Tesla bị khách hàng chỉ trích vì tự ý cắt bớt tính năng trên xe cũ
Tesla có toàn quyền truy cập vào phần mềm xe đã bán ra, tuy nhiên chính điều đó khiến hãng xe Mỹ đang bị nhiều khách hàng chỉ trích vì lạm quyền, tự ý xóa bỏ một số tính năng trong đó có cả Autopilot trên xe cũ.
Tháng 2, Jalopnik đăng tải trường hợp của Alec – một khách hàng mua xe Tesla Model S cũ từ đại lý vào tháng 12/2019. Đại lý trên lấy nguồn xe từ chính Tesla thông qua một buổi đấu giá, và khi Alec kiểm tra xe trước khi mua về, các tính năng như lái bán tự động Autopilot bản cao cấp vẫn còn nguyên, chủ xe trước đây vốn phải trả thêm 8.000 USD cho Tesla để sở hữu công nghệ này.
Tuy nhiên, chỉ 3 ngày sau khi nhận xe, Tesla đã tự quét phần mềm trên các dòng xe cũ của mình và xóa bỏ tính năng Autopilot khỏi chiếc Model S trên mà không thông báo. Alec chỉ nhận được tin dữ khi đem xe đi bảo trì vào tháng 1.
Theo đại diện Tesla, họ nhận được thông tin về việc một số khách hàng mua xe cũ có trang bị Autopilot cao cấp, trong khi không hề bỏ tiền ra mua tính năng này và đã thực hiện quét phần mềm qua cơ sở dữ liệu để xóa bỏ. Alec là một trong những trường hợp đó. Như vậy, người chịu thiệt ở đây chính là khách hàng mua xe cũ.
Trường hợp như Alec, theo Jalopnik, là không hề ít. Trong tuần trước họ lấy dẫn chứng thêm về 1 khách hàng mua xe Tesla cũ có tên Brett sẵn sàng chia sẻ về vấn đề tương tự. Anh tậu chiếc Model X P100D đời 2018 vào tháng 3 năm ngoái khi đó đã có sẵn chế độ siêu tốc Ludicrous Mode. Ngoài ra, anh cũng bỏ ra thêm 5.000 USD để nâng cấp hệ thống hỗ trợ tự lái lên bản full.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ngay khi Tesla tiến hành cài đặt phần mềm mới, họ đã xóa bỏ luôn Ludicrous Mode – tùy chọn trị giá 20.000 USD trên chiếc Model X. Không ít người dùng trên các diễn đàn Tesla chia sẻ các trải nghiệm tương tự khi họ mua xe cũ, nhưng sau một thời gian các tính năng cao cấp lần lượt biến mất.
Thông thường, một khi đã mua xe, mọi trang bị hay tính năng mà chủ xe chọn mua thêm thuộc về họ và thương hiệu chủ quản không có quyền quyết định họ sẽ làm gì với chúng dù là xóa đi, chỉnh sửa hay bán lại. Thậm chí chính đường dây nóng hỗ trợ của Tesla tại Mỹ cũng khẳng định Ludicrous Mode hay Autopilot gắn liền với số VIN xe và là trang bị “bất biến” dù xe đổi chủ.
Vậy, hành động của Tesla khi cố tình xóa bỏ các tính năng trên trên xe cũ có phải là hợp pháp? Jalopnik cùng nhiều tờ báo Mỹ khác đã liên hệ với thương hiệu này nhưng không có một lời hồi âm nào trong khi những người mua xe cũ cũng đành “ngậm bồ hòn làm ngọt” sau thời gian dài lên tiếng phản đối nhưng không có kết quả.
Mổ máy Tesla, báo Nikkei thừa nhận xe Nhật thua kém 6 năm, kỹ sư xe Nhật nói: "Không làm được thứ tương tự"
Riêng hệ thống trí thông minh nhân tạo hỗ trợ tính năng tự lái Autopilot trên xe Tesla đã là công nghệ mà các chuỗi cung ứng hiện tại khó lòng đáp ứng trong vài năm tới.
Toyota và Volkswagen có thể là 2 tập đoàn bán nhiều xe nhất thế giới với trung bình 10 triệu chiếc/năm nhưng theo Nikkei, công nghệ chế tạo của họ vẫn còn thua, thậm chí thua xa, Tesla tới 5, 6 năm dù thương hiệu Mỹ "trẻ" hơn rất nhiều và mới chỉ đạt mốc doanh số cao nhất là 367.500 xe trong năm 2019.
Đây là kết luận được Nikkei đưa ra sau khi mổ xẻ chiếc Model 3 - dòng xe điện giá rẻ trong đội hình Tesla với giá khởi điểm 33.000 USD.
Dù khả năng lắp ráp của họ có vấn đề (khoảng cách giữa các tấm thân xe vẫn còn lớn thay vì sát, kín như thường thấy), khả năng chế tạo các trang thiết bị điện tử của Tesla là không thể phủ nhận.
Chi tiết ấn tượng nhất trên Model 3 mà Nikkei thật sự thán phục là bộ điều khiển trung tâm hay như Tesla thường gọi là "máy tính tự lái hoàn chỉnh" mang tên Hardware 3. Một kỹ sư giấu tên đang làm việc cho một hãng xe Nhật sau khi tham khảo cấu trúc phần cứng linh kiện này cho biết họ "không thể chế tạo được trang bị tương tự".
Module Hardware 3 bắt đầu được trang bị trên Model 3, Model S và Model X từ quý I năm ngoái tích hợp 2 chip AI tự phát triển bởi Tesla, kèm với đó là phần mềm chuyên dụng chỉ ứng dụng trên đúng phần cứng tương thích này. Nửa còn lại của Hardware 3 là phần cứng phụ trách xử lý hệ thống thông tin giải trí, tách biệt với nhau bởi tản nhiệt làm mát bằng chất lỏng.
Nikkei cho biết cấu trúc trên (sử dụng máy tính với khả năng xử lý dữ liệu mạnh mẽ làm trung tâm phần mềm) được coi là "chìa khóa" mở ra kỷ nguyên xe tự lái và chỉ có thể ứng dụng đại trà từ 2025 trở đi.
Nhận định này cũng có nghĩa Nikkei đánh giá Tesla đang đi trước cả nền công nghiệp ô tô toàn cầu 6 năm - một kết luận thực sự đáng sợ. Quan trọng hơn, họ là đơn vị duy nhất trên toàn cầu theo được hướng đi này.
Từ 2014, một hệ thống tương tự đã được Tesla phát triển. Mang tên Hardware 1, hệ thống khi đó chỉ giúp xe sở hữu các khả năng tự lái rất cơ bản như theo đuôi xe khác hay tự chuyển làn. Sau đó cứ mỗi 2 tới 3 năm, Tesla lại thực hiện nâng cấp toàn diện hệ thống để rồi ta nhận được Hardware 3 như hiện tại.
Thực tế, nếu muốn, Toyota hay Volkswagen hoàn toàn có thể chế tạo xe theo cách Tesla làm với khả năng tài chính khổng lồ cùng nguồn nhân lực tài năng trên toàn cầu. Không phải cản trở về công nghệ khiến họ không thể làm vậy, nguyên nhân tới từ việc họ không muốn mất đi chuỗi cung ứng linh kiện họ đã dày công xây dựng và liên kết trong hàng thập kỷ qua.
Nguyên nhân mà Tesla chế tạo và trang bị được Hardware 3 là vì họ là hãng xe duy nhất tự mình sản xuất gần như mọi linh kiện trong chiếc xe bán ra thị trường. Cũng bởi vậy, hãng có thể tự ý nâng cấp hay thay đổi bất cứ trang bị nào trong xe khi họ muốn, đặc biệt là khi tìm ra các trang bị thông minh, cao cấp hơn.
Nikkei, khi mổ xẻ Model 3, phát hiện ra rằng phần lớn linh kiện bên trong xe đều đóng logo Tesla. Trong khi đó, bất cứ một chiếc xe tới từ thương hiệu khác đều là "đa quốc gia, đa chủng tộc", tạo thành từ hàng trăm ngàn linh kiện tới từ hàng chục hãng cung ứng tới từ đủ mọi quốc gia trên toàn cầu.
Việc tự mình sản xuất phần cứng cũng giúp Tesla đồng bộ hóa phần cứng và phần mềm dễ hơn mọi thương hiệu khác, lý giải việc họ cho phép chơi game trên hệ thống giải trí xe Tesla vô cùng tiện lợi. Nhược điểm của việc này, có chăng, là nguồn đầu tư ban đầu cho dây chuyền sản xuất lớn mà thôi.
Theo nhận định cuối cùng của Nikkei, nếu mô hình của Tesla tiếp tục thành công trong tương lai, các hãng xe toàn cầu nên vứt bỏ mô hình kinh doanh và cung ứng cũ kỹ để học theo...
Theo Trí Thức Trẻ
Tesla bị ép triệu hồi hệ thống Autopilot vì kém an toàn Các chuyên gia an toàn Mỹ cảnh báo rằng cần thu hồi tính năng tự lái Autopilot sau khi một chiếc Tesla Model S dùng tính năng này đã tông trực diện vào một xe cứu hỏa đang đỗ. Tesla bị ép triệu hồi hệ thống Autopilot Sau khi Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NTSB) công bố kết luận...