Tesla bị buộc phải bồi thường 112.000 euro vì ôtô tự lái
Công nghệ Autopilot tiếp tục mang đến rắc rối cho hãng xe điện của Mỹ. Tesla – hãng tiên phong trong lĩnh vực xe điện – đang nhanh chóng bị phần còn lại của ngành công nghiệp ôtô bắt kịp.
Không chỉ vậy, Mercedes-Benz đã vượt qua chính Tesla ở mảng phát triển công nghệ tự lái.
Trong khi tính năng Full Self-Driving (FSD) của hãng xe Mỹ đang gặp phải một vài trục trặc, thương hiệu ôtô hạng sang đến từ Đức đã cung cấp công nghệ tự lái cấp độ 3 tại thị trường Đức.
Thậm chí, một tòa án tại Munich (Đức) mới đây vừa đưa ra phán quyết buộc Tesla phải hoàn trả số tiền 112.000 euro (tương đương 114.716 USD) mà một vị khách hàng đã chi cho chiếc Model X.
Công nghệ Autopilot trên Tesla bị tòa án phán quyết là không an toàn. Ảnh: Autoweek.
Theo Spiegel Mobility, tòa án nhận định tính năng Autopilot trang bị trên chiếc Tesla Model X là một “mối nguy hiểm lớn” dành cho tài xế cũng như những người tham gia giao thông xung quanh.
Phán quyết trên được đưa ra sau khi tòa án nhận được những tài liệu cho thấy sự kém hiệu quả của công nghệ này.
Theo các báo cáo kỹ thuật, Autopilot không thể “nhận biết chướng ngại vật một cách đáng tin cậy”, bao gồm những đoạn có mặt đường bị thu hẹp để phục vụ sửa chữa.
Video đang HOT
Hơn nữa, các tài liệu cũng chỉ ra rằng Autopilot đang phụ thuộc quá nhiều vào hệ thống phanh. Báo cáo có đề cập đây là một “mối nguy hiểm lớn” có thể dẫn đến khả năng chính những chiếc Tesla sẽ bị xe khác tông vào từ phía sau.
Tại phiên tòa, đội ngũ pháp lý của Tesla lập luận rằng Autopilot không được thiết kế để sử dụng trong điều kiện đường đô thị.
Tuy nhiên, tòa án nhanh chóng bác bỏ lời biện hộ này. Thẩm phán cho rằng việc chủ sở hữu phải bật tắt hệ thống một cách thủ công có thể gây ra những sự mất tập trung không đáng có trong quá trình điều khiển ôtô.
“Một lần nữa, Tesla cho thấy họ không giữ trọn vẹn những lời hứa về Autopilot”, luật sư bên nguyên Christoph Lindner, gay gắt tại phiên tòa.
Đây không phải lần đầu tiên một tòa án tại Đức đưa ra phán quyết chống lại Tesla. Trước đó, họ từng nhận định rằng những chiếc Tesla được cài Autopilot trên đường ” trông như một người say rượu”.
Tuần trước, một vụ tai nạn thương tâm liên quan đến tính năng Autopilot trên xe điện Tesla đã cướp đi sinh mạng của hai người tại Florida. Khi ấy, chiếc Tesla Model S đời 2015 của họ đã đâm vào đuôi xe tải rơ moóc đang dừng đỗ tại khu vực nghỉ chân.
Hiện trường vụ tai nạn xảy ra tại Florida khiến 2 người trên xe Tesla thiệt mạng. Ảnh: Florida Highway Patrol.
Vụ tai nạn kể trên cùng vụ va chạm khiến một người đi bộ thiệt mạng ở California của một chiếc Model 3 đời 2018 là những sự cố mới nhất liên quan đến tính năng Autopilot trang bị trên xe Tesla.
Cục Quản lý An toàn Giao thông Đường bộ Mỹ (NHTSA) cho biết cơ quan này đã nâng cuộc điều tra xung quanh công nghệ này lên mức “phân tích kỹ thuật”, giai đoạn cuối cùng trước khi cân nhắc một lệnh triệu hồi bắt buộc.
Trong khi đó, những rắc rối xung quanh Autopilot và FSD cũng đang nảy sinh trong chính nội bộ Tesla.
Ngay sau khi Tesla sa thải hơn 200 nhân viên thuộc bộ phận Autopilot, trưởng nhóm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo Andrej Karpathy cũng nhanh chóng rời khỏi chiếc ghế tại Tesla.
Mặc dù cuộc chia tay giữa Andrej Karpathy và Tesla diễn ra khá bình yên, giới quan sát nhận định sự ra đi này là một đòn giáng mạnh vào tham vọng của công ty trong mảng công nghệ ôtô tự hành.
Cộng đồng vẫn đang chờ đợi những động thái tiếp theo từ Tesla. Trước áp lực cực lớn từ các đối thủ, liệu công ty xe điện của Mỹ có thể giải quyết êm đẹp các vấn đề liên quan đến công nghệ ôtô tự lái hay không?
Rõ ràng, Tesla còn rất nhiều việc cần phải làm để hoàn thiện tính năng Autopilot cũng như FSD trên các mẫu xe của mình.
Công nghệ xe tự lái hoàn toàn của Tesla đang ngày càng rẻ và phổ cập hơn
Công nghệ tự lái hoàn toàn (FSD) là một công nghệ siêu đắt tiền nhưng gây tranh cãi được tìm thấy trên các mẫu xe Tesla sẽ có giá rẻ hơn thời gian tới.
Thành công tiếp tục đến với phần mềm lái xe bán tự động của Tesla. Công nghệ tự lái hoàn toàn (FSD) là một công nghệ siêu đắt tiền nhưng gây tranh cãi được tìm thấy trên các mẫu xe Tesla. Trong khi nhà sản xuất ô tô điện của Mỹ tuyên bố công nghệ này có thể đi trước các đối thủ cạnh tranh vài bước, nhưng vẫn có một số vấn đề được báo cáo với FSD.
Công nghệ xe tự lái hoàn toàn của Tesla đang ngày càng rẻ hơn
Và trong khi bằng sáng chế radar của Tesla có thể gợi ý về những tin tức trong tương lai, có thông tin xác nhận rằng hệ thống lái xe tự động nâng cao sẽ đến với những chiếc ô tô Mỹ với một số tính năng FSD nhưng với giá chỉ bằng một nửa.
Công nghệ Autopilot tiêu chuẩn cần được cải tiến, chủ yếu là Traffic-Aware Cruise Control, rõ ràng là phanh đối với "chướng ngại vật" mà có lẽ nó không nên có trên Tesla Model 3 2022, một hiện tượng được gọi là "phanh ảo".
Để làm rõ, Autopilot đề cập đến các cách định hướng để đánh lái giữ làn đường và điều khiển hành trình thích ứng điều chỉnh theo luồng giao thông. Khi giao thông giảm và lưu thông hoặc thay đổi về tốc độ, công nghệ sẽ tăng tốc hoặc phanh để duy trì khoảng cách do người dùng thiết lập mà người lái xe cảm thấy thoải mái. Công nghệ đã được đưa lên xe hơi, nhưng FSD đầy đủ đã trở nên rất tốn kém.
Công nghệ tự lái hoàn toàn trên xe Tesla vẫn là bước đột phá về công nghệ
Chi phí hiện tại là 12.000 đô la để có thêm tính năng tự lái hoàn toàn mặc dù công nghệ ra mắt với giá thấp hơn một nửa. Nếu có radar hoặc lidar nâng cao thì chi phí có thể cao, nhưng ở cấp độ hiện tại, điều này có vẻ quá cao do phần cứng đã được bao gồm. Giờ đây, Tesla đã giới thiệu Hệ thống lái tự động nâng cao tại các thị trường thử nghiệm để thu hẹp mức chi phí nhảy vọt.
Tự động lái nâng cao hoặc EAP là công nghệ lái tự động cốt lõi với một số khả năng FSD. Tuy nhiên, khái niệm này không phải là mới. Trở lại năm 2017, có một đề nghị tương tự, về cơ bản là phiên bản Autopilot mà người mua có thể nâng cấp lên FSD đầy đủ với số tiền thêm vài nghìn đô la. Bây giờ, điều hợp lý đối với Elon là thu hút một số người mua không cảm thấy khoản phụ phí 12.000 USD hoặc thậm chí tệ hơn, gấp ba lần so với nâng cấp nội thất thuần chay.
Công nghệ mới sẽ có một số điểm nổi bật từ trải nghiệm công nghệ AI đầy đủ. Chế độ lái tự động nâng cao sẽ cung cấp điều hướng khi lái xe tự động, thay đổi làn đường tự động, đỗ xe tự động. Nhưng các yếu tố như tự điều hướng hoàn toàn, đọc biển báo đường phố và lái xe trong thành phố, tất cả vẫn là giới hạn đối với EAP.
Cuộc chiến EV - Tesla phát triển thế nào sau 19 năm? Bắt đầu phát triển xe điện từ khi thành lập, trải qua nhiều thăng trầm, hãng xe Mỹ lại trở thành người tiên phong trong cuộc chiến xe điện. Tesla là hãng xe điện và năng lượng sạch của Mỹ, với trụ sở đặt tại TP Austin, bang Texas. Các sản phẩm chính của Tesla bao gồm xe điện, hệ thống pin cho...