Tesla Cybertruck nhận hơn 535.000 đơn đặt hàng và hơn 50 triệu đô
Tesla Cybertruck nhận được hơn 146.000 đơn đặt hàng trong vòng 24h kể từ khi ra mắt. Con số hơn nửa triệu người có ý định sở hữu chiếc xe được tiết lộ vào tháng 11 năm ngoái và giờ đây nó đã trở thành hiện thực với hơn 535.000 đơn đặt hàng.
Theo Elon Musk – ông chủ Tesla, công ty đã nhận được hơn 535.000 đơn đặt trước cho mẫu Tesla Cybertruck tính đến ngày 18/2.
Với mức đặt cọc 100$ cho một chiếc, Tesla đã thu về hơn 53.500.000$ cho tổng số đơn đặt hàng. Mặc dù khoản đặt cọc này có thể phải hoàn trả cho những khách hàng muốn rút lại đơn đặt cọc thì nó vẫn thực sự là một điều đáng tự hào đối với Tesla.
Tuy nhiên, nếu khách hàng có ý định từ bỏ ý định sở hữu Cybertruck sau khi đã đặt cọc cũng là điều có thể chấp nhận được, bởi rất nhiều người chưa bao giờ được tận mắt chứng kiến chiếc xe hay từng được lái thử chiếc xe.
Video đang HOT
Nếu Tesla có thể thực hiện đúng kế hoạch định ra và không gặp trục trặc gì về thời gian sản xuất Tesla Cybertruck – mẫu xe đang nhận được rất nhiều đánh giá của dư luận, thì chiếc xe đầu tiên sẽ đến tay khách hàng vào đầu năm 2021.
Phiên bản tiêu chuẩn của Cybertruck có mức giá từ 39.900$, phiên bản sẽ được trang bị một motor điện, có khả năng tăng tốc từ 0-96km/h trong 6.5 giây và khả năng di chuyển hơn 400 km trong một lần sạc. Phiên bản thứ hai với 2 động cơ điện có mức giá từ 49.900$ với khả năng tăng tốc từ 0-96km/h trong 4.5 giây và di chuyển gần 500km cho một lần sạc.
Phiên bản cao nhất của Cybertruck được trang bị đến 3 động cơ điện, tương ứng với mức giá 69.900$ và có khả năng tăng tốc đáng ngạc nhiên, chỉ tốn 2.9 giây để tăng tốc từ 0-96km/h đi kèm với quãng đường lên đến hơn 800km cho mỗi lần sạc.
Theo Ngaynay
Mổ máy Tesla, báo Nikkei thừa nhận xe Nhật thua kém 6 năm, kỹ sư xe Nhật nói: "Không làm được thứ tương tự"
Riêng hệ thống trí thông minh nhân tạo hỗ trợ tính năng tự lái Autopilot trên xe Tesla đã là công nghệ mà các chuỗi cung ứng hiện tại khó lòng đáp ứng trong vài năm tới.
Toyota và Volkswagen có thể là 2 tập đoàn bán nhiều xe nhất thế giới với trung bình 10 triệu chiếc/năm nhưng theo Nikkei, công nghệ chế tạo của họ vẫn còn thua, thậm chí thua xa, Tesla tới 5, 6 năm dù thương hiệu Mỹ "trẻ" hơn rất nhiều và mới chỉ đạt mốc doanh số cao nhất là 367.500 xe trong năm 2019.
Đây là kết luận được Nikkei đưa ra sau khi mổ xẻ chiếc Model 3 - dòng xe điện giá rẻ trong đội hình Tesla với giá khởi điểm 33.000 USD.
Dù khả năng lắp ráp của họ có vấn đề (khoảng cách giữa các tấm thân xe vẫn còn lớn thay vì sát, kín như thường thấy), khả năng chế tạo các trang thiết bị điện tử của Tesla là không thể phủ nhận.
Chi tiết ấn tượng nhất trên Model 3 mà Nikkei thật sự thán phục là bộ điều khiển trung tâm hay như Tesla thường gọi là "máy tính tự lái hoàn chỉnh" mang tên Hardware 3. Một kỹ sư giấu tên đang làm việc cho một hãng xe Nhật sau khi tham khảo cấu trúc phần cứng linh kiện này cho biết họ "không thể chế tạo được trang bị tương tự".
Module Hardware 3 bắt đầu được trang bị trên Model 3, Model S và Model X từ quý I năm ngoái tích hợp 2 chip AI tự phát triển bởi Tesla, kèm với đó là phần mềm chuyên dụng chỉ ứng dụng trên đúng phần cứng tương thích này. Nửa còn lại của Hardware 3 là phần cứng phụ trách xử lý hệ thống thông tin giải trí, tách biệt với nhau bởi tản nhiệt làm mát bằng chất lỏng.
Nikkei cho biết cấu trúc trên (sử dụng máy tính với khả năng xử lý dữ liệu mạnh mẽ làm trung tâm phần mềm) được coi là "chìa khóa" mở ra kỷ nguyên xe tự lái và chỉ có thể ứng dụng đại trà từ 2025 trở đi.
Nhận định này cũng có nghĩa Nikkei đánh giá Tesla đang đi trước cả nền công nghiệp ô tô toàn cầu 6 năm - một kết luận thực sự đáng sợ. Quan trọng hơn, họ là đơn vị duy nhất trên toàn cầu theo được hướng đi này.
Từ 2014, một hệ thống tương tự đã được Tesla phát triển. Mang tên Hardware 1, hệ thống khi đó chỉ giúp xe sở hữu các khả năng tự lái rất cơ bản như theo đuôi xe khác hay tự chuyển làn. Sau đó cứ mỗi 2 tới 3 năm, Tesla lại thực hiện nâng cấp toàn diện hệ thống để rồi ta nhận được Hardware 3 như hiện tại.
Thực tế, nếu muốn, Toyota hay Volkswagen hoàn toàn có thể chế tạo xe theo cách Tesla làm với khả năng tài chính khổng lồ cùng nguồn nhân lực tài năng trên toàn cầu. Không phải cản trở về công nghệ khiến họ không thể làm vậy, nguyên nhân tới từ việc họ không muốn mất đi chuỗi cung ứng linh kiện họ đã dày công xây dựng và liên kết trong hàng thập kỷ qua.
Nguyên nhân mà Tesla chế tạo và trang bị được Hardware 3 là vì họ là hãng xe duy nhất tự mình sản xuất gần như mọi linh kiện trong chiếc xe bán ra thị trường. Cũng bởi vậy, hãng có thể tự ý nâng cấp hay thay đổi bất cứ trang bị nào trong xe khi họ muốn, đặc biệt là khi tìm ra các trang bị thông minh, cao cấp hơn.
Nikkei, khi mổ xẻ Model 3, phát hiện ra rằng phần lớn linh kiện bên trong xe đều đóng logo Tesla. Trong khi đó, bất cứ một chiếc xe tới từ thương hiệu khác đều là "đa quốc gia, đa chủng tộc", tạo thành từ hàng trăm ngàn linh kiện tới từ hàng chục hãng cung ứng tới từ đủ mọi quốc gia trên toàn cầu.
Việc tự mình sản xuất phần cứng cũng giúp Tesla đồng bộ hóa phần cứng và phần mềm dễ hơn mọi thương hiệu khác, lý giải việc họ cho phép chơi game trên hệ thống giải trí xe Tesla vô cùng tiện lợi. Nhược điểm của việc này, có chăng, là nguồn đầu tư ban đầu cho dây chuyền sản xuất lớn mà thôi.
Theo nhận định cuối cùng của Nikkei, nếu mô hình của Tesla tiếp tục thành công trong tương lai, các hãng xe toàn cầu nên vứt bỏ mô hình kinh doanh và cung ứng cũ kỹ để học theo...
Theo Trí Thức Trẻ
Siêu xe của làng bán tải Nikola Badger: Tăng tốc lên 100km/h trong 2,9 giây, mô-men xoắn tận 1.329Nm Nikola Badger là cái tên mới nhất tham chiến hạng mục bán tải chạy điện của Tesla Cybertruck/Rivian R1T/Hummer nhưng vẫn sở hữu các phiên bản chạy pin nhiên liệu hydro và cả máy dầu truyền thống để hút khách từ các phân khúc khác. Đây cũng là dòng tên đầu tiên trên thị trường toàn cầu sở hữu 3 phiên bản động...