Teo buồng trứng có sinh con được không?
Hầu hết, phụ rơi vào tình trạng bị teo buồng trứng sẽ phải áp dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh ống nghiệm nếu muốn có em bé.
Tôi bị mất kinh cách đây nhiều năm nhưng xác vì xác định là sẽ không lấy chồng nên tôi cũng không quan tâm lắm. Nhưng đúng là không thể nói trước được cuộc sống. Năm 32 tuổi thì tôi kết hôn. Vài tháng sau khi kết hôn, tôi đã đi khám sức khỏe để thuận tiện cho việc sinh con. Nhưng bác sĩ nói tôi bị teo buồng trứng nên việc thụ thai tự nhiên là rất khó mà muốn thụ tinh nhân tạo thì cũng phải uống thuốc. Và bác sĩ cho thuốc để uống trong 3 tháng và hẹn sau đó đến khám lại.
Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của tôi có khả năng thụ tinh trong ống nghiệm hay không? Mong bác sĩ tư vấn giùm tôi. Tôi xin cảm ơn! (K. Hải)
Trả lời:
Bạn K. Hải thân mến!
Buồng trứng là tuyến cơ quan chủ yếu của nữ, và chức năng chính của nó là để rụng trứng và tiết ra hormone nữ , trong đó việc tiết hormone, bao gồm cả estrogen và progesterone. Giảm hormone nữ nữ thành niên trong estrogen có thể gây ra lão hoá sớm; không có estrogen sẽ dẫn đến vô kinh, teo tử cung. Vì vậy, suy buồng trứng sớm và estrogen có liên quan chặt chẽ với nhau.
Video đang HOT
Hầu hết, phụ rơi vào tình trạng bị teo buồng trứng sẽ phải áp dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh ống nghiệm nếu muốn có em bé. Ảnh minh họa
Teo buồng trứng là tình trạng ngừng hoạt động chức năng buồng trứng ở phụ nữ làm suy giảm sự phát triển của nang noãn, buồng trứng không đảm bảo được chức năng nuôi dưỡng trứng trưởng thành để rụng và thụ thai. Teo buồng trứng, suy buồng trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ.
Teo buồng trứng do nồng độ hormone estrogen trong cơ thể người phụ nữ giảm. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng teo buồng trứng:
- Nguyên nhân tự phát: Gặp rối loạn trong chu kì kinh nguyệt dẫn đến đột ngột tắt kinh (mất kinh) có thể gây ra tình trạng suy buồng trứng sớm. Khi kinh nguyệt không đều, lượng hormone estrogen trong cơ thể cũng bị thay đổi dễ dẫn đến rối loạn trao đổi chuyển hóa chất béo và gây ra nguy cơ lão hóa buồng trứng.
- Nguyên nhân chủ quan: Một số những tác nhân như nạo phá thai, nhiễm trùng đường sinh sản, kích trứng quá kích, sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện hay giảm câm quá mức. Tất cả đều là những yếu tố làm suy giảm chức năng buồng trứng khiến buồng trứng lão hóa sớm và teo.
Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị tích cực nào có thể cải thiện khả năng sinh sản của những người bị teo buồng trứng. Hầu hết, phụ rơi vào tình trạng này sẽ phải áp dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh ống nghiệm (IVF) nếu muốn có em bé. Ngoài ra, người bị teo buồng trứng cũng có thể được bác sĩ chỉ định bổ sung estrogen và nhiều hormon khác mà buồng trứng không tạo ra được. Phương pháp này giúp bệnh nhân giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và duy trì khối lượng xương.
Bạn đã đi khám và được bác sĩ hướng dẫn, chỉ định dùng thuốc thì bạn nên thực hiện theo, đi khám lại đúng hẹn để bác sĩ có hướng điều trị thích hợp nhất cho bạn.
Chúc vợ chồng bạn sớm có tin vui!
Theo VNE
Những chị em có nguy cơ bị ung thư buồng trứng cao
Phụ nữ béo phì hoặc quá cao có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng cao hơn so với những phụ nữ có cân nặng khỏe mạnh và chiều cao trung bình.
Ung thư buồng trứng biểu mô thường ảnh hưởng đến phụ nữ lớn tuổi mặc dù nó cũng có thể xảy ra với những phụ nữ trẻ hơn. Các ung thư tế bào mầm của buồng trứng xảy ra thường xuyên hơn ở phụ nữ trẻ hơn.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư buồng trứng đã tấn công khoảng 22.400 phụ nữ Mỹ với hơn 14.000 người chết vì căn bệnh này. Trong một phân tích từ 25 nghiên cứu, các nhà nghiên cứu từ Đại học Rutgers (Mỹ) phát hiện ra rằng chỉ số khối cơ thể (BMI - chỉ số dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người. Nó được tính bằng cân nặng của người đó chia cho bình phương chiều cao) có mối liên hệ với nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng. Những người có chỉ số BMI dưới 18.5 được xem là thiếu cân, từ 18.5-24.9 là khỏe mạn, trên 25 là thừa cân và trên 30 được kết luận là béo phì. Những phụ nữ có chỉ số khối cơ thể trên 30 và bị béo phì thì sẽ có nguy cơ ung thư buồng trứng cao hơn hẳn.
"Chúng tôi ước tính rằng nếu chỉ số khối cơ thể tăng 0,5 đơn vị mỗi năm thì bạn sẽ có nguy cơ ung thư buồng trứng tăng 6%", tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Elisa Bandera, một giáo sư về dịch tễ học tại Viện Ung thư New Jersey Rutgers, New Brunswick , cho biết.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng báo cáo rằng phụ nữ quá cao dường như cũng có nguy cơ cao phát triển ung thư buồng trứng.
Phụ nữ béo phì hoặc quá cao có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng cao hơn. Ảnh minh họa
Theo báo cáo được đăng trên tuần san "Thư viện khoa học công cộng" của Anh, chiều cao của phụ nữ tỉ lệ thuận với nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng... Nghiên cứu này đã được thử nghiệm tại 47 trung tâm nghiên cứu dịch tễ học trên 14 quốc gia, trong đó khoảng 25.000 phụ nữ bị ung thư buồng trứng và hơn 80.000 không có vấn đề gì với buồng trứng của mình. So sánh giữa những đối tượng thí nghiệm có chiều cao từ 1, 52m và 1,7m trở lên thì khả năng mắc bệnh của những người cao hơn là 23%.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì cơ thể những người có ưu thế về chiều cao chứa nhiều tế bào hơn, lượng tế bào có khả năng nhiễm bệnh cũng từ đó mà tăng theo. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, những phụ nữ có ưu thế về chiều cao không nên quá lo lắng bởi mức độ gia tăng nguy cơ ung thư như trên là tương đối nhỏ.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, nguy cơ ung thư ở người phụ nữ có chiều cao trung bình là 38.2%. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, cao trên 1,7m sẽ tăng nguy cơ ung thư thận, trực tràng, máu hoặc tuyến giáp lên 23-29%, nguy cơ da, vú, buồng trứng hoặc ung thư ruột kết tăng 13-17%.
"Điều này có nghĩa là phòng chống ung thư cần được thực hiện trong suốt cuộc đời chứ không phải khi đã trưởng thành", Tiến sĩ Bandera cho biết. Ngoài ra, béo phì còn liên quan đến nhiều bệnh ung thư và mãn tính khác nên việc duy trì trọng lượng khỏe mạnh thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên để có cuộc sống lành mạnh là điều hết sức cần thiết".
Ngoài ra, những chị em xuất thân trong gia đình có tiền sử bệnh ung thư buồng trứng, ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung (ví dụ các bất thường gen BRCA) thì sẽ có nguy cơ bị bệnh ung thư vú cao hơn những chị em khác.
Theo VNE
Chăm sóc cơ thể khi buồng trứng "nghỉ hưu" Cơ thể vẫn phải tiếp tục vận động khi không có sự hiện diện của buồng trứng. Đương nhiên, để thích nghi với sự thay đổi này, sẽ có ít nhiều chỉnh sửa trong công việc điều hành cơ thể. "Nghỉ hưu" sớm Trong khi các cơ quan khác như tim, phổi, gan, thận, xương khớp... phải bắt đầu làm việc từ lúc...