Tesla có thể bị “dắt” đi dễ dàng bởi thiết bị chỉ 470 nghìn đồng?
Thử nghiệm “bẻ khóa” xe Tesla bằng một thiết bị điều khiển đã khiến nhiều người cảm thấy hoang mang về độ an toàn của xe Tesla nói riêng và xe điện nói chung.
Một kênh Youtube về xe với gần 7 triệu lượt đăng ký có tên Donut Media đã đăng tải một video thử trộm xe Tesla qua các phương thức điện tử. Thử nghiệm này có cả sự tham gia của chuyên gia cấp cao về tư vấn bảo mật tại Tập đoàn NCC, Sultan Qasim Khan.
Cụ thể, nhóm sử dụng các thiết bị phần cứng và phần mềm có sẵn với tổng chi phí chỉ khoảng 10 USD/thiết bị; 2 thiết bị đầu – cuối sẽ cần tổng 20 USD (khoảng 470.000 đồng). Chỉ với bộ thiết bị này, nhóm đã bẻ khóa xe Tesla có giá 80.000 USD (khoảng 1,9 tỷ đồng) – là xe của một thành viên Donut Media. Sau khi mở khóa, nhóm còn có thể khởi động và lái chiếc Tesla đi một cách dễ dàng.
Thiết bị phần cứng và phần mềm tổng chi phí chỉ khoảng 10 USD/thiết bị; 2 thiết bị đầu – cuối sẽ cần tổng 20 USD (khoảng 470.000 đồng).
Được biết, cả nhóm đã áp dụng phương thức có tên Relay Attack (Tấn công bằng cách khuếch đại sóng) để bẻ khóa chiếc Tesla, chuyên gia Sultan Qasim Khan từng chia sẻ rằng Relay Attack có thể hiệu quả với các mẫu Tesla Model 3, Tesla Model Y và nhiều mẫu xe điện khác.
Video đang HOT
Theo tìm hiểu, Relay Attack thậm chí có thể áp dụng với cả phương thức mở xe không chìa khóa (Keyless Entry System) mà nhiều hãng xe hiện nay ứng dụng (như trên BMW, Volvo, Volkswagen…), cũng như công nghệ PAAK mà một số hãng xe trên thế giới đang ứng dụng, bao gồm Tesla, Ford, Mercedes hay VinFast.
Lợi dụng chính công nghệ Bluetooth Năng lượng thấp (Bluetooth Low Energy – BLE), kẻ xấu sẽ sử dụng 2 thiết bị khuếch sóng – một đặt gần thiết bị khóa (điện thoại hoặc chìa khóa), một đặt gần xe; thiết bị khuếch sóng sẽ đánh lừa cả chìa khóa và chiếc xe rằng cả 2 đang ở gần nhau thông qua việc tiếp sóng. Chiếc xe khi tưởng rằng chìa khóa ở gần thì sẽ mở khóa và cho phép khởi động.
Chuyên gia cho biết thêm là kẻ xấu có thể “hack” được xe dù thiết bị không ở gần xe, thậm chí là cách rất xa, ông nói rằng với một vài thiết bị không đặt nặng độ trễ thì dù ở đầu kia của Trái Đất vẫn có thể “hack” được xe.
Chuyên gia cho biết thêm là kẻ xấu có thể “hack” được xe dù thiết bị không ở gần xe, thậm chí là cách rất xa.
Trên thực tế, đã có nhiều vụ trộm được xác định do áp dụng phương thức Relay Attack. Để ngăn chặn việc những tên trộm bắt được và khuếch sóng, một trong những phương pháp được khuyên dùng là sử dụng túi chìa khóa Faraday. Thiết kế của lồng Faraday khiến cho điện trường tại mọi điểm bên trong đều bằng 0, tức tạo ra một lớp tường ngăn không cho sóng điện tử đi từ ngoài vào hoặc từ trong ra.
Lo ngại gián điệp, Trung Quốc tăng khu vực cấm đối với xe Tesla
Lý do khiến xe Tesla bị cấm ở một số khu vực của Trung Quốc là vì các mẫu xe Tesla gắn nhiều camera, cả trong lẫn ngoài Vào hồi tháng 3/2021, quân đội Trung Quốc đã cấm ô tô Tesla vào các khu phức hợp quân sự của mình.
Sau đó, người lái xe Tesla lại tiếp tục bị cấm đỗ bên trong một số tòa nhà chính phủ tại Trung Quốc.
Và gần đây nhất, Trung Quốc đã ra lệnh cấm xe Tesla đi vào quận Bắc Đới Hà của thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, lệnh cấm này dự kiến sẽ kéo dài trong thời gian 2 tháng kể từ 1/7/2022.
Nguyên nhân của lệnh cấm này cũng như lần trước, đó là Trung Quốc sợ camera xung quanh xe Tesla sẽ được dùng để thu thập dữ liệu rồi gửi về Mỹ. Được biết, dù lệnh cấm mới nhất còn chưa bắt đầu có hiệu lực nhưng nhiều lái xe Tesla đã bị yêu cầu đổi hướng khi đến một số khu vực cụ thể của quận Bắc Đới Hà.
Nằm cách thủ đô Bắc Kinh khoảng 300 km về phía Đông, Bắc Đới Hà là nơi tổ chức hội nghị bí mật thường niên của các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc để trao đổi những chinh sách lớn. Chính phủ Trung Quốc chưa từng công khai thời điểm diễn ra hội nghị Bắc Đới Hà nhưng hành động cấm xe Tesla đã khiến nhiều người tin rằng thời gian cấm chính là lúc hội nghị này diễn ra.
Các đây vài tuần, các xe ô tô Tesla cũng đã bị cấm chạy trên một số con đường của thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, trong thời gian Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm chính thức tại đây.
Trước sự cẩn thận của Chính phủ Trung Quốc, ông Elon Musk, CEO của Tesla đã từng lên tiếng trấn an trong Diễn đàn Phát triển Trung Quốc thường niên diễn ra tại Trung Quốc vào đầu năm ngoái. Ông khẳng định: "Nếu Tesla sử dụng xe để thu thập thông tin tại Trung Quốc hay bất kỳ đâu, chúng tôi sẽ bị đóng cửa".
Việc thuyết phục các cơ quan chính phủ của Trung Quốc rằng xe Tesla không thu thập dữ liệu đóng vai trò quan trọng đối với thương hiệu Mỹ, bởi vì Trung Quốc là thị trường hàng đầu của của Tesla. Trong năm 2021, lượng xe Tesla sản xuất và bán ra tại Trung Quốc đã đạt đến con số 473.078 xe, chiếm một nửa doanh số toàn cầu của hãng.
Công nghệ xe tự lái hoàn toàn của Tesla đang ngày càng rẻ và phổ cập hơn Công nghệ tự lái hoàn toàn (FSD) là một công nghệ siêu đắt tiền nhưng gây tranh cãi được tìm thấy trên các mẫu xe Tesla sẽ có giá rẻ hơn thời gian tới. Thành công tiếp tục đến với phần mềm lái xe bán tự động của Tesla. Công nghệ tự lái hoàn toàn (FSD) là một công nghệ siêu đắt tiền...