Tesla “gây khó dễ” cho các chủ xe dùng phần mềm không chính hãng
Thương hiệu xe chạy điện số 1 thế giới đang cố gắng chấm dứt việc khách hàng ham rẻ, sử dụng dịch vụ nâng cấp hiệu suất xe từ bên thứ ba, thay vì mua các tính năng do chính hãng cung cấp.
Tesla đã cung cấp phần mềm “Acceleration Boost” dành cho xe Model 3 phiên bản hai mô-tơ điện từ năm 2019. Với giá 2.000 USD, phần mềm này giúp nâng công suất xe lên thêm 50 mã lực và rút ngắn thời gian tăng tốc 0-100 km/h chỉ còn 3,9 giây.
Mức giá 2.000 USD không hề rẻ nên đã khiến nhiều chủ xe tìm đến bên cung cấp dịch vụ thứ ba chuyên hack phần mềm.
Ví dụ, phần mềm Boost50 do công ty Ingenext ở Canada sản xuất giúp cải thiện thời gian tăng tốc 0-100 km/h từ 4,4 giây xuống còn 3,8 giây. Boost50 cũng bao gồm một số tính năng khác như drift – một chế độ lái đặc biệt, tắt kiểm soát độ bám đường nhưng vẫn duy trì chống bó cứng phanh (ABS) và trợ lực lái. Boost50 có giá chỉ 1.433 USD. Do đó, thật dễ hiểu vì sao nó hấp dẫn nhiều chủ xe Tesla.
Tuy nhiên, nâng cấp phần mềm mới nhất cho mẫu Tesla Model 3 đã khiến một số chủ xe dùng mô-đun nâng cấp hiệu suất Boost50 nhận được cảnh báo “phát hiện việc nâng cấp xe không tương thích”, cùng với nguy cơ hỏng động cơ hoặc xe tự tắt máy.
Video đang HOT
Theo trang Electrek, sau khi cập nhật bản Tesla 2020.32 cho xe, những người đã mua Boost50 cho biết Tesla đang cản trở tính năng của Ingenext. Tuy nhiên, việc hạn chế hiệu quả Ingenext dường như không ảnh hưởng tới việc lái xe.
Có khả năng với mỗi bản cập nhật phần mềm, Tesla sẽ cố gắng vá lỗi hack và vô hiệu hóa các tính năng của bên thứ 3, nhằm khuyến khích các chủ xe sử dụng các sản phẩm chính hãng.
Trên thực tế, Ingenext có một trang dành riêng cho khách hàng tìm hiểu liệu việc sử dụng Boost50 có an toàn hay không trên các bản cập nhật Tesla khác nhau. Trang này hiện khuyến cáo khách hàng nên đợi xác nhận rằng bản cập nhật 2020.32 là an toàn trước khi cài đặt.
Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, trước khi các kỹ thuật viên của Ingenext tìm ra cách chống lại bản cập nhật của Tesla bằng bản vá của riêng họ.
Nâng cao hiệu suất không phải là dịch vụ duy nhất mà Tesla đang cung cấp dưới dạng tùy chọn trả phí. Hãng còn cung cấp gói Tự lái hoàn toàn (FSD) giá 8.000 USD, tăng 14% so với mức giá ban đầu. CEO Elon Musk dự đoán rằng, mức giá cho gói tính năng này sẽ còn tiếp tục tăng trong bối cảnh phần mềm đang tiến gần hơn tới khả năng tự lái hoàn toàn.
Tesla cũng không phải là nhà sản xuất ô tô duy nhất chú ý tới các tính năng bổ sung trên xe dưới dạng dịch vụ phần mềm mà khách hàng có thể trả tiền để kích hoạt. Mới đây, hãng xe Đức BMW đã công bố một chương trình cung cấp tương tự, với các tùy chọn như kiểm soát hành trình, đèn chiếu sáng cao tự động và thậm chí cả ghế sưởi được trả phí như các tính năng riêng biệt.
Chương trình của BMW dựa trên đăng ký: Khách hàng sẽ trả tiền cho một đăng ký trên các tùy chọn khác nhau. Ví dụ, ô tô của họ có thể được trang bị ghế sưởi chỉ khi cần thiết trong những tháng mùa đông. Tương tự, mới đây CEO Tesla xác nhận rằng phần mềm tự lái Autopilot sẽ được cung cấp dưới dạng đăng ký.
Khái niệm “chiếc xe như một nền tảng” đã nhận được những phản hồi trái chiều từ khách hàng. Trong khi nhiều khách hàng hào hứng với những phần mềm cập nhật liên tục giúp cải thiện hiệu suất và các tính năng của xe, có không ít khách hàng phàn nàn rằng họ phải trả tiền cho những dịch vụ cơ bản mà lẽ ra chúng nên được kích hoạt mặc định.
Ví dụ, năm ngoái, BMW đã bắt đầu tính phí nếu khách hàng muốn sử dụng kết nối Apple CarPlay. Sau 12 tháng miễn phí, hãng giới thiệu gói đăng ký 100 USD/năm cho phép khách hàng đồng bộ hóa iPhone với CarPlay. Tuy nhiên, chương trình này đã nhanh chóng phải hủy bỏ trước sự phản đối dữ dội từ phía khách hàng.
Có thể thấy, luôn tồn tại một ranh giới giữa việc cung cấp các dịch vụ sáng tạo nên phải trả tiền với việc khiến các khách hàng trung thành trở nên thất vọng. Trong trò chơi trốn tìm giữa Tesla và Ingenext, hiện vẫn chưa thể phân định bên nào sẽ thắng cuộc.
Cản hậu Model 3 vừa mua đã 'cuốn theo chiều gió', Tesla từ chối bảo hành
Kể từ khi chiếc xe phổ thông đầu tiên xuất xưởng, Tesla đã phải chịu không ít chỉ trích vì chất lượng chế tạo không đồng nhất dẫn đến nhiều xe lỗi, hỏng dù vừa mới chỉ bàn giao.
Lấy ví dụ như một chiếc Model 3 hoàn toàn mới vừa được Logan Jamal nhận bàn giao cách đây không lâu nay. Chiếc xe của anh đang trở thành tâm điểm tranh cãi giữa "fan" và "antifan" Tesla. Đoạn video trích từ camera hành trình của Logan Jamal ghi lại cảnh xe đang đi trong mưa nặng hạt thì bất ngờ một tiếng động lớn vang lên phía sau.
Giật mình quay lại, Logan nhận ra toàn bộ cản sau xe đã "không cánh mà bay" dù xe không gặp va chạm đáng kể nào. Tốc độ chiếc sedan thuần điện di chuyển khi đó được chủ nhân ước tính chỉ rơi vào khoảng dưới 25 km/h, đồng thời ổ gà anh gặp trên đường cũng khá nông (tất cả đều được ghi lại trên camera hành trình), xe cũng thuộc diện mới toanh nên việc bung cả cản sau là rất khó tin.
Oái oăm hơn, khi liên hệ với Tesla và cung cấp video bằng chứng, Logan nhận được câu trả lời là cản sau bung là do thiên tai, gián tiếp cáo buộc lại chính chủ xe là người cố tình đem xe vận hành khi thời tiết không thuận lợi. Cuối cùng, hãng từ chối bảo hành.
Ngay khi sự việc được đăng tải lên mạng, tranh cãi giữa 2 phía theo Tesla và chỉ trích thương hiệu này đã nổ ra với phần đông đứng về phía chủ xe. Điều kiện vận hành của chiếc Model 3 khi đó không hề quá khó nên tình trạng bung hẳn cản sau là vô cùng bất thường, chưa kể hàng loạt chủ xe khác cũng lên tiếng xác nhận rằng chiếc Tesla của mình (không giới hạn ở Model 3) cũng gặp lỗi tương tự và cung cấp ảnh dẫn chứng trên tweet của khổ chủ.
Nguyên nhân sau khi họ tìm hiểu được về việc xe dễ bung cản sau là do một phần cản sau làm từ chất liệu tổng hợp có thể bị ăn mòn rất nhanh và khiến cát, bụi tích tụ vào phía trong, chỉ cần lực tác động đủ lớn là bung ra ngay (do trọng lượng lớn hơn khiến các mối nối quá tải). Dù vậy, khi đem xe đi bảo hành, họ phần lớn đều bị Tesla làm ngơ vì cho rằng đây là kết quả do lỗi thao tác người lái.
Tuy nhiên, trong trường hợp này với video bằng chứng rõ ràng và hiệu ứng cộng đồng, Tesla đã phải xuống nước đồng ý nhận bảo hành cho Logan gần một tuần sau khi sự việc xảy ra.
Người đàn ông mua 28 chiếc xe Tesla trên mạng trong suốt 2 giờ đồng hồ và sự thật 'gây cười' đằng sau Lỗi trên website đã khiến một khách hàng của Tesla nhấn xác nhận đơn hàng liên tục và đặt tới 28 chiếc xe Model 3. Một lỗi trên website của Tesla mới đây đã khiến một người đàn ông vô tình đặt tới 28 chiếc xe trên mạng. Khách hàng ở Thượng Hải đang kiểm tra một chiếc xe Tesla Model 3 hồi...