Tesla có đầu sạc mới cho xe điện
Chuẩn sạc CCS trên đầu sạc mới giúp chủ xe Tesla có thể sạc ôtô điện tại bất kỳ trạm sạc nào trên khắp Bắc Mỹ. Sau khi được ra mắt tại Hàn Quốc hồi tháng 10 năm ngoái, bộ sạc Combined Charging System Combo 1 (CCS1) đã xuất hiện trên cửa hàng trực tuyến của Tesla.
Về cơ bản, đầu cắm CCS1 sử dụng cổng J1772 vốn khá phổ biến trên các mẫu ôtô điện tại thị trường Bắc Mỹ, đồng thời được bổ sung thêm 2 chân sạc nằm về phía dưới.
Hầu hết nhà sản xuất ôtô tại thị trường Bắc Mỹ đều đã chấp nhận sử dụng chuẩn CCS1. Những cái tên ấy bao gồm General Motors, Ford, Chrysler, Dodge, Jeep, BMW, Mercedes, Volkswagen, Audi, Porsche, Honda, Kia, Fiat, Hyundai, Volvo, MINI, Jaguar Land Rover, Bentley và cả Rolls-Royce.
Chuẩn sạc CCS1 cho phép các xe sử dụng chung trạm sạc. Ảnh: EVcharging.
Trong khi đó các xe Tesla lại được trang bị một cổng sạc độc quyền giúp các xe điện của hãng có thể nạp năng lượng tại những trạm Supercharger.
Tuy nhiên giờ đây người dùng Tesla tại Mỹ đã có thể đặt mua bộ sạc CCS1 với giá 250 USD. Đây được cho là tính năng giúp mở rộng lựa chọn sạc cho các chủ xe Tesla thay vì bị giới hạn trong phạm vi tại các trạm Supercharger.
Theo Tesla, chi phí kể trên sẽ dao động tùy thuộc vào sản lượng mà hãng có thể cung cấp ra thị trường.
Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, bộ sạc CCS1 chỉ hoạt động trên các mẫu Model 3, Model Y, Model S và Model X phiên bản mới nhất, nghĩa là các chủ xe đời 2020 trở về trước sẽ không thể sử dụng bộ sạc kết hợp này.
Cận cảnh đầu sạc CCS1 do Tesla phân phối. Ảnh: Tesla.
Tesla thông báo quá trình vận chuyển sẽ được bắt đầu trong vòng hai tuần kể từ thời điểm đặt hàng.
Nhu cầu đối với CCS1 được dự đoán sẽ ở mức rất cao vì các chủ xe Tesla từng đề xuất hãng triển khai tính năng này ngay từ những ngày đầu tiên.
Video đang HOT
Tesla cho biết CCS1 sẽ có khả năng sạc đến 250 kW từ bất kỳ trạm sạc của bên thứ ba nào sở hữu giao thức sạc tương tự.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể nạp lại năng lượng cho nhiều mẫu xe điện khác nhau chỉ với một bộ sạc duy nhất. CCS1 giúp chủ xe không phải trả thêm khoản phí nào cho một bộ sạc nữa trong trường hợp sở hữu ôtô điện của Tesla và một hãng khác.
Trước đây các chủ xe Tesla thường phải mua các bộ sạc này theo hình thức xách tay từ Hàn Quốc. Tuy vậy họ cũng cho biết công suất của những bộ sạc này chỉ đạt khoảng 100 kW ở giai đoạn cao điểm.
“CCS Combo 1 tương thích với hầu hết mẫu xe Tesla phiên bản mới, trong khi các xe đời cũ sẽ cần phải tinh chỉnh thêm mới có thể sử dụng được tại các trạm sạc của bên thứ ba”, Tesla viết trên phần thông tin mô tả của CCS1.
Với CCS1, các xe Tesla sẽ có thể sạc tại nhiều trụ sạc khác, bên cạnh các trạm Supercharger. Ảnh: Tesla.
Hãng ôtô điện đến từ Mỹ cũng khuyến cáo các chủ xe kiểm tra tính tương thích của xe thông qua mục “Additional Vehicle Information” trên tài khoản Tesla được hãng cung cấp.
Mặc dù vậy, Tesla cũng đang làm việc gấp rút để sớm triển khai tính năng này cho tất cả các xe, bao gồm những mẫu ôtô điện đời 2020 trở về trước.
Ý nghĩa tên gọi của các mẫu ô tô đình đám
Đằng sau những cái tên quen thuộc như Lamborghini, Toyota Corolla, Mercedes-Benz G-Class, hay Porsche 911...là những ý nghĩa mà rất ít người biết.
Porsche 911
Khi Porsche giới thiệu 911 tại Triển lãm ô tô Frankfurt 1963, nó được gọi là "901". Thật không may, Peugeot đã đăng ký nhãn hiệu cho mọi tên xe có 3 số với số 0 ở giữa.
(Ảnh: Motorbiscuit)
Cuối cùng, Porsche đã thay thế số 0 bằng số 1 và trở thành 911. Porsche đã sản xuất 82 chiếc 911 với tên 901 trước khi được Peugeot thông báo. Kể từ đó, chúng có tên 911.
Toyota Corolla
Corolla là một từ được các nhà thực vật học sử dụng có nghĩa là "những cánh hoa". Tuy nhiên, tiếng Latinh có nghĩa là "vương miện nhỏ".
(Ảnh: Motorbiscuit)
Kể từ khi Toyota sản xuất, Corolla là vương miện nhỏ của hãng xe này.
Lamborghini
Lamborghini thường đặt tên cho các mẫu xe của mình theo tên của những chú bò tót chiến đấu. Aventador là một con bò tót từng đoạt giải thưởng vào năm 1993.
(Ảnh: Motorbiscuit)
Hurricane là chú bò chiến Tây Ban Nha nổi tiếng năm 1879. Veneno được đặt theo tên chú bò tót mạnh nhất mọi thời đại. Chỉ có Urus là "lệch tông" vì đây là một loài bò hoang dã lớn đã tuyệt chủng từ thế kỷ 17.
SRT
Dodge, Chrysler Ram và Jeep sử dụng tên SRT cho các mẫu xe hiệu suất cao của họ. SRT là viết tắt của "Street and Racing Technology" (tạm dịch: công nghệ đường phố và đường đua).
(Ảnh: Motorbiscuit)
Hầu hết các mẫu SRT đều có động cơ Hellcat. Đó là tên của một loại máy bay chiến đấu được Hải quân Mỹ sử dụng trong Thế chiến thứ hai.
Mazda MX5 Miata
(Ảnh: Motorbiscuit)
Cụm từ "MX5" trong tên của Mazda Miata là viết tắt của "Dự án thử nghiệm số 5 của Mazda". Từ "Miata" là một từ tiếng Đức cổ có nghĩa là "phần thưởng". Vì vậy, Miata là phần thưởng của Mazda dành cho những người đam mê xe hơi.
Mercedes-Benz G-Class
(Ảnh: Motorbiscuit)
Mercedes dùng ký hiệu chữ cái cho các phân khúc xe của mình, ví dụ như C-Class, E-Class hay S-Class. Trong đó, G-Class được bắt nguồn từ chữ "Gelndewagen", có nghĩa là "xe xuyên quốc gia". Cuối cùng, Gelndewagen được rút ngắn gọn thành G-Class vào năm 1994.
Tesla
(Ảnh: Motorbiscuit)
Tesla sử dụng các chữ cái để chỉ định các mẫu xe của mình. Ngoại trừ Model 3, ban đầu dự kiến là Model E. Tuy nhiên, Ford đã đe dọa sẽ kiện vì hãng sở hữu nhãn hiệu Model E. Vì vậy, Tesla đã lật ngược nó để trở thành Model 3.
Chuỗi sản phẩm của Tesla hiện có Model S, Model 3, Model X và Model Y.
Vì sao phí bảo hiểm ô tô Tesla lại đắt đỏ? Tesla là thương hiệu xe hơi có mức phí bảo hiểm đắt nhất sau Maserati. Chi phí bảo hiểm trung bình của một chiếc xe Tesla mới là 3.947 USD (hơn 93,5 triệu đồng) mỗi năm. Xe điện có chi phí nhiên liệu thấp hơn so với xe động cơ đốt trong chạy bằng xăng dầu. Sự khác biệt này rất lớn và...