Tennis “triệu đô” Federer – Nadal: Người trong cuộc hé lộ bất ngờ
Mới đây, người đại diện của Federer đã tiết lộ nhiều bí mật xoay quanh trận đấu giữa huyền thoại người Thụy Sĩ và Rafael Nadal ở Nam Phi hồi tháng 2 vừa qua.
Vào ngày 8/2/2020, Roger Federer và Rafael Nadal đã có trận đấu biểu diễn ở Cape Town, Nam Phi trong chuỗi sự kiện “Match in Africa”. Đây là sự kiện gây quỹ ủng hộ trẻ em nghèo ở 6 quốc gia Châu Phi do quỹ từ thiện mang tên Federer khởi xướng.
Trận đấu biểu diễn giữa Federer và Nadal ở Nam Phi hồi tháng 2 thu hút lượng khán giả tới sân lớn nhất lịch sử quần vợt
Chung cuộc, “ Tàu tốc hành” giành chiến thắng 2-1 (6-4, 2-6, 6-3). Tuy nhiên những thống kê xoay quanh trận đấu mới thực sự gây chấn động. Đây chính là trận đấu có lượng khán giả tới sân theo dõi nhiều nhất lịch sử quần vợt với 51.954 người, phá vỡ kỷ lục cũ do chính Federer nắm giữ ở trận biểu diễn với Alexander Zverev vào cuối năm 2019 (42.517 người).
Toàn bộ vé của sự kiện được bán hết chỉ trong 10 phút, giúp quỹ Roger Federer thu về 3,5 triệu đô la (khoảng 82 tỷ đồng), vượt xa con số 1 triệu đô la dự kiến ban đầu.
Trên Tennis.com, Tony Godsick – người đại diện của Federer gần đây hé lộ một vài bí mật xoay quanh sự kiện “triệu đô” này. Theo Godsick, trận đấu vào tháng 2 giúp Federer hoàn thành hai tâm nguyện: lần đầu tiên được chơi tennis ở Nam Phi (nơi mẹ anh sinh ra), và đấu với Nadal (đối thủ lớn nhất sự nghiệp) trên mặt sân ở Nam Phi.
Video đang HOT
“Federer luôn muốn thi đấu ở Nam Phi, nơi mẹ cậu ấy sinh ra. Chúng tôi đã tổ chức những trận đấu như vậy ở Madrid, Zurich, Seattle, San Jose, nhưng chẳng địa điểm mang lại ý nghĩa đặc biệt như nơi mà quỹ từ thiện hoạt động mạnh mẽ nhất. Federer cũng tâm sự rằng trận đấu đầu tiên ở quê mẹ phải có sự góp mặt của đối thủ lớn nhất: Nadal”.
Bên cạnh đó, Tony Godsick thừa nhận quyết định tổ chức trận đấu tại sân vận động Cape Town hoàn toàn nằm trong tính toán của Federer. Địa điểm được xây dựng để phục vụ các trận bóng đá thuộc World Cup 2010 có sức chứa 50.000 chỗ ngồi, vì vậy không quá khó để trận đấu phá vỡ kỷ lục lượng khán giả tới xem.
“Một trong những nguyên nhân giúp Federer tiếp tục thi đấu đỉnh cao là cảm giác hưng phấn khi có mặt tại các sân vận động lớn. Nam Phi không có nhà thi đấu đủ lớn, vì vậy chúng tôi đã nảy ra ý tưởng tổ chức ở địa điểm ngoài trời để phá kỷ lục về lượng khán giả tới xem. Chúng tôi cố gắng đạt đến cột mốc 50.000 người và tạo nên trải nghiệm mới: xem quần vợt trong một sân vận động bóng đá tầm cỡ thế giới”, Tony Godsick nói.
Federer mơ ATP - WTA "về chung một nhà": Nadal cổ vũ, Kyrgios phá bĩnh
Ý tưởng hợp nhất 2 tổ chức Quần vợt chuyên nghiệp của các tay vợt nam và nữ (ATP với nam và WTA với nữ) mà Roger Federer đề ra đã gây ra làn sóng tranh cãi trong làng banh nỉ thế giới.
Mới đây, Roger Federer đã đề xuất ý tưởng hợp nhất ATP - Hiệp hội Quần vợt nhà nghề nam và WTA - Hiệp hội Quần vợt nữ thế giới.
Theo "Tàu tốc hành", ý tưởng này nếu được hiện thực hóa sẽ giúp tennis thế giới vượt khó trong mùa dịch Covid-19 và thuận tiện hơn trong việc quản lý, tổ chức các giải đấu, cũng như tạo sự công bằng hơn khi phân chia tiền thưởng giữa các tay vợt nam và đồng nghiệp nữ. Nó cũng sẽ giúp tennis thế giới dễ dàng hơn trong việc lập quỹ hỗ trợ các VĐV khi họ mất thu nhập trong mùa dịch bệnh.
Nadal và nhiều tay vợt nữ nổi tiếng ủng hộ đề xuất táo bạo của Federer
Chia sẻ trên trang cá nhân Twitter, Federer viết: "Tôi nghĩ rằng đây là thời điểm thích hợp để sáp nhập ATP và WTA thành một tổ chức. Tôi không nói đến việc hợp nhất các giải đấu của nam và nữ, nhưng nên gộp ATP và WTA. Đây là giai đoạn khó khăn đối với thể thao và để tồn tại, chúng ta nên hợp thành một hệ thống mạnh."
Trong cuộc trò chuyện trên Instagram Live với Federer, đối thủ lớn nhất trong sự nghiệp của anh - Rafael Nadal rất đồng tình quan điểm nếu ATP và WTA "về chung một nhà": "Thật tuyệt vời nếu chúng ta làm được điều đó sau khi trở lại. Tôi hoàn toàn đồng ý với anh, Roger."
ATP được thành lập năm 1972 để đại diện cho lợi ích của các tay vợt nam có trụ sở tại London (Anh), trong khi WTA ra đời một năm sau đó và đặt trụ sở tại Florida (Mỹ).
Hiện tại có đến 7 tổ chức quản lý các giải đấu quần vợt trên thế giới, trong đó ITF (Liên đoàn Quần vợt quốc tế) là quản lý chung, ATP quản lý các giải nam, WTA phụ trách các giải nữ và 4 ban tổ chức Grand Slam khác nhau gồm: Giải Úc mở rộng, Roland Garros, Wimbledon và Giải Mỹ mở rộng.
Bên cạnh Nadal, rất nhiều tay vợt đồng nghiệp khác cũng đồng tình với quan điểm của Federer về việc nên hợp nhất ATP và WTA thành một tổ chức chung. Trong số này có thể kể đến các tên tuổi của làng quần vợt nữ thế giới như Simona Halep, Petra Kvitova hay Garbine Muguruza.
Chủ tịch ATP Andrea Gaudenzi đồng tình với quan điểm đó và chia sẻ rằng ATP đang đàm phán với WTA để đi đến những thỏa thuận chung về việc hợp nhất.
Huyền thoại quần vợt người Mỹ Billie Jean King thì cho biết: "Sáp nhập ATP và WTA từ lâu đã là tầm nhìn của tôi đối với quần vợt. Tôi rất vui vì chúng ta sẽ có thể chung một chiến tuyến. Hãy làm cho điều đó xảy ra."
Nhưng nhiều chuyên gia đã đặt nghi vấn về tính khả thi của việc hợp nhất ATP và WTA. Họ cho rằng kế hoạch thống nhất hai tổ chức đã có từ lâu, nhưng không thể thực hiện bởi sự rắc rối trong việc phân chia giải đấu của nam lẫn nữ, cũng như hệ thống tính điểm chung.
Trai hư Nick Kyrgios phản đối việc ATP và WTA sáp nhập
Nick Kyrgios - tay vợt nam "lắm tài nhiều tật" người Úc đã trở thành người tiên phong phản đối quan điểm của Federer về kế hoạch sáp nhập ATP và WTA khi chia sẻ dòng tweet trên trang Twitter cá nhân: "Có ai hỏi phần lớn các tay vợt ATP rằng họ nghĩ gì về việc sáp nhập với WTA hay không và nó có phải là việc làm tốt cho chúng ta không. Chúng ta không nên sáp nhập."
Đăng Đức
Những bí mật về gia đình Neymar - Nguồn sức mạnh giúp siêu sao PSG toả sáng Đối với Neymar, gia đình chiếm một vị trí vô cùng quan trọng và đây cũng chính là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp cho bản hợp đồng đắt giá nhất hành tinh có thể thi đấu thăng hoa trên sân cỏ. Gia đình luôn là một phần quan trọng trong cuộc đời Neymar Trước khi có một sự nghiệp bóng...