Tesla và tỉ phú Elon Musk đối mặt hàng chục đơn kiện và điều tra
Theo báo cáo thường niên mới nhất, Tesla thường xuyên phải xử lý các yêu cầu thông tin và giấy mời hầu tòa từ giới chức và cơ quan chính phủ liên bang, tiểu bang lẫn quốc tế.
CEO Tesla Elon Musk – Ảnh: Reuters
Theo CNBC, chi phí tự vệ và hòa giải ngày càng trở thành gánh nặng với Tesla ở thời điểm mà hãng sản xuất ô tô điện đã cắt giảm số nhân viên, đóng bớt cửa hàng và trì hoãn trả nợ. Tesla phải chi bộn tiền để cải thiện dịch vụ, thiết lập dây chuyền sản xuất mẫu Model Y và xây dựng nhà máy Shanghai Gigafactory ở Trung Quốc.
Một trong các vấn đề pháp lý gần nhất của Tesla là việc Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) đệ trình đơn kiện cho rằng ông Musk không tôn trọng quyết định tòa án. Giới quản lý cho rằng tỉ phú Mỹ vi phạm thỏa thuận mà SEC có với ông và Tesla hồi tháng 10.2018, yêu cầu giám đốc điều hành hãng công nghệ phải gửi nội dung đăng tải trên Twitter đến nhóm tư vấn nội bộ của doanh nghiệp nếu nội dung có chứa thông tin kinh doanh, có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu hãng.
Không những thế, Cơ quan An toàn giao thông cao tốc quốc gia Mỹ (NHTSA) và Cơ quan An toàn vận tải quốc gia Mỹ ( NTSB) thường xuyên điều tra về các vụ tai nạn liên quan đến xe Tesla và tính năng tự lái Autopilot. Hai cơ quan khởi động điều tra mới vào tháng 3.2019, sau khi tai nạn chết người có liên quan đến Tesla Model 3 xảy ra ở Florida. Bộ Tư pháp Mỹ cho hay cựu nhân viên Tesla là Salil Parulekar bị cáo buộc biển thủ 9,3 triệu USD từ Tesla bằng nhiều thanh toán chuyển từ nhà cung ứng này sang nhà cung ứng khác.
Video đang HOT
Tesla cũng bị nhân viên cũ kiện. Marcus Vaughn đang theo đuổi đơn kiện tập thể chống lại Tesla ở bang California, cáo buộc hãng phớt lờ nhận báo cáo về tình hình phân biệt chủng tộc tràn lan tại doanh nghiệp. Ngoài ra, hãng SolarCity do Tesla sở hữu cũng bị SEC điều tra nhiều lần từ năm 2012, theo Probes Reporter.
Phân tích của hãng nghiên cứu pháp lý Plainsite cho thấy ít nhất 38 đơn kiện chứng khoán chống Tesla, Elon Musk hoặc cả hai đã được nộp từ năm 2010, năm doanh nghiệp lên sàn chứng khoán. Chuyên gia Aaron Greenspan, nhà sáng lập Plainsite, so sánh rắc rối của Tesla với tình hình Ford Motor từ năm 1996. Ông cho hay Ford chỉ vướng có một đơn kiện chứng khoán từ năm 2016, và bốn đơn kiện chứng khoán từ năm 1996.
Ngoài đơn kiện chứng khoán, Tesla còn vướng 43 trường hợp phản ánh, kiện tụng về quyền nhân viên, 14 vụ trộm cắp tiền gửi, và 20 vụ không thanh toán cho các nhà cung ứng và chính phủ từ năm 2010. Hãng cũng vướng các đơn kiện liên quan đến công nghệ như Bluetooth không hoạt động, Autopilot khiến xe đi sai làn.
Theo Thanh Niên
Đằng sau phát ngôn 'ngông cuồng' của tỷ phú Elon Musk
Tỷ phú Musk khẳng định Tesla Motors được sáng lập để thúc đẩy phát triển những loại hình phương tiện giao thông bền vững.
Ngày 31/1, ngay trong ngày cơ quan công tố Mỹ cáo buộc một công dân Trung Quốc đánh cắp các bí mật công nghệ từ dự án xe tự lái của Apple, tỷ phú công nghệ Mỹ Elon Musk lập tức đăng lại bài viết trên blog từ cách đây vài năm, trong đó tuyên bố hãng chế tạo xe điện Tesla do ông sáng lập sẵn sàng công bố tất cả các bằng sáng chế vì mục tiêu chống biến đổi khí hậu.
Trong bài đăng trên blog này, vị tỷ phú "màu quá mè" của Tesla khẳng định công ty sẽ không kiện bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào có ý định sao chép các sáng chế với ý định tốt đẹp.
Quyết định của doanh nhân đi đầu trong lĩnh vực công nghệ Mỹ được đánh giá là "hiếm có" bởi lĩnh vực này rất coi trọng bản quyền sáng chế. Mỗi một ý tưởng sáng tạo dù là nhỏ nhất đều được bảo vệ nghiêm ngặt vì đó chính là nguồn tạo thu nhập chủ yếu của các công ty.
Tỷ phú Musk khẳng định Tesla Motors được sáng lập để thúc đẩy phát triển những loại hình phương tiện giao thông bền vững.
Nếu công ty đã mở đường cho ngành công nghiệp chế tạo xe điện nhưng lại kiên quyết bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để ngăn chặn các đối thủ phát triển thì đó sẽ là cách làm đi ngược lại với mục tiêu đề ra.
Trên thực tế, nhà sáng lập Tesla Motors dần cảm thấy "dị ứng" với các loại bản quyền sáng chế mà ông cho là những quy trình ngặt nghèo chỉ làm giàu cho các tập đoàn lớn và các luật sư thay vì làm giàu cho các nhà đầu tư.
Tỷ phú Elon Musk phát biểu trong một sự kiện ở Adelaide, Australia ngày 29/9/2017. Ảnh: AFP/TTXVN
Tỷ phú Musk còn thẳng thắn thừa nhận đã có lúc bị thúc ép phải nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho Tesla để ngăn chặn các công ty lớn sao chép công nghệ, sử dụng thế mạnh quảng cáo và bán hàng để chiếm lĩnh thị trường trước khi dần nhận ra không thể tiếp tục sai lầm hơn nữa.
Theo ông, thực tế đã chứng minh điều không mấy "may mắn" là các loại xe điện hoặc xe sử dụng nhiên liệu sạch vẫn chưa thực sự khẳng định được vị trí nếu không nói là như chưa từng tồn tại.
Cuộc chiến giảm khí thải carbon nhờ các loại xe điện sẽ không thể thành công nếu chỉ có Tesla nên việc có các công ty khác cùng tham gia sẽ mang lại lợi ích cho toàn thế giới.
Kết thúc bài viết, vị tỷ phú luôn được biết đến với những phát ngôn và cách làm việc khác thường nhưng không thiếu những thành quả phi thường này khẳng định không chỉ các bằng sáng chế là yếu tố khẳng định vị trí tiên phong của lĩnh vực công nghệ mà còn cả khả năng thu hút và khơi nguồn cảm hứng sáng tạo của những kỹ sư tài năng nhất trên thế giới.
Cho rằng bằng sáng chế chỉ là một phương pháp bảo vệ rất nhỏ, thực chất chỉ nhằm vào một đối thủ đã xác định, tỷ phú công nghệ Mỹ ủng hộ triết lý cởi mở hơn về vấn đề sáng chế./.
Theo TTXVN
Elon Musk bị nhà đầu tư Tesla kiện vì phát ngôn thiếu kiểm soát trên Twitter Một nhóm nhà đầu tư của Tesla cho rằng những dòng trạng thái của Elon Musk có thể gây hại cho các cổ đông của Tesla và thậm chí còn khiến Tesla vướng vào vòng lao lý. Mới đây, một nhóm nhà đầu tư Tesla đã đâm đơn kiện CEO Elon Musk vì những hành vi thất thường trên Twitter. Họ cho rằng...