Tên tội phạm Trung Quốc cầm đầu đường dây sản xuất ma túy ở Kon Tum từng có tiền án chung thân
Kẻ cầm đầu đường dây sản xuất ma túy tại Bình Định, Kon Tum từng có tiền án chung thân về tội sản xuất trái phép chất ma túy ở Trung Quốc.
Chiều 27/9, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an (C04) tổ chức họp báo thông tin kết quả đấu tranh chuyên án triệt phá đường dây sản xuất trái phép chất ma túy, do nhóm người Trung Quốc cầm đầu hoạt động tại tỉnh Kon Tum.
Trung tướng Phạm Văn Các, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy cho biết, trước diễn biến thay đổi của tình hình tội phạm ma túy, ngay từ cuối năm 2018, lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo Cục C04 tập trung phối hợp thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, chủ động nắm chắc tình hình, rà soát đối tượng, kịp thời phát hiện, đấu tranh, triệt phá các đường dây mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy ở trong nước.
Trung tướng Phạm Văn Các, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an.
Thông qua kênh hợp tác trong phòng, chống ma túy với Bộ Công an Trung Quốc, đầu năm 2019, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy nhận được thông tin một số người quốc tịch Trung Quốc cấu kết với nhóm người Việt gốc Hoa ở trong nước chuẩn bị vận chuyển lô máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất ma túy tổng hợp tại Việt Nam.
Sau 8 tháng áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, với hàng trăm lượt cán bộ, chiến sỹ tham gia ở nhiều tỉnh, thành phố, ban chuyên án đã thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ phạm tội, sau đó báo cáo lãnh đạo Bộ Công an cho phá án.
Khoảng 6h00 ngày 6/8, tại khu Làng nghề (thị trấn Đắk Hà, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum), gần 100 cán bộ, chiến sỹ thuộc các lực lượng đồng loạt đột kích vào nhà xưởng của Công ty TNHH xuất, nhập khẩu Đồng An Viên.
Tại đây, Ban chuyên án khống chế, bắt quả tang 7 kẻ đều là người Trung Quốc đang có hành vi sản xuất trái phép chất ma túy.
Video đang HOT
“Lực lượng chức năng đã bắt giữ được Thái Tự Lực và Tống Kiến Hoàng, quốc tịch Trung Quốc là đối tượng chủ mưu cầm đầu. Trong đó, Thái Tự Lực là đối tượng có tiền án chung thân về tội sản xuất trái phép chất ma túy tại Trung Quốc, mới được ra tù.
Còn Tổng Kiến Hoàng là người có trình độ và có kinh nghiệm trong sản xuất ma túy tổng hợp. Các đối tượng còn lại có nhiệm vụ vận hành máy móc, thiết bị”, Trung tướng Các nói và cho biết những kẻ này nhập cảnh sang Việt Nam bằng đường sông.
Tại hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ 140 lít dung dịch dạng sệt, qua giám định nhanh có thành phần Methamphetamine (ma túy đá). Trên 13 tấn hóa chất, tiền chất các loại được đựng trong các thùng phuy, can nhựa, thùng nhựa, chai, lọ thủy tinh, bao giấy… phục vụ sản xuất trái phép chất ma túy.
Khoảng 20 tấn máy móc, thiết bị, dụng cụ được lắp đặt thành dây chuyền đang sản xuất trái phép chất ma túy (hệ thống bình phản ứng, máy gia nhiệt, máy li tâm, máy sấy khô…).
Với lượng hóa chất, tiền chất nêu trên, nếu sản xuất trót lọt, ước tính các đối tượng sẽ sản xuất 1 tấn ma túy tổng hợp dạng “đá”.
MẠNH ĐOÀN
Theo VTC
Chủ công ty cho nhóm người Trung Quốc thuê xưởng để sản xuất ma túy nói gì?
Nhóm người Trung Quốc nói với vợ chồng chủ Công ty Đông An Viên thuê xưởng để mơ cơ sơ chê tac van ép rồi âm thầm lập phòng thí nghiệm sản xuất ma túy.
Ngày 11/9, PV VTC News có mặt tại Công ty TNHH xuât nhâp khâu Đông An Viên (thị trấn Đắk Hà, huyện Đắk Hà, Kon Tum) - nơi nhóm người Trung Quốc thuê lại để mở công xưởng sản xuất ma túy.
Theo ghi nhận của PV, tại khu xưởng chê biên gô cua Công ty Đông An Viên có rất nhiều thung đưng cac dung cu băng thuy tinh trong suôt đê điêu chê hoa chât thanh ma tuy. Ở một góc xưởng, có rât nhiêu thùng đựng hoa chât đăc quanh mau trăng, nâu.
Nhiều dung cu băng thuy tinh trong suôt đê điêu chê hoa chât thanh ma tuy tại Công ty Đồng An Viên.
Tại thời điểm PV có mặt, vợ của ông Trân Ngoc An (người đại diện của Công ty TNHH xuât nhâp khâu Đông An Viên) cho biết, cách đó mấy tháng, trong môt chuyên lam ăn ơ Lao, ba quen môt ngươi Viêt Nam chuyên phiên dich cho cac doanh nghiêp ngươi Trung Quôc.
Đến tháng 7/2019, có 4-5 người Trung Quốc thông qua người phiên dịch yêu cầu gặp vợ chồng bà để hợp tác làm ăn.
" Sau khi họ nói chuyện hợp tác làm ăn, vợ chồng tôi đồng ý và những người này tiếp tục đi khảo sát. Họ còn nói, khu vực này vùng nguyên liêu va thây nơi đây mơ cơ sơ chê tac van ep, phân hưu cơ rât tôt", người phụ nữ này kể.
Nhiều vật dụng sản xuất ma túy còn lại tại khu vực xưởng cho người Trung Quốc thuê lại.
Người phụ nữ này nói thêm, sau khi khảo sát xong, nhóm người Trung Quốc yêu cầu vợ chồng bà cho mượn công ty lập phòng thí nghiệm đê pha chê hoa chât sây, ep gô va se trưc tiêp lam viêc tai xương.
Đến giữa tháng 7, vợ chồng bà thấy nhóm người Trung Quốc dung xe ô tô chơ rât nhiêu may moc, thiêt bi đên xương va lăp đăt.
" Nhóm người Trung Quốc đưa máy móc thiết bị đến công ty. Đến nửa tháng sau thì công an ập vào bắt va noi nhom nay đa điêu chê ma tuy đươc 4-5 đêm. Sau khi ập bắt, công an tịch thu toan bô giây tơ, tich thu nhiêu tang vât tai xương nay. Tuy nhiên, một sô dung cu con lai, công an noi se tich thu sau, yêu câu gia đinh bao quan cân thân không đê mât", vợ của ông chủ công ty Đồng An Viên nói.
Một người dân sống gần Công ty Xuất nhập khẩu Đồng An Viên cho hay: "Công ty này trước là cơ sở chế biến gỗ nằm trong làng nghề truyền thống huyện Đắk Hà. Sau đó, nguồn gỗ cạn kiệt nên họ sang nhượng cho một người khác làm chủ".
Người này cũng cho biết, chủ mới cho nhân viên dựng tôn che kín xung quanh nhà máy, người dân gần đó không ra vào được. Hàng hóa ra vào kho đều được chở bằng loại xe 4 chân, mang biển số 51 (biển số xe ở TP.HCM). Cổng công ty luôn đóng chặt, chỉ mở khi có xe ra vào.
Như VTC News đã đưa tin, ngày 6/8, tại thị trấn Đắk Hà, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum, Cục CSĐT tội phạm về ma túy chủ trì phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ công an cùng công an các tỉnh như: Kon Tum, Bình Dương, Bình Định, Ninh Thuận, TP.HCM và Đoàn 3, Cục phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ tư lệnh Biên phòng, Vụ kiểm sát điều tra án ma túy bắt 7 nghi can mang quốc tịch Trung Quốc có hành vi sản xuất ma túy.
Tại hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ hàng trăm lít dung dịch ma túy tổng hợp, khoảng 13 tấn hóa chấy, tiền chất và 20 tấn máy móc, thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc sản xuất ma túy.
Được biết, Công ty xuất nhập khẩu Đồng An Viên hoạt động từ tháng 7/2013 về lĩnh vực bán buôn vật liệu, thiết bị xây dựng.
Xưởng do ông Trần Ngọc An làm chủ, nhưng lại được người Trung Quốc thuê để tập kết vật chất tiền ma túy, máy móc hóa nghiệm, dụng cụ tinh chiết chất ma túy phục vụ sản xuất ma túy.
THANH HẢI
Theo VTC
Vụ phá xưởng sản xuất ma túy lớn: Bị "qua mặt" vì không có ban quản lý? Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, Làng nghề truyền thống - tiểu thủ công nghiệp huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum hoạt động từ năm 2008, có hàng chục cơ sở sản xuất nhưng không có ban quản lý. Có thể các đối tượng người Trung Quốc đã lợi dụng sơ hở này để tổ chức sản xuất ma túy quy mô...