Tên tội phạm khét tiếng nhất nước Mỹ (Kỳ 8)
Khó khăn trong việc lẩn trốn cảnh sát, Johnnie Dillinger trả tới 5.000 đôla Mỹ cho phẫu thuật thẩm mỹ.
Johnnie và diện mạo mới
Trong thời gian về thăm nhà, Johnnie đã liên hệ với Van Meter và những tên khác trong băng nhóm để tiếp tục công việc của mình.
Ngày 12/4, chúng đột nhập đồn cảnh sát Warsaw, Indiana lấy đi 2 khẩu súng lục, 4 áo chống đạn.
Trong một tuần từ 13/4 đến 20/4, băng nhóm Dillinger xuất hiện ở rất nhiều nơi, từ Pittsburgh, Pennsylvania, South Bend, Elkhart và Fort Wayne, Indiana, tới Niles, Michigan. Sau đó rời Chicago trên 3 chiếc xe, hướng tới miền Bắc Winconsin.
Trong cuộc trốn chạy đó, Hamilton, một thành viên chủ chốt của băng nhóm đã bị thương nặng. Hamilton chết sau vài ngày. Hiện nay có rất nhiều giả thiết liên quan đến cái chết của Hamilton.
Theo một nguồn tin cậy, cuối tháng 4, sau khi chôn cất Hamilton, Johnnie và Van Meter đã quay trở lại Chicago trên một chiếc xe tải màu đỏ. Trong thời gian quay trở lại, chúng kết nạp thêm Tommy Carroll vào băng nhóm của mình.
Bọn chúng sống tạm thời trên chiếc xe tải vài tuần cho đến khi luật sư riêng của Johnnie, Piquette tìm được một ngôi nhà an toàn.
Khó khăn trong việc lẩn trốn cảnh sát, để tránh bị phát hiện, Johnnie nghĩ tới việc phẫu thuật thẩm mỹ. Một bác sĩ giỏi người Đức tên là Wilhelm Loeser, từng chịu án tù 3 năm vì liên quan đến ma túy được luật sư Piquette trực tiếp lựa chọn làm công việc này. Người trợ lý cho cuộc phẫu thuật là tiến sĩ Harold Bernard Cassidy.
Johnnie đồng ý trả tận 5 nghìn đôla Mỹ cho cuộc phẫu thuật này. Harold Cassidy sẽ nhận 600 đôla, và số tiền còn lại chia đều cho Loeser, Piquette và OLeary, một thân cận của Johnnie, người hỗ trợ trực tiếp luật sư Piquette.
Cuộc phẫu thuật làm biến mất 3 nốt ruồi trên trán, xóa vết sẹo trên môi, thu gon cằm và chỉnh sửa mũi.
Johnnie rất hài lòng về cuộc phẫu thuật mà hắn suýt trả giá bằng tính mạng. Sau đó hắn nhuộm tóc đen, bắt đầu để ria mép và đeo kính.
Ngày 7/6, cảnh sát thông báo cái chết của Tommy Carroll, thành viên mới của băng nhóm. Điều này khiến Johnnie và Van Meter vô cùng buồn bã. Chúng cảm thấy điều gì đó bất ổn đang tới.
Ngày 30/6, những thành viên còn lại của băng nhóm Dillinger tiếp tục hành động. Mục tiêu là ngân hàng Quốc gia ở phía Nam thành phố Bend, Indiana. Đây là phi vụ cuối cùng và là phi vụ đẫm máu nhất trong cuộc đời của Johnnie cùng băng nhóm của mình.
Nelson bắn trọng thương hai người đi đường khi đọ súng với cảnh sát. Tên bảo vệ ngân hàng bị Van Mater cứa cổ khi ngắn hắn chạy thoát. Bản thân Van Meter cũng bị một phát súng chí mạng.
Johnnie và những tên khác rời khỏi ngân hàng an toàn cùng với con tin.
Video đang HOT
Cả băng nhóm may mắn thoát chết, chạy về nơi ẩn náu tại một ngôi nhà bên ngoài thành phố. Số tiền cướp được trong vụ này là 4.800 đôla Mỹ.
Bị một viên đạn “vô tình” găm vào trán, Van Meter may mắn thoát chết những bị thương khá nặng. Một bác sĩ thú ý đã phải cấp cứu cho hắn trước khi Tiến sĩ Cassidy tới.
Sau khi phục hồi vết thương, ngày 4/7, Johnnie và Van Meter lặng lẽ rời khỏi ngôi nhà mà không thông báo cho luật sư Piquette.
Lệnh truy nã Johnnie Dillinger được dán khắp nơi tại nhiều bang, số tiền thưởng lên tới 15 nghìn đôla Mỹ.
Anna Sage, người tình cuối cùng của John Dillinger
Anna Sage – Quý bà trong chiếc đầm đỏ
Trong thời gian hồi phục sau cuộc thẩm mỹ giá 5 nghìn đôla. Johnnie tự tin với diện mạo mới của mình, hắn không còn lo ngại nhiều về sự truy đuổi của cảnh sát và bắt đầu mạo hiểm xuất hiện trước đám đông.
Johnnie tới Wrigley Field chơi bóng chày, tham gia các hội chợ ở Chicago, tới các rạp chiếu phim và tìm đến các hộp đêm, thậm chí quan hệ gắn bó với một số gái mại dâm. Một trong số đó là Anna Sage. Người phụ nữ với cái tên rất cuốn hút “Quý bà trong chiếc đầm đỏ”.
Anna Sage sinh năm 1889 tại một ngôi làng nhỏ ở Rumania. Sau khi kết hôn, cô chuyển đến Mỹ vào năm 1909, định cư ở khu phố Slovenia, phía Đông Chicago, Indiana. Hai năm sau đó, Sage li dị chồng và bắt đầu các hoạt động mại dâm, làm chủ một cơ sở mại dâm lớn tên là Bill Subotichs.
Năm 1923, Sage tiếp tục mở cơ sơ kinh doanh thứ 2, dưới tên gọi “Khách sạn Kostur” ở Gary, Indiana và trở nên nổi tiếng.trong làng “giải trí đen” .
Johnnie bị thu hút bởi Anna Sage và thường xuyên lui tới căn hộ của cô như nhà của mình. Trong ngôi nhà của Anna Sage, có hẳn một chiếc ghế dành riêng cho Johnnie mỗi khi hắn tới đây thư giãn. Vậy nên khi bị truy nã, và những ngày cuối cùng trước khi bị cảnh sát hạ gục, Johnnie vẫn qua lại với Sage.
Thời gian tới Chicago làm ăn, Anna Sage quen và hay đi lại với Martin Zarkovich, một sĩ quan cảnh sát tại phòng cảnh sát phía Dông Chicago. Mối quan hệ đặc biệt này giúp cho Sage rất nhiều trong việc làm ăn của mình.
Chính cặp đôi Ana Sage và Martin Zarkovich này đóng một vai trò quan trọng trong sự “sụp đổ” của John Dillinger bên ngoài Nhà hát Biograph ngày 22/7/1934.
Theo khampha
Tội ác chấn động của kẻ chậm phát triển (Kỳ 3)
Debra Brown thú nhận những tội ác man rợ trong cuộc phiêu lưu bạo lực khắp các vùng Trung Tây cùng với Alton Coleman.
Cặp đôi máu lạnh sa lưới
Một thời gian sau khi gây ra vụ giết người ở đền Virginia và giết Eugene Scott, 77 tuổi, Coleman và Brown quay trở lại Waukegan. Những tội ác của chúng nổi tiếng khắp cả nước. Cái tên Colemam đã được bổ sung vào danh sách 10 tên tội phạm truy nã đặc biệt của FBI, bên cạnh những cái tên khét tiếng khác thời gain đó.
Sau những tội ác Coleman gấy ra, gia đình Coleman bị cô lập, chỉ còn lại một vài người bạn. Nên ngay khi nhìn thấy Coleman và Brown đi bộ ở Evanston, Illinois, họ đã thông báo cho cảnh sát.
Cảnh sát tiến hành xác minh và biết chắc Coleman đang ở Evanston, Illinois, và cặp đôi này đang thuê một căn hộ tại Evanston. Nhưng cảnh sát rất thận trọng trong việc đưa ra lệnh bắt giữ.
Sáng ngày 20/7/1984, Coleman và Brown đang xem một trận bóng rổ tại công viên Mason, khu phía Tây Evanston, cảnh sát bất ngờ ập tới.
Nhìn thấy cảnh sát, Coleman lạnh lùng đi về phía họ, hắn mặc chiếc áo sơ mi màu tàn thuốc, dáng ôm, mái tóc cắt ngắn, không như mái tóc dài xoăn trong bức ảnh truy nã.
Hắn lịch sự nói với cảnh sát khi họ chặn hắn lại, và nói rằng họ đã nhầm người. Hắn khai một cái tên khác, và chủ động giới thiệu Brown là Denise Johnson.
Brown mang theo một khẩu súng đã nạp sẵn đạn. Coleman giấu một con dao trong giày. Chúng không dùng vũ khí để chống cự khi bị cảnh sát bắt giữ.
11 người tại đó đã xác nhận chúng chính là hai tên bị truy nã họ nhìn thấy trên truyền hình. Việc bắt giữ diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.
Mặc dù có một vài lỗ hổng trong quá trình điều tra, nhưng rõ ràng cảnh sát Evanston mong muốn bắt giữ hai tên này tại địa bàn thành phố.
Người dân thật sự vui mừng khi thông tin hai tên tội phạm man rợ này bị bắt giữ được đưa lên truyền hình.
Theo người dân tại Evanston và nhân viên FBI, khi bị bắt, trông Coleman vô cùng mệt mỏi, có vẻ ốm. Họ đoán hai tên tội phạm man rợ này đã mệt mỏi trong quá trình chạy trốn khắp các bang.
Cảnh sát và các nhân viên tư pháp có cùng câu hỏi, liệu Coleman thực hiện hành vi giết người một cách vô thức hay không khi hắn ta không lo lắng về việc để lại dấu vân tay tại hiện trường.
Những dấu vân tay đã được cảnh sát đưa ra làm bằng chứng khi Coleman luôn chống đối lại với cảnh sát rằng họ đã bắt nhầm người. Dấu vân tay của Coleman được tìm thấy ở hiên trường hầu hết các vụ án ở Wisconsin, Illinois, Indiana, Ohio, Michigan và Kentucky.
Dấu vân tay trong hồ sơ của FBI cung cấp đều khẳng định nghi can trong các vụ án là Coleman và Brown.
Debra Brown, ảnh năm 1991
Lời thú tội của Brown
Trong khi Coleman và Brown bị giam giữ, nhiều vấn đề được đặt ra cho quá trình truy tố về những tội ác chúng gây nên. Các công tố viên cho rằng nên xét xử chúng về những vụ án chúng gây ra tại những bang mà án tử hình được áp dụng sau đó mới đến xét xử các vụ án tai bang Michigan và Wisconsin.
Cặp đôi này được tách ra để lấy lời khai. Brown, người phụ nữ duy nhất trong danh sách 10 tên bị truy nã của FBI đã được luật sư thông báo rõ quyền được giữ im lặng nên khi bị thẩm vấn, Brown luôn giữ im lặng và yêu cầu được nói chuyện với luật sư của mình.
Tại trụ sở cảnh sát Evanston, mặc dù Brown đã im lặng, nhân viên FBI vẫn đặt ra rất nhiều câu hỏi cho Brown, nhằm tìm kiếm thêm những manh mối trong thẩm quyền cho phép đối với Brown.
Trong quá trình chuyển vụ án về tóa án liêng bang, Brown luôn giữ im lặng và từ chố kí vào bất kì giấy tờ nào. Brown đã làm như vậy, nhưng sau đó cô không thể im lặng mãi khi các nhân viên điều tra liên tục hỏi. Brown đồng ý khai nhưng khi nhân viên điều tra nói rằng Brown có thể dùng lại nêu muốn.
Hai tiếng rưỡi sau đó, Brown đã thú nhận việc gây ra nhiều tội ác trong thời gian ngắn, trong cuộc phiêu lưu bạo lực khắp các vùng Trung Tây cùng với Coleman. Sau lời khai đó, cô lại im lặng và đòi gặp luật sư của mình.
Trong quá trình xét xử, Luật sư của Brown đã bác bỏ những lời khai mà cảnh sát thu được từ phía Brown với lý do họ vị phạm quyền lợi của bị cáo, liên tục thẩm vấn khi bị cáo đã yêu cầu gặp luật sư.
Tòa đã đồng ý với những bác bỏ của luật sư.
Tuy nhiên, lời thú tội của Brown với chính quyền liên bang ở Chicago đã được sử dụng trong phiên tòa.
Brown bị kết án tử hình khi gây ra cái chết bi thương của Tamika Turks ở Gary và cái chết của Cincinnati. Án được thi hành tại Indiana.
7 năm sau, tháng 1/1991, Thống đốc bang Ohio giảm án tử hình cho Brown với lý do Brown có dấu hiệu của người chậm phát triển và bị chi phối bởi Coleman. Tuy nhiên, tòa án bang Indiana không tán thành quyết định giảm án đó.
Gần 7 tháng sau đó, tháng 8/1991, Tòa án Indiana kết luận lai rằng tòa sơ thẩm đã đúng khi sử dụng lời khai của bị cáo làm bằng chứng. Bản án tử hình vẫn được tuyên.
Họ cho rằng, mặc được thông báo về quyên được im lặng của mình trước đó và đã yêu cầu gặp luật sư, nhưng Brown vẫn "tình nguyện" khai nhận tội.
Luật sư bào chữa cho Brown đã thực sự nổi giận trước tòa vì kết luận trên của thẩm phán.
Debra Brown đã chịu án tại bang Ohio.
Theo Khampha
Tội ác chấn động của kẻ chậm phát triển (Kỳ 2) Coleman, kẻ giết người hàng loạt không theo cách thức và đối tượng cụ thể, đơn giản nạn nhân là người hắn gặp lúc đó. Alton Coleman Nạn nhân và động cơ gây án 15 năm sau khi Coleman và Brown bị bắt, người ta vẫn băn khoăn liệu có bí mật gì đằng sau những hành vi phạm tội của chúng. Cảnh...