Tesla – hãng ôtô không tốn một xu quảng cáo
Tesla có thể phải làm một việc chưa từng có, là trả tiền quảng cáo “ít nhất 50 USD mỗi xe sản xuất” theo đề xuất của một cổ đông.
Thực tế, hãng ôtô điện của Mỹ chưa từng tốn tiền cho marketing. Và đến nay, mọi thứ vẫn rất tốt. Hiện giá trị của Tesla cao hơn những thương hiệu ôtô lâu năm khác như Ford, General Motors (GM), Fiat-Chrysler (FCA) và Daimler. Nhưng một trong số các cổ đông muốn thay đổi chiến lược của hãng: trả tiền quảng cáo.
Môt cửa hàng trưng bày của Tesla tại Berlin, Đức. Ảnh: Reuters
Các cổ đông sẽ bỏ phiếu trong tháng 7, theo đề xuất của một nhà đầu tư cá nhân, James Danforth, người giữ 850 cổ phiếu của Tesla. Danforth đang giục Tesla chi “ít nhất 50 USD trên mỗi xe được sản xuất” cho việc quảng cáo “nhằm tăng sự nhận biết và sự quan tâm tới sản phẩm cũng như thương hiệu”.
Video đang HOT
Danforth nêu trong bài phát biểu, rằng “quảng cáo đã trở nên cần thiết vào thời điểm Tesla thông báo trong quý I/2019, rằng họ có thể đóng cửa các cửa hàng bán lẻ và bắt đầu tập trung vào việc bán hàng online”. Hiện Tesla vẫn còn một số cửa hàng như trên, nhưng đã giảm số lượng đáng kể.
Danforth cũng cho rằng nỗ lực marketing có thể “giúp giảm bớt FUD (sự sợ hãi, bất trắc, nghi ngờ), cũng như giảm tác dụng các chiến dịch có thông tin sai lệch từ các đối thủ và những người ác ý trên khắp thế giới”.
Nhưng ban giám đốc của Tesla không đồng ý. Những người đứng đầu hãng xe điện đang thúc giục các cổ đông bỏ phiếu chống lại đề xuất, nói rằng “ý kiến này dựa trên sự hiểu lầm hiển nhiên về hoạt động bán lẻ của Tesla”, và rằng Tesla sẽ tiếp tục thu về các phần thưởng cũng như sự công nhận mà không cần tới quảng cáo.
Trước đây, Elon Musk, ông chủ của Tesla, từng nói rằng hãng không cần quảng cáo vì không giống phần lớn các hãng xe khác, nhu cầu đối với xe Tesla vượt quá khả năng sản xuất.
“Chúng tôi không có kế hoạch quảng bá lúc này”, Musk phát biểu hồi tháng 10/2019. “Lúc nào đó trong tương lai, chúng tôi có thể làm quảng cáo, không phải theo cách truyền thống, mà chỉ để thông tin đến với mọi người và đảm bảo rằng họ biết tới sản phẩm, chứ không phải dấn thân vào các chiêu thức tầm thường trong lĩnh vực quảng cáo”, tỷ phú Mỹ nói.
Tesla Model 3 mua được một tháng đã rụng tay lái
Một chiếc Tesla Model 3 đã gặp sự cố hy hữu khi phần vô-lăng bị rơi khỏi cột tay lái, chủ nhân chiếc xe điện cho biết chỉ mới mua xe được một tháng và rất ít sử dụng.
Tesla từng vướng vào nhiều lùm xùm không hay liên quan đến chất lượng sản xuất, chẳng hạn như dây chuyền lắp ráp mẫu Model 3 tại California, Mỹ đã phải dừng hoạt động để sửa lỗi vào năm 2018. Còn vụ việc mới nhất diễn ra tại Anh Quốc khi một chiếc Tesla Model 3 bị "rụng" vô-lăng khỏi cột tay lái.
Theo như hình ảnh và thông tin được tài khoản Twitter tên Jason Tuatara đăng tải, chiếc Tesla Model 3 mới lăn bánh được hơn một tháng đã gặp sự cố hy hữu.
Theo tờ New York Post, chiếc xe này từ khi chủ xe mua vào tháng 3/2020 cũng không được sử dụng nhiều bởi các quy định giãn cách xã hội liên quan đến dịch Covid-19.
Bài đăng trên Twitter của tài khoản Jason Tuatara với các hình ảnh tay lái bị rụng và chiếc Tesla Model 3 được xe cứu hộ đưa đi sửa chữa. Ảnh: Chụp màn hình.
Tuatara chia sẻ bên dưới bài đăng rằng vụ việc xảy ra sau khi anh và người thân vừa di chuyển xong quãng đường 20 dặm, tương đương 32 km. May mắt rằng v6-lăng không hư hỏng lúc xe đang chạy. Anh đã hết sức bất ngờ khi chiếc vô-lăng chỉ còn dính với cột tay lái thông qua dây điện.
Sau khi nhận được thông báo về hư hỏng này, Tesla đã đến nơi để đưa chiếc Model 3 đi sửa chữa, đồng thời mang cho chủ xe mượn một chiếc Jaguar để tạm sử dụng. Đại diện hãng xe điện cho biết chưa từng ghi nhận bất kỳ trường hợp tương tự trước đây.
Chiếc Tesla Model 3 mất một ngày để khắc phục hư hỏng vô-lăng. Ảnh: Jason Tuatara.
Tuatara chia sẻ thêm: "Tesla xác nhận rằng vô-lăng không được cố định bằng bu-lông và họ đang xem xét những gì đã xảy ra trong quá trình sản xuất. Cơ quan Kiểm soát chất lượng phương tiện và tài xế tại Anh (Driver and Vehicle Standards Agency) đang tiến hành điều tra vụ việc".
Tesla áp dụng dịch vụ sửa chữa lưu động "không tiếp xúc" nhằm hạn chế lây lan Covid-19 Tại Mỹ, hãng xe điện Tesla thực hiện dịch vụ "không chạm - No touch service" đối với những xe gặp sự cố mà không cần sự có mặt của tài xế Dịch vụ "không chạm" - No touch service - NTS là một trải nghiệm mới nhằm giảm thiểu sự tiếp xúc giữa thợ sửa chữa và chủ nhân chiếc xe, ngăn...