà Lê Thị Bích Thủy, Công ty TNT Medical cam kết đồng hành với ngành y, đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Theo kế hoạch, trong những ngày tới, TNT Medical sẽ tiếp tục trao tặng số lượng lớn các thiết bị và vật tư y tế cho các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội, phục vụ công tác chống dịch.
Thanh Hóa: Công nhân không nhất thiết phải test nhanh COVID-19 tại trạm y tế Ngày 24/2, ông Trịnh Hữu Hùng, Giám đốc Y tế tỉnh Thanh Hóa cho biết: Công nhân công ty Trách nhiệm hữu hạn Giầy Annora không nhất thiết phải đến tận trạm y tế để test nhanh SARS-CoV-2. Công nhân lấy mẫu xét nghiệm tại Trạm y tế phường Bình Minh, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa). Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN Họ có thể...